Hành trình xóa ‘rễ cây’ trên chân
Từng chấp nhận bán hết gia sản để đưa con qua Singapore điều trị với số tiền lên đến hàng tỉ đồng, nhưng sau đó gia đình bệnh nhân đã tìm được nơi điều trị hiệu quả cho con ngay tại Việt Nam với chi phí thấp hơn hàng chục lần.
Hình ảnh đôi chân bị rối loạn mạch máu trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân N.T.H. – Ảnh: BVCC
Từ khi sinh ra, em N.T.H. (ngụ ở TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã có những vết bớt đỏ ở nửa mông và nửa chân. Lo lắng, chị Đặng Thị Mỹ Dung, mẹ của cậu bé, đã đưa con trai đến nhiều bệnh viện khám nhưng đều được chẩn đoán “đó chỉ là vết bớt bình thường”.
Khi H. 16 tuổi, trong những vết bớt này bỗng nổi lên những mạch máu mà mẹ cậu ví như những chiếc rễ cây to, nhỏ chằng chịt… Chỉ cần vết xước nhẹ vào những cái bớt này, máu sẽ rỉ ra, rất khó cầm lại được.
Tìm cách thoát bệnh hiếm gặp
Lúc đó, chị Dung đưa con trai đến một vài bệnh viện tại TP.HCM thăm khám. Các bác sĩ đều chẩn đoán con chị mắc chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh. Chị cho con theo điều trị với một bác sĩ và đã được chích xơ vào mạch máu cho cứng lại.
Tuy nhiên, khi chích đến đâu mạch máu cứng lại đến đó nhưng lại phình ra ở chỗ khác. Mỗi lần chích, con chị rất đau đớn.
Có lần vì đau quá, chi phí điều trị lại tốn kém nên H. bảo: “Mẹ ơi, để con nhảy lầu đi luôn cho nhẹ nhàng”. Chị đã ôm con trai vào lòng, vừa khóc vừa nói: “Con ráng điều trị bệnh, chứ con nhảy lầu vậy, cả cuộc đời sau này của mẹ sẽ đau khổ vô cùng”.
Dù N.T.H. đã chịu đau đớn trong nhiều lần điều trị nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Chị Dung cũng từng nhờ bạn là bác sĩ ở Mỹ, Úc… hỏi về cách điều trị bệnh cho con.
Video đang HOT
Khi nghe bệnh tình của H., các bác sĩ khuyên gia đình chị không cần đưa con qua Mỹ, Úc điều trị vì tốn kém mà chỉ nên đưa con sang Singapore.
Gia đình chị Dung đã tìm hiểu hướng giải pháp này và được biết con chị sẽ phải sang Singapore điều trị 3 lần. Ước tính mỗi lần hết 700 triệu đồng tiền điều trị và chi phí đi lại, ăn ở.
Trong lúc gia đình đang tìm cách lo số tiền này thì chị Dung tình cờ được giới thiệu với PGS.BS Trần Minh Hoàng – khoa phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện FV, người từng được đào tạo và tốt nghiệp chuyên khoa mạch máu và can thiệp mạch máu tại Pháp.
BS Hoàng cho biết Bệnh viện FV có trang bị hệ thống máy Laser Biolitec của Đức, có thể thực hiện thủ thuật đốt laser nội tĩnh mạch và chích xơ nên sẽ điều trị được bệnh của con chị.
Chị Dung mừng đến rơi nước mắt khi con trai có thể điều trị ngay trong nước, không phải tốn nhiều tiền ra nước ngoài điều trị.
Vỡ òa hạnh phúc
Chị Dung đưa con đến Bệnh viện FV trong tình trạng phần đùi trái bị phù, đỏ, đau và da sắp loét. BS Hoàng chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh (KLIPPEL-TRENAUNAY-SYNDROME).
Đây là một chứng bệnh hiếm gặp, ước tính khoảng 42.000 người mới có một người mắc phải. Theo BS Hoàng, nếu không chữa trị kịp thời, chân của bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng và nguy cơ vỡ mạch máu, dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân được chụp CT, siêu âm và vẽ bản đồ đánh dấu mạch máu bị tổn thương ở chân trước khi bác sĩ tiến hành thực hiện thủ thuật đốt laser nội tĩnh mạch và chích xơ.
Tiến hành thủ thuật, BS Hoàng đã tỉ mỉ chọn lọc từng tĩnh mạch dị dạng để làm laser, tránh xâm lấn và tổn thương các mạch máu lành. Với phương pháp dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch, bác sĩ đã luồn sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn.
Song song đó là quá trình gây tê kết hợp bơm nước xung quanh tĩnh mạch giúp giảm ảnh hưởng của tia laser lên các mô xung quanh, hạn chế làm bỏng mô cũng như tránh các biến chứng lên những dây thần kinh cảm giác.
Sau đó, bác sĩ đã tiêm thuốc gây xơ hóa vào vùng mạch máu bị tổn thương, chích nhiều lần cho đến khi không còn hiện tượng giãn tĩnh mạch nông dưới da.
Sau hai giờ thực hiện thủ thuật dưới hướng dẫn siêu âm, bệnh nhân đã giảm 90% các triệu chứng. Bệnh nhân xuất viện sau đó 3 ngày, được tiếp tục điều trị duy trì bằng cách dùng thuốc và mang vớ tĩnh mạch.
Trao đổi với Tuổi Trẻ vào tháng 10-2020, chị Dung chia sẻ hiện H. đã là sinh viên năm thứ 3 của một trường đại học. H. học cách nhà 20km nên hằng ngày tự lái xe máy đi và về. Từ một chàng trai trước đây luôn mặc quần dài thì bây giờ con chị đã tự tin mặc quần soóc. Các mạch máu nổi lên trước đây giờ đã lặn hết.
Chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh là bệnh lý khó
Theo BS Trần Minh Hoàng, đây là ca bệnh đầu tiên của bệnh viện được ứng dụng laser trong điều trị dị dạng mạch máu, kết hợp đồng thời giữa laser và chích xơ.
Chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh là bệnh lý khó nhất trong dị dạng mạch máu. Nếu không điều trị kịp thời, chân của H. có nguy cơ loét, nhiễm trùng và thậm chí là cắt bỏ chân.
Cứu đôi chân bệnh nhân 16 tuổi hoại tử vì container cán
Kong Som Eun (16 tuổi, Campuchia) nén cơn đau cùng mẹ vượt 400 km sang Việt Nam chữa đôi chân hoại tử vì bị container cán.
Đầu tháng 6, khi Kong Som Eun đang đi xe đạp thì bất ngờ bị xe container tông phải. Vụ tai nạn khiến đôi chân của em bị thương nghiêm trọng. Ngay sau đó em được đưa đi cấp cứu và trải qua 3 cuộc phẫu thuật tại một bệnh viện lớn ở Campuchia. Thế nhưng vết thương quá nặng, bác sĩ đề nghị cắt bỏ từ đầu gối trở xuống.
Chị Vichara Dany (42 tuổi, mẹ em) cho biết lúc nhận tin dữ, cả gia đình như chết đứng. Nhưng với quyết tâm không để đứa con trai bị tàn phế, gia đình xin bệnh viện cho Kong Som Eunvề nhà. Vài ngày sau, qua lời giới thiệu của người thân, gia đình chị thuê xe cứu thương để đưa em đến Bệnh viện FV TP HCM. Chị cùng Kong Som Eun di chuyển đoạn đường xa gần 400 km với hy vọng các bác sĩ Việt Nam sẽ cứu đôi chân cho em.
Phải mất 8 giờ, Kong Som Eun và chị Vichara Dany mới có mặt tại bệnh viện. Lúc này, cả hai mẹ con đều rất hoảng loạn. Riêng Kong Som Eun đau đớn, vết thương nhiễm trùng nặng, chảy dịch nước vàng, bốc mùi hôi thối. Qua đánh giá ban đầu, các bác sĩ nhận thấy chân trái bệnh nhân bị nhiễm trùng, hoại tử, vùng cơ chân bị mất xương, mô, cơ; còn toàn bộ cẳng chân phải cũng bị nhiễm trùng, hoại tử, mất toàn bộ da, phần lớn cơ.
Bác sĩ Trương Hoàng Vĩnh Khiêm (bên phải) đang chuẩn bị cho một ca phẫu thuật tại bệnh viện FV.
Qua chẩn đoán, bác sĩ Trương Hoàng Vĩnh Khiêm - khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện FV thông báo với gia đình, tỷ lệ cứu sống đôi chân của Kong Som Eun là 50%, song hành trình phẫu thuật và tập vật lý trị liệu phía trước gian nan, cần nhiều thời gian. Lúc này, sự kiên trì, lòng quyết tâm của cả bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ.
"Đội ngũ bác sĩ luôn cố gắng làm hết sức để giữ bằng đôi chân cho bệnh nhân, người bệnh quá trẻ, còn một cuộc đời dài phía trước. Với trường hợp Som Eun tôi nghĩ mình sẽ phải giữ được đôi chân cho em", bác sĩ Khiêm chia sẻ.
Với tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử nặng ở chân của Kong Som Eun bác sĩ Vĩnh Khiêm lên kế hoạch điều trị thành 3 lần phẫu thuật. Riêng ca mổ lần ba diễn ra suốt 4 tiếng với kỹ thuật xoay vạt da, ghép da che phủ lên phần xương bị lộ được lấy từ phần da mông, da đùi bệnh nhân. "Phần vạt da để xoay đó cũng không nguyên vẹn nhưng nếu tôi không sử dụng phương án này thì khả năng cứu thành công đôi chân bệnh nhân sẽ thấp hơn", bác sĩ Khiêm cho biết.
Nhờ việc điều trị và chăm sóc tích cực, vạt da hoàn toàn ổn định, che phủ toàn bộ phần lộ xương cẳng chân, tình trạng nhiễm trùng cũng không còn nữa. Phần da ghép đã sống tốt, bám tốt vào nền vết thương đã mọc tốt mô hạt. Trở thành một trong những người hằng ngày chăm sóc Kong Som Eun, điều dưỡng Lê Sĩ Thúy cho hay: "Với em Som Eun một cử động duỗi thẳng chân thôi cũng rất khó khăn. Tôi biết em rất đau đớn nên nhiều lúc cáu gắt, bực bội là điều dĩ nhiên. Tôi luôn động viên để em không bỏ cuộc".
Sau thời gian tập vật lý trị liệu tích cực, bác sĩ cho Kong Som Eun xuất viện sau một tuần, sau đó tiếp tục tập vật lý trị liệu tại khoa Vật lý trị liệu của Bệnh viện FV. Kết quả sau 3 tháng, hai chân của em gần như phục hồi hoàn toàn, có thể đi lại. Tuy nhiên, những bước chân còn khập khiễng do chân bên phải co rút gân gót. Sau thời gian dài chữa bệnh tại Việt Nam, Kong Som Eun cũng biết nói vài từ tiếng Việt.
Với mong muốn Kong Som Eun đi lại bình thường, thoải mái như trước khi gặp tai nạn, bác sĩ Vĩnh Khiêm khuyến khích em sớm trở lại để tiến hành phẫu thuật gân gót chân. Hiện Kong Som Eun đã tự đạp xe đến trường ở Campuchia.
*Tên nhân vật đã được thay đổi*
Thoát chết trong gang tấc nhờ sự quyết đoán của bác sĩ Việt Nam Cương quyết về nước chữa trị sau khi được chẩn đoán bóc tách cấp tính động mạch chủ type B, bệnh nhân L.M. (53 tuổi, người Pháp) được các bác sĩ Việt Nam thuyết phục ở lại. Và đó là quyết định đã giúp bệnh nhân thoát cửa tử trong gang tấc. Bác sĩ Trung mô tả về đoạn mạch máu nhân tạo...