Hari Won: ‘Mê cái gì là chơi tới hết mới thôi’
Sau “Hương đêm bay xa”, nữ ca sĩ – diễn viên Hari Won vừa chính thức tung ra sản phẩm thứ hai của mình: MV “Love you hate you”.
- Đã một năm kể từ “Hương đêm bay xa”, chị mới cho ra sản phẩm mới. Sao phải mất nhiều thời gian như thế?
- Love you hate you là ca khúc do anh Châu Đăng Khoa viết riêng cho tôi. Trong MV, các bạn sẽ thấy một Hari sôi nổi, cá tính và có những động tác vũ đạo thật đẹp mắt. Tôi sẽ hóa thành cô nhân viên văn phòng tất bật với công việc bỗng chốc quay ngược thời gian trở về quá khứ để làm một cô học sinh với những trò nghịch ngợm phá phách rất đáng yêu.
Điểm nhấn của MV này chính là chiếc xe hình con mèo hồng được chuẩn bị và trang trí riêng theo yêu cầu của tôi. Chiếc xe có tên là Hổ Miu Miu, đóng vai trò như cỗ máy thời gian, có thể đưa người ta quay về quá khứ, tìm đến những niềm vui tuổi thơ, tránh xa những áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống hiện tại.
Lúc nghe bài hát này lần đầu, tôi đã rất thích nên muốn đầu tư MV thật hoàn chỉnh, hoành tráng. Cả tôi và Châu Đăng Khoa đã tập trung và nỗ lực diễn xuất thật nhiều. Chỉ một hành động nhỏ như đi qua đi lại thôi cũng phải thực hiện nhiều lần đến khi đẹp và ưng mới thôi. Giai điệu của ca khúc này rất dễ nghe, dễ thuộc nên tôi nghĩ sẽ rất nhiều bạn khán giả thích.
Hari Won làm việc nhiều nên bị tắt tiếng.
- Hình như chị vẫn chưa hoàn thiện được nhược điểm phát âm không tròn chữ, phần hát và nhạc cũng không hòa hợp với nhau lắm trong MV này?
- Sự thật là vậy. Dù đầu tư rất nhiều và thích ca khúc này nhưng tôi vẫn chưa thấy hài lòng. Khi nhận lời góp ý như thế, với tư cách là một ca sĩ, tôi cảm thấy đó là điều thật đáng xấu hổ.
Tôi cũng rất buồn vì điều này. Lúc thu bài này, tôi bị tắt giọng đúng một tuần nên hát không thể ra lời mà ngày ra sản phẩm lại gần kề. Tôi chỉ cố gắng thu sao cho tốt nhất rồi tới đầu tháng 6 sẽ ra bản mp3 hoàn thiện hơn.
- Sau dự án này, chị muốn phát triển những bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình ra sao?
- Sau MV này, tôi sẽ ra thêm ba MV nữa và thêm một số dự án khác. Tôi muốn làm cái gì cũng phải có tâm. Tôi kiếm tiền bằng nghề ca hát thì cũng phải làm ra những sản phẩm chỉn chu nhất. Tiền không phải là tất cả. Đóng phim hay ca hát đều phải đặt tâm sức của mình vào nó. Tôi muốn khi khán giả nhớ đến Hari là nhớ đến một cô gái hết lòng và tận tâm với công việc mình theo đuổi.
Con đường này ngắn hay dài với tôi, tôi không thể nào biết được, nhưng sẽ làm việc nghiêm túc hết mức.
Video đang HOT
Cô chưa hài lòng với bản thu.
- Khi về Việt Nam, chị có nghĩ mình sẽ thành công như hôm nay?
- Lúc đó, tôi không nghĩ mình sẽ tham gia showbiz Việt. Tôi chỉ nghĩ chừng nào tốt nghiệp đại học thì sẽ kiếm công việc ổn định để làm, rồi khi nào tới tuổi thì lấy chồng, xong thì sinh con. Bản thân anh Đạt cũng không thích tôi vào showbiz đâu nhưng sau Cuộc đua kỳ thú thì nhiều khán giả yêu mến Hari quá nên theo luôn.
Tôi bỏ công việc bên Hàn Quốc quay về Việt Nam, anh Đạt là người tiếc nhất, nhưng anh động viên tôi cứ làm thử đi nếu không được thì thôi. Không ngờ làm thử lại nhận được sự ủng hộ của mọi người. Nghĩ lại, tôi thấy đây là một sự may mắn lớn. Tôi gặp và hợp tác với toàn các anh chị tài giỏi. Không phải tôi giỏi nên nổi mà nhiều người làm cùng giỏi đã hỗ trợ đẩy tôi tiến xa hơn.
- Vào showbiz, việc học của chị có ảnh hưởng gì không?
- Lúc tôi ký hợp đồng với quản lý của mình, tôi có yêu cầu là không được tạo ra scandal. Tôi không cần kiếm tiền bằng cách đó. Thứ hai, việc học là quan trọng nhất mới đến đi show. Việc học của tôi là dotôi chọn lựa và quyết tâm theo đuổi, tôi không thích kiểu đi học chỉ để có mặt đối phó với thầy cô giáo.
Cái gì xác định ngay từ đầu làm không được thì đừng có làm. Tôi nói với quản lý là phải ưu tiên việc học, lịch show mà trùng với lịch học là phải từ chối ngay. Từ trước đến nay, quản lý đã làm đúng như thỏa thuận. Thỉnh thoảng, bất đắc dĩ lắm, những hợp đồng quảng cáo lớn mới ép lòng xin nghỉ. Vào nghề một năm rưỡi rồi nhưng tôi chỉ xin nghỉ học đúng hai lần.
Tới tháng 6 là Hari học xong hết. Nhưng cần tín chỉ tiếng Anh và tin học nên phải tốn thêm chút thời gian nữa.
- Việc học và chạy show như thế có ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch kết hôn và sức khỏe của bạn?
- Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Từ trước giờ, tôi rất tham làm việc và tham học, anh Đạt hiểu điều đó và cảm thông cho tôi nhiều lắm. Hiện nay, tôi càng làm lại càng thích, càng say mê. Tôi nghĩ mình có làm tốt thì người ta mới quý mình và cần mình nên có nói với anh Đạt là: “Anh ơi, bây giờ em thích làm việc lắm”.
Tiến Đạt hối cưới.
Tính cách của tôi mê cái gì đó là chơi tới hết luôn, chừng nào chán rồi thôi. Mất công, khi anh Đạt ép tôi cưới rồi sinh con, sau này lại đổ thừa cho con là vì con mà mẹ không theo sự nghiệp đến nơi đến chốn thì ức lắm, không hay chút nào. Tôi mới nói với anh Đạt là chờ tôi thêm hai năm nữa đi. Anh Đạt đồng ý ngay.
Không chỉ kế hoạch kết hôn bị ảnh hưởng mà sức khỏe cũng hao tổn nhiều không kém. Thật sự, tháng vừa rồi tôi không có thời gian để ngủ đủ giấc. Mới đây thì mới ngủ ba tiếng một ngày. Vì thế, sức khỏe của tôi xuống quá. Hơn một tuần rồi tôi tắt tiếng, không nói, không hát được. Hôm qua, quản lý của tôi mới nói là từ tháng 6 sẽ không nhận lịch như vậy nữa vì anh cũng không thích tôi làm việc cực khổ như thế.
Sắp tới, tôi sẽ tập trung vào hai phim mới. Việc chạy show chắc chỉ vào cuối tuần để tôi có thời gian nghỉ ngơi.
- Vậy lúc trước chị là người hối cưới, giờ thì là Đinh Tiến Đạt?
- Lúc trước cũng không phải tôi hối đâu. Anh Đạt nói muốn kết hôn. Anh Đạt là người mong muốn nhất.
Theo Lam Khánh/Phụ Nữ Thành Phố
Con gái ế chỏng chơ, má còn đòi lễ nghĩa làm chi!
Tôi gào lên với má: "Đàn ông thiếu gì nhưng bây giờ con đã 35 tuổi rồi mà có ai thèm ngó đâu. Truyền thống là cái gì, đoan chính là cái gì mà làm con ế chỏng ế chơ như vầy".
Đã hơn 1 tháng nay tôi phát động cuộc chiến tranh lạnh với má. Má hết khóc lóc làm căng mà thấy tôi vẫn ủ ê, bà đổ hết tội cho người khác: "Lấy vợ thì phải chịu khó, có mỗi cái chuyện đám cưới chay với bận áo dài mà cũng không làm được thì thằng đó không thương yêu gì mày đâu, lấy về chỉ có khổ".
"Thằng đó", chồng suýt cưới của tôi cách đây 1 tháng đã nói thẳng: "Anh quá mệt mỏi với chuyện lễ nghĩa cưới xin mà má em đòi hỏi rồi. Và nói thật là anh cũng ngán cái chuyện phải về làm rể má em. Thôi coi như mình không có duyên với nhau".
Đó là một kết cục mà tôi đã linh cảm trước nhưng không khỏi cảm thấy chới với. Tôi không khóc nhưng cảm giác đời mình thế là hết, tôi cứ ngồi nhìn mình trong gương và một ý nghĩ từ lâu đã mọc mầm, mọc mống trong lòng tôi cuộn lên thành một câu nói rõ ràng: Ước gì mình đừng sinh ra là con của má.
Nói như thế vừa bất hiếu vừa bất công với má nhưng tôi không sao gạt được suy nghĩ đó ra khỏi đầu.
Má tôi lấy ba tôi năm 28 tuổi, cái tuổi mà thời đó người ta cho là "đã ế lắm rồi". Đã vậy, ba tôi là người vô tâm, thích rượu chè đàn đúm với bạn bè hơn lo cho gia đình. Khi tôi lên 2, ba bỏ theo người đàn bà khác. Biết má cực khổ nên từ nhỏ tôi đã rất ngoan, sợ má buồn nên chưa bao giờ dám cãi điều gì. Nhưng ở tuổi 35, tôi bắt đầu thấy hối hận vì mình đã quá ngoan.
Má tôi lấy ba tôi năm 28 tuổi, cái tuổi mà thời đó người ta cho là "đã ế lắm rồi". Đã vậy, ba tôi là người vô tâm, thích rượu chè đàn đúm với bạn bè hơn lo cho gia đình. (ảnh minh họa)
Gia đình tôi theo đạo và ăn chay trường từ thời ông bà ngoại. Má tôi lấy chồng cũng giữ nếp đó. Ông bà ngoại tôi thuộc lớp người cũ nên quan niệm phụ nữ đứng đắn phải để tóc dài, bận đồ bà ba, không đi chơi đêm, giao thiệp với đàn ông... Và tất cả quan niệm đó truyền lại đầy đủ cho má tôi và chúng tôi trở thành người thụ hưởng (hoặc là nạn nhân).
Từ lúc nhỏ cho đến thành thiếu nữ, tôi đi đâu cũng chẳng giống người thường bởi bộ quần áo trên người. Đó là những cái áo sơ mi rộng thùng thình, cổ kín mít những cái quần bà ba đen ống rộng, dài thõng thược. Với má tôi, những chiếc quần tây hay quần jean ôm sát cơ thể là "coi không có được". Sau này, khi đã đi làm, tôi mua quần áo theo ý mình nhưng dĩ nhiên không bao giờ có chuyện đầm váy, quần lửng quần lơ hay áo hai dây.
Thời mười tám đôi mươi tôi cũng có người theo đuổi. Tuy nhiên, má giám sát chuyện bạn bè của tôi rất chặt. Bạn tới nhà má ra tiếp chính, tôi chỉ ngồi chầu rìa, hễ anh nào ngỏ ý muốn đưa tôi đi uống nước là má đuổi thẳng cẳng.
Vì những chuyện như vậy mà tôi lớn lên quê mùa, rụt rè và thấy mình có vẻ không giống người bình thường. Đôi khi tôi muốn thay đổi, muốn bước ra ngoài khuôn phép má dạy nhưng sợ má buồn lại thôi.
Tôi không xinh đẹp, duyên dáng đã thế lại quê mùa, rụt rè nên chuyện tình cảm hầu hết chẳng đi đến đâu. Năm tôi 35 tuổi thì quen anh, đã ngoài 40 và đã qua một đời vợ. Ba mẹ anh đều đã mất, anh cũng không có con cái gì vướng bận nên lối sống có phần hơi tự do, phóng túng. Khi nghe tôi kể về những nguyên tắc của gia đình mình, anh rất ngạc nhiên và có vẻ không thoải mái khi gặp má tôi.
Có lẽ tôi nên chấp nhận số phận và đi tu cho rồi. (Ảnh minh họa).
Và khi chúng tôi bàn tới chuyện cưới xin thì mọi thứ rối như canh hẹ. Má tôi yêu cầu đám cưới phải đãi chay chứ không đãi mặn vì đó là truyền thống gia đình. "Trong đám cưới con gái bác, bác không muốn có mùi thịt cá" - má tôi nói. Tôi nói đám cưới ngoài họ hàng hai bên còn có bạn bè, nếu đãi chay sợ nhiều người dị nghị. Má gạt phắt: "Ăn chay một bữa chết hả?".
Anh có vẻ rất căng thẳng nhưng không nói gì, bảo sẽ tính lại. Nhưng chưa hết, má tôi bảo anh hôm nào rảnh ghé nhà để bà dẫn đi may bộ áo dài khăn đóng để mặc trong đám cưới. "Mình là người Việt Nam phải giữ truyền thống, bác không ưa mấy người đám cưới bày đặt bắt chướt Tây bận đồ vest, áo đầm" - má tôi nói.
Dù chuyện cưới xin chưa ngã ngũ nhưng má cứ liên tục gọi anh đến nhà chơi, ăn cơm và "chịu trận" những bài thuyết giảng về thuần phong, lễ giáo của má. Chưa hết, má tôi còn tìm cách thuyết phục anh ăn chay. Ban đầu má chỉ vin vào lý do tôi từ nhỏ ăn chay không biết nấu đồ mặn. Thấy anh không hưởng ứng, bà chuyển sang nói về những lợi ích về mặt sức khỏe. Thấy anh vẫn không hứa hẹn gì, má tôi quay sang chỉ trích người ăn mặn, nào là tâm không tốt, khi chết phải xuống địa ngục...
Sau những lần tiếp chuyện mẹ vợ tương lai, anh có vẻ suy nghĩ nhiều làm tôi thấy bất an ghê gớm. Và chuyện gì đến cũng sẽ đến. Một buổi tối, anh hẹn tôi ra uống cà phê rồi đưa ra quyết định dứt khoát trên. Trước khi về, anh nói thẳng: "Em nên góp ý để má thay đổi suy nghĩ hoặc bản thân em thay đổi. Nếu em cứ nghe lời má răm rắp như vậy thì không có thằng đàn ông nào chịu về làm rể đâu".
Khi tôi kể lại chuyện đó và thử dùng lời khuyên nhủ má bỏ bớt mấy cái nghi lễ cưới hỏi rờm rà thì bà phát cáu. Má kết tội anh làm tôi hư hỏng, chỉ biết nghe lời trai về cãi lại má. Má nói anh là người xôi thịt nên không chịu ăn chay. Má bảo tôi nên cảm ơn má vì đã giúp tôi vạch ra bộ mặt thật của anh. "Đàn ông bây giờ thiếu gì, việc gì con phải khổ sở vì thằng đó". Tôi gào lên: "Đàn ông thiếu gì nhưng bây giờ con đã 35 tuổi rồi mà có ai thèm ngó đâu. Truyền thống là cái gì, đoan chính là cái gì mà làm con ế chỏng ế chơ như vầy".
Khỏi phải nói má ngạc nhiên thế nào khi đây là lần đầu tiên tôi lớn tiếng cãi lại. "Vì cái thằng đó mà mày dám nói như vậy với má hả. Mày muốn tao chết thì cứ lấy nó đi, đồ con bất hiếu".
Vậy là xong, tôi đầu hàng. Làm sao tôi có thể thành con bất hiếu chỉ vì một người đàn ông. Làm sao tôi có thể thay đổi má khi hơn 30 năm qua tôi đã răm rắp nghe theo lời bà. Có lẽ tôi nên an phận làm con ngoan của má và đừng hy vọng gì đến chuyện chồng con. Thấy tôi có vẻ nguôi, má an ủi: "Chồng con là nghiệp chướng, không có thì đỡ phải khổ. Con có căn tu đó!". Có lẽ tôi nên một lần nữa nghe lời má, cứ ở vậy rồi đợi khi có tuổi một chút thì đi tu cho rồi.
Theo Eva
Anh định cư nước ngoài, em có nên chờ anh Anh cũng thừa nhận đã làm giấy kết hôn giả với con riêng của mợ anh hơn một năm rồi. Hiện tại tâm trạng của em đang rất rối, xin mọi người giúp em với. Năm nay em 25 tuổi, anh hơn em 6 tuổi. Em và anh quen nhau được một năm thì anh sang Australia để du học, tính tới nay...