Harry bị dân Mỹ yêu cầu quay về Anh
Harry bị người dùng mạng xã hội chỉ trích sau khi bình luận rằng điều khoản bảo vệ quyền tự do trong hiến pháp của Mỹ là “điên rồ”.
“Tôi có rất nhiều điều muốn nói về Tu chính án Thứ nhất của Mỹ. Tôi vẫn chưa hiểu được, nhưng nó thật điên rồ”, Harry, người đang sống tại bang California, Mỹ, cho biết trong một chương trình podcast hôm 13/5.
Tu chính án thứ nhất trong hiến pháp Mỹ giúp bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và kiến nghị. Bình luận của Harry khiến nhiều người Mỹ tức giận và đặt câu hỏi rằng tại sao anh lại đến sống ở nước này, trong khi không tiếp nhận và tôn trọng hiến pháp quốc gia.
Harry tại Cung điện Buckingham ở London, Anh, hồi tháng 1/2020. Ảnh: AP .
“Vâng, chúng tôi biết tại sao anh ta không hiểu Tu chính án thứ nhất, bởi gia đình anh ta là lý do nó tồn tại”, một người dùng mạng xã hội nêu ý kiến. Một người khác khuyên Harry nên “học về lịch sử nước Mỹ”, chỉ ra rằng Cách mạng Mỹ đã diễn ra nhằm giúp họ “thoát khỏi người Anh và có được tự do”.
Video đang HOT
Nhiều người khác thậm chí kêu gọi Harry “hãy trở về Anh”. “Về nhà đi! Chúng tôi đã chiến đấu để thoát khỏi Hoàng gia Anh. Cậu không cần hiểu bất cứ điều gì chúng tôi làm. Tạm biệt”, tài khoản Diane trên Twitter cho biết.
Người dùng có tên Odysseus tỏ ra đồng tình khi viết rằng “nếu có vấn đề gì với hiến pháp, Harry có thể trở về Anh”. “Nếu không thích hiến pháp của chúng tôi, cậu rời đi lúc nào cũng được. Xin hãy tìm một quốc gia mà cậu không phải đối mặt với mấy quyền lợi điên rồ đó”, tài khoản khác tên oldflatulence nêu quan điểm.
Hạ nghị sĩ bang Texas Dan Crenshaw cũng lên tiếng sau phát ngôn của Harry. “Tôi vừa tăng gấp đôi quy mô bữa tiệc mừng ngày Độc lập của mình”, nghị sĩ Cộng hòa mỉa mai.
Cũng trong chương trình hôm 13/5, Harry đã chỉ trích người dẫn Joe Rogan phát ngôn thiếu suy nghĩ, sau khi Rogan lập luận rằng những người trẻ tuổi và khỏe mạnh không cần tiêm vaccine Covid-19.
“Trong thế giới ngày nay, với việc tin giả trở thành đặc thù, mọi người phải cẩn thận với những lời mình nói ra”, Harry cho biết, nói thêm rằng những người nổi tiếng như Rogan chỉ nên “tránh xa ra” và đừng nói gì nếu không có bất cứ phát ngôn hữu ích nào.
Harry và vợ Meghan gây nhiều tranh cãi kể từ khi rời bỏ Hoàng gia Anh, chuyển đến sống tại California và ký những hợp đồng trị giá hàng triệu USD với Netflix và Spotify. Đặc biệt, cuộc phỏng vấn trên kênh CBS hôm 7/3 với người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey, tiết lộ một số chuyện nội bộ trong Hoàng gia Anh, đã khiến Harry và Meghan hứng chỉ trích dữ dội.
Doanh nghiệp nước ngoài tại Myanmar lên án đảo chính
Gần 50 công ty quốc tế đã ký tuyên bố bày tỏ lo ngại về đảo chính quân sự tại Myanmar.
"Với tư cách là nhà đầu tư, chúng tôi 'chia sẻ không gian sống' với người dân Myanmar, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự, trong đó tất cả đều được hưởng lợi từ việc tôn trọng nhân quyền, dân chủ và các quyền tự do cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận và lập hội nhóm, cũng như luật pháp", trích tài liệu công bố hôm 5/5 của Trung tâm Myanmar về Trách nhiệm Kinh doanh (MCRB), tổ chức ủng hộ nhân quyền trong doanh có trụ sở tại Yangon.
Người biểu tình Myanmar tại Yangon hôm 5/3. Ảnh: AFP
MCRB bắt đầu thu thập chữ ký hồi tháng 2 nhưng có rất ít công ty tham gia. Sau khi 18 người biểu tình chết vào tuần trước, chính phủ và các doanh nghiệp nước ngoài mới bỏ qua lưỡng lự ban đầu để lên tiếng phản đối.
Nishimura & Asahi, một trong 4 công ty luật lớn của Nhật, là công ty mới nhất ký vào tuyên bố của MCRB hôm 5/3. Cùng ngày, các phòng thương mại nước ngoài ở Yangon đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu, đã đưa ra tuyên bố chung rằng họ sẽ không gặp chính quyền quân sự bất chấp lời mời hội đàm từ các quan chức quân đội.
Mỹ và Anh, hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như Canada, đã áp lệnh trừng phạt một số quan chức quân đội Myanmar. Trong tuyên bố của MCRB, 49 công ty cam kết tuân thủ các biện pháp trừng phạt và thẩm định về nhân quyền cũng như minh bạch trong kinh doanh.
Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh áp lực lên các doanh nghiệp nước ngoài ở Myanmar gia tăng. Ngân hàng trung ương Na Uy hôm 3/3 cho biết sẽ đặt tập đoàn giải khát Nhật Bản Kirin dưới sự giám sát vì liên doanh với một công ty do quân đội Myanmar kiểm soát.
Ngoài Coca-Cola, Facebook, H&M, Heineken, Nestle và Unilever, những công ty khác ký vào tuyên bố của MCRB còn có Adidas, Carlsberg, L'Oreal, Maersk, Metro và Total.
"Chúng tôi ra tuyên bố để chứng tỏ công ty chia sẻ không gian sống với các nhà bảo vệ nhân quyền và nhà báo. Nếu không gian này bị đóng lại, hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng", Vicky Bowman, giám đốc MCRB, cựu đại sứ Anh ở Myanmar, nói.
MCRB thành lập năm 2013 theo sáng kiến của Viện Nhân quyền và Kinh doanh. Tổ chức phi chính phủ này có quyền tham vấn đặc biệt với Liên Hợp Quốc và Viện Nhân quyền Đan Mạch.
Myanmar rơi vào bất ổn kể từ khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao hôm 1/2, với lý do cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 của họ không được chính quyền dân sự giải quyết. Động thái này đã châm ngòi phong trào biểu tình quy mô lớn, lan rộng khắp cả nước, với hàng trăm nghìn người đổ xuống đường mỗi ngày đòi trả tự do cho bà Suu Kyi.
Theo giới chuyên gia, bất chấp sức ép từ làn sóng biểu tình, hay áp lực và các lệnh trừng phạt quốc tế, chính quyền quân sự chưa chắc sẽ nhượng bộ và chấp nhận giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, nếu không có cuộc đàm phán nào được sắp xếp, Myanmar có khả năng sẽ chìm trong cuộc xung đột lâu dài và bạo lực.
Vệ binh Quốc gia Mỹ có thể gác thủ đô thêm hai tháng Lầu Năm Góc đang xem xét yêu cầu từ cảnh sát quốc hội về việc kéo dài thời gian triển vệ binh quốc gia ở Washington đến tháng 5. Cảnh sát quốc hội Mỹ hôm 4/3 đưa ra yêu cầu kéo dài thời gian triển khai khoảng 5.000 vệ binh quốc gia tại thủ đô sau khi cơ quan này thông báo phát...