Harmony OS không phải kế hoạch dự phòng mà là chiến lược của Huawei
Hệ điều hành mới của Huawei khiến nó trở thành một trong những công ty duy nhất bên cạnh Samsung, có khả năng tạo ra một hệ sinh thái độc lập như Apple.
Sau khi lệnh cấm sử dụng hệ điều hành Android có hiệu lực, Huawei đã tiết lộ kế hoạch dự phòng của mình. Nhưng những gì được dự đoán là kế hoạch B lại là bước tiếp theo trong chiến lược tăng trưởng của Huawei.
Đầu tiên, Huawei đã lên kế hoạch về hệ điều hành mới của riêng mình hơn hai năm nay, vì vậy nó không thực sự liên quan đến lệnh cấm thương mại của Hoa Kỳ khiến Google chặn quyền truy cập của Huawei vào Android.
Tiếp theo, Harmony OS không chỉ là một hệ điều hành dành riêng cho điện thoại. Trên thực tế, Huawei nhấn mạnh rằng nó hoạt động trên nhiều thiết bị và là một hệ điều hành dành cho IoT. Điều đó có nghĩa Harmony OS mang khả năng hoạt động đa nền tảng và đưa người tiêu dùng vào một hệ sinh thái của các thiết bị Huawei. Đó cũng là cách Apple giữ khách hàng trong hệ sinh thái với khả năng tương tác giữa MacOS, iOS và bây giờ là iPadOS.
Tất cả đều khả thi nếu tính đến quy mô của Huawei. Không giống như hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh từ Trung Quốc, đây không phải là công ty chỉ bán điện thoại. Huawei có một danh mục bằng sáng chế khổng lồ trong kho của mình và đây là một trong những công ty viễn thông lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới. Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu Dell’Oro Group, Huawei đã chiếm 28% thị phần trong thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu trong quý 3/2018.
Hơn nữa, công ty cũng sở hữu nhà sản xuất chip HiSilicon và thường xuyên tung ra các sản phẩm trên chipset thương hiệu Kirin thay vì chipset Snapdragon phổ biến của Qualcomm. Huawei thậm chí còn có chipset Kirin 980 7nm, ngang hàng với Qualcomm và Samsung, theo như công nghệ chipset hiện nay.
Video đang HOT
Và tất cả những điều này làm cho Huawei trở thành một trong những công ty duy nhất bên cạnh Samsung, về mặt lý thuyết có khả năng tạo ra một hệ sinh thái độc lập như Apple. Công ty hiện có hệ điều hành riêng, bộ xử lý và ứng dụng riêng được thiết kế cho các hệ thống này. Điều duy nhất còn thiếu là các thiết bị chạy trên các hệ thống này.
Hệ sinh thái độc lập đã là chìa khóa vận hành cho Apple trong những năm qua. Công ty vẫn giữ được sự vượt trội về hiệu năng so với Android trong nhiều năm nhờ vào sự đồng nhất trong các thiết bị của mình. Trên thực tế, bộ vi xử lý điện thoại thông minh của Apple vẫn đứng trước các thiết bị Android khi kiểm tra điểm chuẩn.
Gã khổng lồ Hàn Quốc Samsung cũng có hệ điều hành riêng mang tên Tizen, và theo một báo cáo gần đây của Strategy Analytics, Samsung đã tạo ra hệ sinh thái TV thông minh hàng đầu trên thế giới. Tizen chạy trên TV thông minh và đồng hồ thông minh của Samsung, nhưng lại thất bại thảm hại trên các điện thoại Android như Samsung Z1, Z3,…
Lý do chính cho sự thất bại này là do thiếu hỗ trợ ứng dụng Android, mà Giám đốc điều hành Huawei, Richard Yu xác nhận là trường hợp của Harmony OS. Và cũng giống như Yu, Samsung đã tuyên bố rằng rất dễ dàng chuyển các ứng dụng Android sang Tizen. Không may là điều này lại không thực hiện được.
Tuy nhiên, trong khi Samsung chỉ mới bắt đầu với Tizen, Huawei đã có một thị phần khá trên toàn thế giới và một sân nhà mạnh mẽ. Theo số liệu từ Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), Huawei đã xuất xưởng 36,3 triệu điện thoại thông minh tại Trung Quốc trong quý II, công ty thành công nhất ở thị trường Trung Quốc và Châu Âu.
Các nhà phân tích cho rằng đây có thể là điểm khác biệt chính giữa nỗ lực của Huawei và nỗ lực của Samsung với Tizen. Bởi thị trường nhà của Huawei là rất lớn, Huawei có thể học hỏi từ thị trường Trung Quốc trước khi đưa hệ điều hành ra toàn cầu.
Về cơ bản, cơ sở khách hàng mạnh mẽ của Huawei ở Trung Quốc có thể thuyết phục rất nhiều nhà phát triển xây dựng ứng dụng cho Harmony OS, từ đó mang lại cho Harmony OS cửa hàng ứng dụng mạnh mẽ mà bất kỳ hệ điều hành nào cũng cần để thành công. Huawei có thể sử dụng điều này để thuyết phục người mua điện thoại thông minh ở các thị trường khác.
Tóm lại, thật dễ dàng để gọi Harmony OS là kế hoạch B nhưng đây lại là bước tiếp theo trong chiến lược tăng trưởng của Huawei. Công ty không chỉ muốn ngăn sự thống trị của Google trên Android, họ muốn đảm bảo rằng sẽ có nhiều khách hàng hơn dựa vào hệ sinh thái của riêng mình và Harmony OS là cách để thực hiện điều đó.
Theo ICTNews
Harmony OS 2.0 sẽ ra mắt vào năm tới và sử dụng vi hạt nhân tự phát triển
Tại Hội nghị các nhà phát triển Huawei 2019 được tổ chức vào ngày hôm qua, Huawei đã ra mắt HarmonyOS - một hệ điều hành phân tán, dựa trên vi hạt nhân mới được thiết kế để mang lại một trải nghiệm người dùng gắn kết trên tất cả các thiết bị và kịch bản.
CEO của Huawei - ông Richard Yu cho biết Harmony OS sẽ tạo ra một cuộc cách mạng và là một phần trong hệ sinh thái của Huawei. Để làm được điều đó thì hãng sẽ tích hợp Harmony OS lên gần như tất cả các thiết bị thông minh như TV, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, xe thông minh... và chắc chắn cả điện thoại nữa.
Theo trang Gizchina, ngoài giới thiệu những tính năng mới về Harmony OS, Huawei cũng đã công bố lộ trình tiến hóa cho hệ điều hành mới của hãng và hạt nhân của nó. Theo đó, năm 2019 Harmony OS 1.0 đã được phát hành. Dựa trên kiến trúc nguồn mở, các mô-đun chính được tự phát triển và sử dụng trên màn hình thông minh.
Vào năm 2020, Harmony OS 2.0 sẽ được phát hành và nó sẽ sử dụng kernel và khung ứng dụng tự phát triển. Điều này sẽ phù hợp hơn cho các sản phẩm như PC, đồng hồ, vòng đeo tay và xe hơi. Đến năm 2021, Harmony OS 3.0 sẽ được trình làng để hỗ trợ phối hợp phần mềm và phần cứng cho loa và tai nghe. Sau đó, hệ điều hành tự phát triển của Huawei sẽ được sử dụng trong các thiết bị như kính VR sau năm 2022.
Đối với các tính năng cốt lõi, Harmony OS có thể mang lại khả năng chia sẻ giữa các thiết bị đầu cuối cũng như mang lại trải nghiệm hợp tác tốt nhất. Nó dựa trên kiến trúc phân tán, cung cấp hiệu năng mượt mà, hỗ trợ bảo mật hạt nhân và chia sẻ hệ sinh thái với nhau.
Theo Yu Chengdong, hệ điều hành Android được phát triển với hơn 100 triệu dòng code, và kernel là hơn 20 dòng. Tuy nhiên, mã được sử dụng bởi người dùng phổ thông là ít hơn 8%. Vì vậy, sự dư thừa tổng thể là không cần thiết. Trong kỷ nguyên IoT, điều này không cần thiết cũng không bắt buộc.
Do đó, ông đã đề xuất khái niệm "microkernel", đây cũng là một trong những đặc điểm chính của Harmony OS. Không giống như 'macro-kernel', micro-kernel sẽ cho phép hệ điều hành hoạt động trên nhiều phần cứng khác nhau và chia sẻ thông qua một kiến trúc phân tán nhằm nâng cao hiệu quả.
Điều đó có nghĩa là dù có mục đích sử dụng khác nhau nhưng nhân kernel lại có thể dùng chung cho cấu trúc của điện thoại và các thiết bị trên xe hơi. Tất cả những gì cần làm chỉ là phát triển giao diện, các chức năng khác nhau để hệ sinh thái phần mềm tốt hơn.
Theo FPT Shop
Hệ điều hành mới của Huawei có 'đủ trình' khiến người dùng bỏ rơi Android của Google Huawei dự kiến sẽ tiết lộ thêm chi tiết về hệ điều hành Hongmeng của mình trong cuộc hội nghị sắp diễn ra. Nhưng người dùng trên toàn thế giới có sẵn sàng từ bỏ Android, để chấp nhận một hệ điều hành thay thế chưa hề được kiểm chứng của Trung Quốc? Nếu Huawei làm được, liệu Google có nên lo lắng?...