Hấp dẫn đặc sản côn trùng mùa hạ
Mùa hè cũng là mùa các loại côn trùng phát triển hơn cả. Người Việt từ lâu đã biết sử dụng côn trùng như nguồn cung cấp dinh dưỡng.
Mùa hè đến cũng là lúc nơi nơi rộn tiếng ve sầu. Những chú ve báo hè cũng có thể được chế biến thành nhiều món ngon như chiên bột, xào hành, nấu cháo, thú vị nhất là ve chiên lá chanh. Người bắt ve thường lựa bắt những con ve non mới lột xác bởi khi đó thịt chúng mềm và bùi nhất.
Bọ xít trong trí nhớ của nhiều người là loại động vật có mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, đây cũng được xem là mồi nhậu khoái khẩu của cánh đàn ông trong các vui. Cách chế biến phổ biến nhất cho món bọ xít là bọ xít rang lá chanh. Sau khi rang, bọ xít không hề hồi mà ngược lại giòn tan, béo ngậy và có hương thơm đặc trưng. Bọ xít rang phổ biến hơn cả ở các vùng núi cao phía bắc như Lạng Sơn, Lai châu…
Nhộng tằm là món ăn từ côn trùng phổ biến hơn cả trong bữa cơm gia đình Việt. Nhộng tằm là ấu trùng dâu tằm tơ, vị bùi và béo ngậy. Nhộng tằm ngon hơn cả là rang lá chanh.
Video đang HOT
Cuối vào mùa gặt, bữa cơm các gia đình nông thôn lại có thêm món châu chấu rang vui miệng. Bởi Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9. Vào mùa, châu chấu bao giờ cũng thơm ngậy, là món ăn đồng quê hấp dẫn. Làm châu chấu rang không khác chế biến nhộng tằm là bao nhưng để chế biến món châu chấu rang ngon, các bà nội trợ không quên nhắc nhau cho chút nước cà muối hoặc dưa muối vào chảo rang. Nước cà muối quyện với châu chấu, vừa thơm vừa đậm đà. Rang đến khi cạn nước thì nhấc ra, thêm chút lá chanh thái chỉ, vậy là đã có món ăn cho bữa cơm gia đình…
Trứng kiến là món ăn nổi tiếng của nhiều vùng miền trên đất nước. Người Hà Giang có món bánh trứng kiến khác lạ, người Quảng Bình lại thích trứng kiến nấu canh chua…Trứng kiến chua chua lại béo ngậy, vị thơm ngon khó cưỡng.
Trứng kiến đổ lá bầu
Bọ cạp chiên
Bọ cạp chiên lại là món nhậu khoái khẩu của dân nhậu miền Tây.Đến miệt Bảy Núi (An Giang), du khách không khỏi tò mò nhìn những con bò cạp (người địa phương gọi là “bù kẹp”) đen nhánh, to cỡ con dế cơm, bò lổn nhổn trong thau, giơ cái đuôi nhọn hoắt và hai cái càng to kềnh đầy đe dọa, được bày bán dọc theo đường. Khác với vẻ ngoài gây nhiều e dè, bọ cạp chiên lại có vị giòn bùi, thơm ngon khó cưỡng.
Đuông dừa
Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương. Dù đuông đục khoét là hỏng dừa nhưng đuông dừa ăn rất ngon và lại là đặc sản độc đáo có một không hai ở những xứ dừa đồng bằng sông Cửu Long.món ăn phổ biến nhất được chế biến từ đuông là…đuông chấm nước mắm ăn sống.
Đuông dừa chấm mắm sống
Con đuông còn ngọ nguậy đặt trong bát nước mắm ớt cay, cứ thế gắp bỏ vào miệng sẽ cảm nhận được vị béo bùi mà nhiều người nói giống y như lòng đỏ trứng gà tan dần trong khoang miệng. Người không ăn được đồ sống có thể đem nướng hoặc chiên đuông dừa cũng rất ngon.
Đuông dừa nướng
Theo Depplus.vn/MASK
Lạ lùng kiến chua Kon Tum
Cùng với đặc điểm khí hậu và những nét đặc trưng về văn hóa là những món ăn đặc dị mà chỉ đồng bào dân tộc ít người ở Kon Tum mới có. Điển hình như món kiến chua, gỏi cá - kiến chua, trứng kỳ nhông, sùng nướng...
Ấn tượng món kiến chua
"Đã là người Kon Tum, bà con ai cũng mê món này, món kiến chua ấy", già làng A Jring Đeng làng Kon Brăp Ju (xã Tân Lập, H.Kon Rẫy, Kon Tum) nói, miệng chép liên tục như vừa ăn xong món này. Già A Jring Đeng kể, để kiếm được món kiến chua không dễ, không phải mùa nào cũng có. Bởi lũ kiến vàng (nguyên liệu chủ lực làm món kiến chua) chỉ làm tổ trong rừng vào khoảng tháng 3 và tháng 4 (âm lịch) hằng năm, nhưng lại ở tít trên cao nên việc lấy được tổ kiến về làm "mồi" rất khó.
Kiến chua có nguồn gốc từ tổ kiến vàng, chỉ rộ vào tháng 3 - 4 hàng năm - Ảnh: Phạm Anh
Ấy là chưa kể, khi có kiến trong tay, các công đoạn chế biến món ăn này tuy không cầu kỳ nhưng cũng phức tạp. Theo già A Jring Đeng, tổ kiến vàng sau khi đem về ngâm vào nước lạnh để lấy kiến, trứng kiến và nhộng trứng kiến ra khỏi tổ. Sau đó, tất cả được ngâm qua nước sôi 1 - 2 phút để loại bỏ những chất bẩn, có khả năng gây độc rồi vớt ra ngoài để ráo nước. Gia vị làm món kiến chua bao gồm: ớt, muối, bột ngọt. Sau đó, kiến, trứng kiến, nhộng kiến sẽ được trộn đều với các loại gia vị rồi bỏ vào ống lồ ô, quấn chặt lá chuối hai bên đầu và đem nướng trên bếp than.
Khoảng 5 phút sau khi nướng, mùi thơm thoảng ra... nứt mũi, như vậy là món kiến chua có thể mang ra ăn được. Món trứng kiến được bày biện trong những ống lồ ô hoặc bẹ của bắp chuối rừng cho thêm phần dân dã, mộc mạc. Ăn món kiến chua, vị chua chua của kiến, cay cay của ớt, bùi bùi của trứng và nhộng kiến mang lại cho người thưởng thức cảm giác thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng và mệt mỏi, nhất là vào mùa nắng nóng oi nồng ở Kon Tum.
Gỏi cá - kiến chua
Với người Rơ Mâm ở làng Le (xã Mô Rai, H.Sa Thầy, Kon Tum), còn món ngon đặc dị nữa là món gỏi cá - kiến chua. A Khương ở làng Le, tự hào với tay nghề làm món này "không ngon không lấy tiền" bảo: món gỏi cá - kiến chua ngon, mát cho cơ thể, cầu kỳ trong cách nấu nhưng hết sức độc đáo. Nguyên liệu chính của món này, ngoài kiến chua còn có cá sông to, nhiều thịt, gia vị gồm: muối, bột ngọt, ngò gai, hành lá xắt nhỏ.
A Khương bày cách làm: cá sông đem về rửa sạch, rọc lấy phần thịt cá, băm nhuyễn. Kiến chua đem về cũng qua những công đoạn ngâm vào nước lạnh để lấy kiến, rồi "chần" qua nước sôi cho sạch. Phần thịt cá sẽ được trộn với tất cả các loại gia vị, sau đó trộn nguyên liệu kiến chua vào cùng rồi bỏ vào ống lồ ô nướng từ 5 - 7 phút là có thể dùng được.
Món gỏi cá - kiến chua rất đậm đà, vừa giữ được vị ngọt và thơm của cá sông, vị chua của kiến, quyện với mùi thơm nồng của các loại rau rừng. Ngoài giá trị dinh dưỡng, món ăn này cũng giúp bà con giảm được sự mệt mỏi sau những ngày đi rừng làm nương, làm rẫy hoặc giải rượu rất tốt sau những ngày dài lễ hội diễn ra.
Theo SGAT
Ngậy vàng châu chấu ngày mùa Đã lâu mới có dịp về thăm quê ngoại. Dù đã gọi điện nói trước là chỉ cần cơm canh mộc mạc quê mùa thôi nhưng đến gần trưa vẫn chưa thấy dì tôi về. Nhìn nồi canh rau đay cua nổi từng tảng gạch thơm nức và bát cà muối trắng dòn, tôi lại thấp thỏm không biết dì có cầu kì...