Hấp dẫn canh xương ninh măng mai Ba Chẽ
Măng mai là món ăn ngon, khoái khẩu, không xa lạ gì với nhiều thực khách. Thế nhưng măng mai Ba Chẽ, đặc biệt là canh măng ninh xương dường như có một vị rất riêng, khiến những thực khách kén ăn nhất cũng phải tấm tắc khen ngon.
Hấp dẫn mon canh măng mai ninh sườn.
Đến Ba Chẽ có lẽ hình ảnh khá quen thuộc với du khách có lẽ là những bụi tre lớn mọc đều thẳng ven các bờ khe, con suối hoặc trên đồi. Chẳng thế mà trong các chuyến đi Ba Chẽ mùa này, chúng tôi bắt gặp nhiều nơi ở phố huyện hoặc lên vùng cao Lương Mông hình ảnh các mẹ, các bà bê những rổ măng ra phơi.
Theo người dân bản địa thì măng mai được bà con ở Ba Chẽ trồng nhiều từ nhiều năm nay. Măng mai xưa được Nhà nước hỗ trợ giống dân trồng, lâu dần thành cây trồng quen thuộc. Xưa người dân cứ trồng 1- 2 bụi trên rừng hoặc ven đồi. Nhiều nhà hay trồng ven bìa rừng hoặc ven suối… vừa lấy tre, măng mà còn giữ đất, tránh xói mòn rất tốt. Giống măng này sinh trưởng rất nhanh, xanh tốt quanh năm, nhân thành bụi lớn chỉ chừng 2-3 năm. Sau những đợt thu hoạch măng, chỉ cần để lại 2-3 búp non để tiếp tục nhân giống cây tre mai cho những vụ sau.
Có lẽ, giống tre này hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, nên cho rất nhiều măng, đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 7 tới giữa tháng 9 dương lịch. Khi những cơn mưa mùa hè đổ xuống, độ ẩm cao, măng tre nhú mầm trồi lên rất nhiều. Người dân đào về ăn tươi hoặc phơi khô đều ngon. Gần đây măng mai rất được ưa chuộng, nên có rất nhiều hộ dân trồng giống măng đặc sản này, đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng/năm, trở thành nguồn thu nhập khá tốt cho người dân.
Măng mai Ba Chẽ dần trở thành đặc sản, người dân Ba Chẽ cũng có nhiều cách chế biến măng mai đặc sắc đãi khách. Còn nhớ, chúng tôi rất ấn tượng với món canh măng ninh xương được thưởng thức ở Lương Mông. Thoạt nhìn không được bắt mắt lắm bởi miếng măng to và hơi đậm màu. Thế nhưng khi thưởng thức thì khác hẳn. Miếng măng mềm, ngọt, thơm nức, béo ngậy mà không hề có cảm giác ngán.
Chị Trần Thị Huê (thôn Đồng Giảng B, xã Lương Mông, Ba Chẽ), đầu bếp nhà hàng có kinh nghiệm chế biến món ăn này chia sẻ, món canh sườn ninh măng mai khô có lẽ là món ăn chế biến cầu kỳ nhất trong các món ăn từ măng. Vừa là cách chế biến để lưu trữ nguồn thực phẩm đây vừa là món ăn ngon tuyệt, có thể ăn quanh năm, trở thành món đặc sản đãi khách quý.
Măng mai Ba Chẽ được phơi khô vừa là cách lưu trữ thực phẩm, vừa là món ăn hấp dẫn.
Video đang HOT
Theo đó măng mai tươi chọn cây chừng chỉ vài chục phân đào về, dùng dao sắc cắt bỏ phần gốc, sơ già phía dưới, lột bỏ phần áo phía ngoài, lộ phần thân măng trắng nõn. Sau đó, măng được thái miếng dài chừng 10-15cm, dày 2-3cm. Măng sau đó được đem luộc chín để bớt vị gắt, đắng của măng tươi rồi vớt ra để ráo, phơi trong nắng già 4-5 ngày đến khi miếng măng khô lại và ngả màu cánh gián. Hình thù đặc sắc giống như chiếc lưỡi lợn nên măng khô Ba Chẽ còn được gọi với cái tên nghe khá vui tai: Măng lưỡi lợn. Măng khô ngâm trong nước ấm vài giờ trước khi đem chế biến ninh kỹ cùng sườn, xương heo chừng 2-3 giờ để nước dùng có độ ngọt, miếng sườn, măng vừa mềm. Măng nấu xương, sườn heo rất hợp do măng rất hút mỡ, ngon ngậy và mềm. Đặc biệt, măng mai khô Ba Chẽ càng ninh kỹ càng ngon, càng ngọt mềm nhưng không bị nát.
Canh măng ninh xương sườn có thể ăn kèm với miến, bún, cơm. Thưởng thức vị ngọt nước canh, cắn miếng măng vừa giòn, vừa mềm cùng vị ngọt, thơm sẽ làm cho thực khách nhớ mãi không quên.
Cách nấu món Vịt om sấu bất bại, chua ngọt thơm lừng
Vịt om sấu là món ăn có thể ăn cùng cơm hoặc bún, rất ngon mà chế biến cũng đơn giản.
Vịt là gia cầm quen thuộc với mọi người và giàu dinh dưỡng, dễ chế biến thành các món ăn ngon. Về dinh dưỡng, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng), chưa kể hàm lượng canxi, phosphor, sắt, vitamin... cũng rất cao.
Vịt om sấu là món ăn có thể ăn cùng cơm hoặc bún, rất ngon mà chế biến cũng đơn giản.
Dân Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món vịt om sấu:
Nguyên liệu làm món vịt om sấu
Vịt: con
Khoai sọ: 5 củ
Nước dừa: 200ml
Sấu: 5 quả
Tỏi, hành, sả, rau ngổ, mùi tàu
Gia vị, hạt nêm, hạt tiêu, dấm
Cách nấu món vịt om sấu
Cho muối hạt và dấm vào rửa sạch vịt, chặt miếng vừa ăn, để ráo nước.
Tỏi, hành khô và sả bằm nhỏ
Ướp vịt với 1/3 thìa gia vị, thìa hạt nêm, thìa hạt tiêu và số hành tỏi sả vừa bằm nhỏ, ướp trong 30 phút.
Cho dầu ăn vào nồi phi thơm chỗ hành tỏi sả còn lại, đổ thịt vịt vào xào săn, cho sấu vào, đổ nước dừa ngập thịt vịt. Đậy vung đun sôi trong 15 phút thì cho khoai sọ vào. Đun đến khi vịt và khoai mềm thì dầm sấu từ từ, nêm nếm lại gia vị cho vừa.
Tắt bếp cho rau ngổ và mùi tàu thái nhỏ là xong. Múc vịt om sấu ra bát hoặc đĩa sâu lòng và thưởng thức cùng cơm nóng hoặc bún.
Ngọt, dai món chạch chấu Bình Liêu Ở vùng miền núi Bình Liêu, cá chạch chấu được người dân ở đây đánh giá không chỉ ngon, mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Cá chạch có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tùy khẩu vị của từng người. Tuy nhiên, hai món phổ biến mà người dân Bình Liêu ưa chuộng nhất vẫn là món cá rán...