Hấp lực trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp dự kiến tiếp tục tăng tốc khi các điều kiện hỗ trợ vẫn còn.
Nguồn ảnh: Quý Hòa
Chi phí vốn cho các khoản vay trái phiếu của nhiều doanh nghiệp trong quý II đã bắt đầu giảm theo xu hướng giảm của lãi suất tiết kiệm, nhưng thay vào đó là kỳ trả lãi và xác định lãi suất cũng được rút ngắn lại. Áp lực lên dòng tiền các doanh nghiệp trong tương lai vì thế còn rất lớn.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI, trong 6 tháng đầu năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng tốc với tổng khối lượng phát hành trong kỳ lên đến 61,3% so với cùng kỳ, bỏ xa mức tăng trưởng 37% trước đó. Nhờ đó, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791.000 tỉ đồng, tương đương 12,9% GDP.
Theo thống kê của VNDirect, mức lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp trong 6 tháng đầu năm cao nhất là lô 1.598 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 18-30 tháng của Công ty Cổ phần City Garden là 13,3%/năm. Tiếp sau đó phổ biến ở mức lãi suất 13%/năm, như Công ty Đầu tư IDJ Việt Nam, Thủy điện Nậm La…
Nhưng cũng có thể thấy lãi suất huy động đang giảm dần trên thị trường so với cùng kỳ. Ví dụ, Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt năm ngoái phát hành trái phiếu cao kỷ lục 14%/năm thì năm nay còn 13%/năm.
Ở lĩnh vực bất động sản, theo SSI, quý II/2020 lãi suất phát hành và cả kỳ hạn bình quân ghi nhận giảm, lần lượt ở mức 10,42%/năm và 3,26 năm, so với 10,77%/năm và 3,85 năm của quý I/2020. Mức chi phí vốn của các doanh nghiệp bất động sản nhận được nhiều sự quan tâm vì lĩnh vực này vẫn giữ ngôi đầu về phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Theo đó, lĩnh vực bất động sản hút 71.600 tỉ đồng từ trái phiếu riêng lẻ trong 6 tháng đầu năm, chiếm 41,8% tổng lượng phát hành và tăng 57,5% so với cùng kỳ, trong khi nhóm ngân hàng chỉ chiếm tỉ trọng 27,6% và tăng 31,2%. Trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản gọi vốn với vùng lãi suất từ 10-11%/năm.
Video đang HOT
Nếu tính chung toàn thị trường, lãi suất bình quân phát hành trái phiếu trong quý II/2020 là 8,89%/năm, giảm 151 điểm cơ bản so với quý trước đó, dù kỳ hạn phát hành bình quân cao hơn (3,71 năm so với 3,64 năm). Một trong những lý do lãi suất bình quân giảm mạnh là vì trái phiếu ngân hàng thương mại thấp hơn đáng kể (chỉ 6,7%/năm).
Còn nếu loại trừ các ngân hàng, lãi suất trong quý II giảm khoảng 14 điểm cơ bản so với quý I, về mức tương đương trong nửa cuối năm 2019. “Diễn biến này phù hợp với xu hướng giảm từ 0,5-2%/năm của lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại trong quý vừa qua”, báo cáo của SSI phân tích.
Trong gần 2 tháng qua, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm mạnh lãi suất tiền gửi, trong đó đáng kể nhất là từ đầu tháng 7 với mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm nay. Thống kê cho thấy vùng lãi suất này đã thấp hơn 0,75-1%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng và thấp hơn từ 1-2%/năm ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên so với thời điểm cuối năm 2019.
Lãi suất tiết kiệm giảm làm dao động dòng tiền, đồng thời nới rộng thêm khoảng cách chênh lệch với lãi suất trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia tin rằng đây là một trong những lý do chính khiến dòng tiền từ các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân chảy vào kênh trái phiếu doanh nghiệp. Theo thống kê, nhà đầu tư cá nhân mua 14.500 tỉ đồng trái phiếu bất động sản trên thị trường sơ cấp, chiếm 20% tổng lượng phát hành trong 6 tháng đầu năm, trong khi các ngân hàng thương mại chiếm khoảng 40%.
Nhưng khi dòng vốn chảy vào nhiều hơn thì lãi suất cũng có xu hướng giảm theo, từ đó giúp các doanh nghiệp giảm một phần chi phí vốn từ kênh trái phiếu. Trên thực tế, có thể nhận thấy nhiều doanh nghiệp khá tự tin khi đưa ra phương án thả nổi lãi suất. Theo đó, lãi suất cố định ở kỳ đầu tiên được thả nổi trong các kỳ tiếp theo, được tính bằng lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng của các ngân hàng cộng với biên độ nhất định. Theo thống kê của SSI, tỉ lệ lãi suất thả nổi tăng mạnh từ 61,4% trong quý I/2020 lên mức 75% trong quý II và cao hơn nhiều so với mức bình quân 67% của cả năm 2019.
Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh gặp nhiều khó khăn về thị trường và cả cạnh tranh gọi vốn, nhiều trái phiếu doanh nghiệp quy định lãi suất thả nổi các kỳ sau không thấp hơn lãi suất kỳ đầu tiên. Doanh nghiệp cân bằng lại mức độ hấp dẫn trái phiếu bằng cách điều chỉnh kỳ trả lãi và tính lãi suất ngắn lại.
Thống kê cho thấy tỉ trọng số trái phiếu có kỳ trả lãi hàng quý tăng từ mức 35,4% trong quý I lên 57,2% trong quý II, trong khi trái phiếu trả lãi hằng năm và 6 tháng đều giảm đáng kể. Vì vậy, điều này vẫn tạo áp lực lên dòng tiền của chính doanh nghiệp trong tương lai.
Trái phiếu doanh nghiệp dự kiến tiếp tục tăng tốc, đặc biệt là trước thời điểm đầu tháng 9 khi các quy định về chuẩn mực phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới có hiệu lực. SSI nhận định, sắp tới dòng vốn chảy vào doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ trở về kênh truyền thống là tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, trái phiếu doanh nghiệp thay vì phát hành riêng lẻ thì phải chọn cách phát hành ra công chúng.
"Miếng bánh" trái phiếu to dần, cuộc đua thêm gay cấn
Sân chơi trái phiếu doanh nghiệp rộng mở và thêm phần hấp dẫn nên các công ty chứng khoán đẩy mạnh hoạt động môi giới trái phiếu, khiến thị phần của một công ty vốn giữ vị thế "độc tôn" sụt giảm.
Ảnh Shutterstock.
Những năm gần đây, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) luôn giữ vị thế "độc tôn" trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi chiếm tới hơn 80% thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE.
Tuy nhiên, quý II/2020, thị phần môi giới trái phiếu của TCBS giảm mạnh từ mức hơn 82% trong quý I xuống 53,99%.
Con số này vẫn cách biệt lớn so với vị trí thứ hai thuộc về Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), chiếm 10,89% thị phần, nhưng là sự tụt dốc so với chính bản thân TCBS. Trong khi đó, ngoài TPS thì một số công ty chứng khoán khác đang tích cực gia tăng thị phần như PHS, KBSV...
Thị trường mở rộng
Tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý II/2020 là 122.300 tỷ đồng, tăng 69,7% so với cùng kỳ; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 171.500 tỷ đồng, tăng 61,3% so với cùng kỳ, bỏ xa mức tăng trưởng 37% trong năm 2019. Trong đó, 94,2% là phát hành riêng lẻ của 133 doanh nghiệp và được chia thành 826 đợt; chỉ có 5,8% (10.000 tỷ đồng) của Tập đoàn Masan là phát hành ra công chúng.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791.000 tỷ đồng, tương đương 12,9% GDP.
Việt Nam cùng với Trung Quốc, Malaysia là những nước châu Á có thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất.
Hiện tại, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP của Việt Nam đã bỏ xa Indonesia, vượt qua Philippines, nhưng vẫn còn cách khá xa mức 23% GDP của Thái Lan; 33 - 35% GDP của Trung Quốc, Singapore; 50,9% GDP của Malaysia và 80% GDP của Hàn Quốc (theo ADB).
Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân ngày càng quan tâm tới thị trường trái phiếu. Trong quý II/2020, nhà đầu tư cá nhân mua 13.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp, tăng 38% so với quý I.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, khối nhà đầu tư này mua 23.000 tỷ đồng - tương đương 13,4% tổng lượng phát hành toàn thị trường và bằng 79% lượng mua của nhà đầu tư cá nhân cả năm 2019.
Sự bùng nổ của thị trường trái phiếu tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các công ty chứng khoán. Theo đó, nhiều công ty định hướng tìm kiếm các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tiến hành mua với khối lượng lớn từ đợt phát hành và phân phối cho nhà đầu tư cá nhân.
Nhờ việc tập trung vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm vừa qua và nắm thị phần lớn, TCBS đã vươn lên dẫn đầu về lợi nhuận trong khối công ty chứng khoán.
Đây cũng là lý do khiến các công ty còn lại không thể bỏ qua "miếng bánh" tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thâm nhập sâu hơn vào thị trường.
Thêm nhiều "ông lớn" chen chân
Nhờ sớm tập trung vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, TCBS đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và có các khách hàng lớn như Masan, Vingroup...
Nếu như trước kia, các công ty chứng khoán khác khó "xí phần" bởi quy mô thị trường nhỏ, lượng doanh nghiệp phát hành ít thì hiện tại, tình hình đã thay đổi. Sân chơi rộng hơn giúp các doanh nghiệp đến sau vẫn có khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Gần đây, một số công ty chứng khoán có động thái đẩy mạnh hoạt động tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Chẳng hạn, những "ông lớn" về thị phần cổ phiếu cũng tung ra sản phẩm bán lẻ trái phiếu như Sbonds của Chứng khoán SSI, ActiveBond của Chứng khoán TP.HCM (HSC), Dbond của Chứng khoán VNDIRECT...
Quý I ở ngoài Top 10 về thị phần môi giới trái phiếu, nhưng TPS và PHS đã lọt vào Top 3 trong quý II.
Một làn gió mới trên thị trường là TPS tham gia vào hệ sinh thái của Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) kể từ tháng 4/2019 và đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân.
Trong quý II/2020, TPS đã vươn lên vị trí thứ hai về thị phần môi giới trái phiếu với 10,89%, dù quý I còn chưa có mặt trong bảng xếp hạng Top 10 thị phần.
Một công ty chứng khoán khác có cú bứt tốc ấn tượng là Chứng khoán Phú Hưng (PHS), với vị trí thứ ba về thị phần môi giới trái phiếu trong quý II/2020 (10,03%). Trước đó, PHS chưa góp mặt trong Top 10 thị phần quý I.
Doanh nghiệp chạy nước rút phát hành trái phiếu Giới phân tích cho rằng, sự tăng trưởng của thị trường TPDN trong thời gian ngắn vừa qua đến từ việc doanh nghiệp "tranh thủ" phát hành trái phiếu trước khi Nghị định số 81 có hiệu lực từ ngày 1/9/2020. Ảnh minh họa. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động trong quý II, đặc biệt trong tháng 6, tháng 7 và...