Hấp dẫn bún giò heo xứ Huế
Bún giò chỉ nên ăn từ sáng sớm đến khoảng 7h30 mới ngon. Sau đó nước dùng để lâu trên lửa, chân giò ninh nhiều sẽ bị “ê” mất hương vị.
Một tô bún giò điểm tâm buổi sáng ở Huế chỉ từ 15 đến 20 nghìn đồng, giá cả bình dân lại ngon miệng nên được nhiều người ưa thích.
Bún giò là món ăn điểm tâm phổ biến ở thành phố Huế.
Bún giò muốn hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước dùng đặc biệt thơm ngon. Để có được điều đó, các hàng bán bún thường thức dậy từ 4h sáng để luộc (nấu với lửa lớn) xương heo, bò. Sau đó bỏ nước luộc đi, cho xương vào hầm lại, vớt bỏ bọt thải để cho nước trong, ngọt mà thanh. Nồi nước dùng được nêm các loại gia vị mắm ruốc, sả, ớt, đường, nước mắm… để có nước lèo đậm đà và vừa miệng.
Video đang HOT
Khi mua giò làm bún nên chọn chân trước sẽ nhiều nạc hơn. Chân giò hơ qua trên lửa cho da vàng đều và dậy mùi thơm, hơ luôn phần móng để dễ đập vỡ phần vỏ sừng bên ngoài. Khâu sơ chế chân giò rất quan trọng, vì nó sẽ làm cho phần da thịt của giò săn lại. Sau đó, rửa giò sạch và chặt miếng vừa ăn. Giò heo nhiều mỡ nhưng lại không ngậy nhờ đã hơ trên lửa, phần da và gân săn lại, dai.
Bún tươi ở đây ngon nhất là bún làng Vân Cù được bán nhiều trong chợ Đông Ba.
Ngoài nước dùng và giò, nguyên liệu bún tươi của món ăn cũng rất quan trọng. Không phải cọng bún to như món bún bò người Sài Gòn hay ăn. Bún giò Huế có sợi bún nhỏ, màu trắng ngà. Bún tươi ở đây ngon nhất là bún làng Vân Cù được bán nhiều trong chợ Đông Ba. Hình thức sợi bún Vân Cù trắng ngà, không dai, mùi vị hơi chua (gạo nguyên chất). Bún tươi được chần sơ qua nước sôi, cho vào bát, bên trên là một miếng giò, chan ngập nước dùng, rắc lên ít cọng rau hành và bê ra cho thực khách.
Đĩa rau sống ăn kèm bún gồm nhiều loại và được thái nhỏ.
Ăn bún giò không thể thiếu đĩa rau sống với các loại như húng, cải non, cọng rau muống chẻ sợi, bắp chuối xắt ghém… Bún giò phải ăn thật nóng và cay mới ngon. Nhìn tô bún bốc khói thơm tho, những sợi bún trắng trong, miếng móng giò được ninh mềm nhừ, thật tuyệt. Nhiều người sành ăn bún giò nhận xét rằng hiện nay ngon nhất là bún giò ở miền duyên hải của Thừa Thiên – Huế. Nơi ấy thức ăn nuôi heo là rau lang, cám, chuối cây bằm nhỏ, hèm rượu… nên chân giò ngon và ít mỡ.
Bài và ảnh: Vũ Hào
Theo VNE
Thịt heo nấu đông
Trở về Nam định cư sinh sống đã hơn 30 năm, nhưng ký ức về nồi thịt heo nấu đông ngon lành má tôi nấu mỗi dịp tết hồi còn ở Bắc vẫn in đậm trong tôi mỗi khi mai vàng phương Nam khoe sắc.
Má bảo quê mình trong Nam, tết trời vẫn nóng, có lẽ do vậy dân quê mình không có tập quán nấu thịt đông. Tập kết ra Bắc, má tôi biết nấu là nhờ xóm giềng người Bắc bày cho. Rất đơn giản, thịt heo, ngon nhất là chân giò và thủ; chút tiêu, chút muối hoặc nước mắm ngon; đổ nhiều nước, đun sôi, hầm nhỏ lửa cho thật rục là được. Để qua đêm, sáng ra là có nồi thịt đông ngon lành. Đến bữa, chỉ cần xắn miếng đặt lên đĩa, thêm đĩa dưa hành hoặc cải chua muối xổi, chỉ nhìn đã ứa nước miếng. Hồi đó, cái gì cũng thiếu cũng thèm, chẳng đợi bữa, chốc chốc lũ nhóc chúng tôi lại lén giở nắp nồi thịt đông... "nếm". Mỗi lần có khách đến chúc tết, má lại dọn món thịt đông, dưa muối xổi. Trời lạnh, bên chai rượu chanh Hà Nội, thực khách ra chiều tâm đắc lắm. Đến tuổi cắp sách đến trường, tôi biết thêm câu đối dân gian dịp tết: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".
Những năm gần đây, đời sống có phần khá lên, nhiều dịp cận tết, cả nhà cứ băn khoăn không biết nên chuẩn bị mua sắm, nấu nướng những món gì cho hợp. Chợ, cửa hàng, siêu thị... hàng hóa phong phú. Các món một thời được coi là "xịn" như xúc xích Đức xông khói, patê gan ngỗng... nay cũng không còn là của ngon vật lạ. Lạp xưởng, chả lụa thành món ế. Lại thêm thông tin thực phẩm chế biến sẵn thường có chất phụ gia bảo quản hại sức khỏe, thực phẩm nhập khẩu lọt lưới kiểm tra an toàn thực phẩm... ai cũng ái ngại.
Có năm, tôi đề xuất nấu thịt đông, bỏ tủ lạnh cho đông. Ai ăn cũng khen ngon, nhất là cánh mày râu đến chơi tết. Thú thật, giáp tết sau, thấy cánh phụ nữ tối tăm mặt mũi đi mua sắm, dọn dẹp vệ sinh, trang hoàng... tôi không nỡ nhắc món thịt đông nữa.Tuy vậy, trong đầu tôi bỗng nảy ý nghĩ tại sao các nhà sản xuất thực phẩm có thương hiệu của ta không làm món thịt đông, đóng gói công nghiệp hợp chuẩn vệ sinh, gửi bán trong hệ thống siêu thị uy tín? Thời buổi ăn cái gì cũng sợ, nhịp sống công nghiệp bận rộn, nếu biết thương mại hóa, tiện lợi hóa các món ăn ngon dân dã truyền thống, không phụ gia độc hại, có thể cho thành công bất ngờ.
Theo tuổi trẻ
[Chế biến] - Gỏi thuyền hoa Nguyên liệu: Tôm sú: 300g Thịt ba rọi: 200g Bắp chuối: 300g 100g khế xanh, 100g cà rốt, 20g ớt sừng, 1 ít rau răm, đậu phộng rang, hành phi, hành lá. Nước trộn gỏi: 80g quả tắc, 20ml nước mắm, 60g đường, 20g tỏi xay, 20g ớt xay, 20ml nước lọc. Cách làm: Tôm sú rửa sạch, luộc chín. Hành lá trụng...