Hannover Messe 2019: Công nghiệp tích hợp – Trí tuệ công nghiệp
Tương tác giữa tự động hóa và công nghệ năng lượng, các nền tảng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đang thúc đẩy sự chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
Với chủ đề ‘ Công nghiệp tích hợp – Trí tuệ công nghiệp’, hội chợ công nghiệp thường niên lớn nhất thế giới Hannover Messe 2019 vừa diễn ra tại Đức đã làm nổi bật tiềm năng của xu hướng phát triển này.
Thủ tướng Merkel (giữa) và Thủ tướng Loefven trải nghiệm sản phẩm robot được trưng bày tại Hannover Messe 2019.
Phát biểu khai mạc Hannover Messe 2019 vào đêm 31-3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi các nước châu Âu phản ứng tích cực hơn với nền kinh tế số và nhấn mạnh sự cần thiết chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Cũng tại lễ khai mạc hội chợ, Thủ tướng Thụy Điển, quốc đối tác của hội chợ năm nay, ông Stefan Loefven cho rằng, nước này và Đức nên học hỏi lẫn nhau cũng như hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực công nghiệp.
Video đang HOT
Gần 6.500 doanh nghiệp đến từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tới Hannover Messe 2019 để trình bày các giải pháp cho tương lai của ngành chế tạo và cung cấp năng lượng với hơn 500 thí dụ về việc triển khai trí tuệ nhân tạo trong sản xuất công nghiệp, ứng dụng 5G, giải pháp cho chuyển đổi năng lượng và di động. Các robot cũng là điểm nhấn của hội chợ năm nay. Các nhà sản xuất robot hàng đầu thế giới và các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng robot đã trình diễn nhiều ứng trong tất cả các ngành công nghiệp.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Deutsche Messe, đơn vị tổ chức Hannover Messe 2019, Tiến sĩ Jochen Kockler đánh giá kết quả tích cực mà hội chợ công nghiệp thường niên lớn nhất thế giới mang lại. Theo ông Kockler, sau năm ngày mở cửa (từ ngày 1 đến 5-4), hội chợ đã cho thấy đây chính là nền tảng quan trọng nhất trên thế giới đối với tất cả các công nghệ liên quan tới chuyển đổi công nghiệp. “Hơn 215 nghìn người tham gia hội chợ đã tận dụng Hannover Messe 2019 để đầu tư vào các công nghệ mới và chuẩn bị cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai. Chỉ có Hannover mới cung cấp cái nhìn toàn diện về các kịch bản ứng dụng, tiềm năng và sự tương tác của Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, 5G và các giải pháp năng lượng”, ông Kockler đưa ra dẫn chứng.
Ông Kockler cho biết,gần 40% người tham gia Hannover Messe 2019 đến từ nước ngoài, tỷ lệ cao kỷ lục này cho thấy vai trò quan trọng mang tầm vóc quốc tế của hội chợ này cũng như chứng tỏ Đức là một “điểm đến công nghiệp” trên thế giới. Đứng sau Đức, Trung Quốc, Hà Lan và Mỹ là các quốc gia có nhiều khách tham quan hội chợ nhất, lần lượt là 7.200, 5.900 và 3.400 khách. Thụy Điển một lần nữa khẳng định vai trò của một quốc gia công nghệ cao với 160 công ty tham gia trưng bày và 2.600 khách tham quan hội chợ.
Hội chợ Hannover Messe tiếp theo sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 24-4-2020 và Indonesia sẽ là quốc gia đối tác chính thức của sự kiện này.
Cánh tay robot thu hút sự chú ý của khách tham quan.
Khách tham quan đang tương tác với robot do Nga sản xuất.
Theo Hannovermesse.de
Hoạt động mạng độc hại gây ảnh hưởng lớn đến cơ sở hạ tầng công nghiệp
Báo cáo của hãng bảo mật Kaspersky Lab ICS CERT về bối cảnh các mối đe dọa ngành công nghiệp máy tính trong nửa cuối năm 2018 đưa ra một số vấn đề đáng quan ngại.
Kaspersky Lab ICS CERT đưa ra những cảnh báo về hoạt động mạng độc hại
Theo báo cáo, vào năm 2018, Kaspersky Lab phát hiện và ngăn chặn hoạt động mạng độc hại trên gần một nửa số máy tính của Hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) - vốn là một phần của cơ sở hạ tầng công nghiệp và đang được bảo vệ bởi các sản phẩm của Kaspersky Lab.
Hoạt động mạng độc hại trên máy tính ICS được xem là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng gây thiệt hại về vật chất, thậm chí làm dừng hoạt động sản xuất của các cơ sở, nhà máy công nghiệp bao gồm cả những hệ thống cấu thành cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Tỷ lệ máy tính ICS bị nhiễm độc trong hoạt động mạng đã tăng từ 44% trong năm 2017 lên 47,2% trong năm 2018, cho thấy mối đe dọa đang gia tăng.
Đáng chú ý, Việt Nam, Algeria và Tunisia nằm trong danh sách ba quốc gia có tỷ lệ máy tính ICS được Kaspersky Lab ngăn chặn mã độc cao nhất, với tỷ lệ tương ứng là 70,09%, 69,91% và 64,57%. Các quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất lần lượt là Ireland (11,7%), Thụy Sĩ (14,9%) và Đan Mạch (15,2%).
Cũng theo báo cáo, các nguồn đe dọa an ninh mạng chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với máy tính ICS trong nửa cuối năm 2018 là internet, thiết bị lưu trữ và thư điện tử, với tỷ lệ lần lượt 33,4%, 16,6% và 4,5%.
Theo Thanh Niên
Công nghệ đang định hình lại ngành bán lẻ Lĩnh vực bán lẻ đang dần chuyển hướng số hóa trong bối cảnh công nghệ phát triển và không ít người mua hàng đã từ bỏ thói quen mua sắm tại cửa hàng. Từ các ứng dụng thực tế tăng cường (AR) đến các cửa hàng thông minh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà bán lẻ đang tìm...