Hành trình xoa dịu nỗi đau
Xung đột vũ trang, nghèo đói, tội phạm có tổ chức, trong đó có nạn buôn bán ma túy, tạo ra mảnh đất màu mỡ để các nhóm khủng bố hoành hành.
Nhà cửa bị thiêu rụi sau cuộc tấn công của Boko Haram tại Dalori, ngoại ô Maiduguri, Đông Bắc Nigeria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Vùng Sahel của châu Phi (gồm một phần lãnh thổ các nước Senegal, Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger, Nigeria, Cameroon, CH Trung Phi, Tchad, Sudan, Nam Sudan, Eritrea và Ethiopia) là minh chứng rõ ràng cho nhận định này, với sự gia tăng đáng lo ngại các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc và cướp bóc.
Bất ổn chính trị, thiếu vốn đầu tư nước ngoài cản trở hoạt động kinh tế tại các quốc gia thuộc nhóm nghèo nhất thế giới. Một vòng luẩn quẩn tạo cơ hội cho chủ nghĩa cực đoan trỗi dậy.
Trên thực tế, trong khi số vụ khủng bố ở các nước phương Tây có chiều hướng giảm thì các nước Nam Á và châu Phi lại chứng kiến điều ngược lại. Diễn biến này đang làm gia tăng thách thức an ninh đối với các nước trong khu vực. “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng vẫn là tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất, thực hiện phần lớn các vụ tấn công thông qua các “chân rết” của chúng. Tại châu Phi, những bất ổn về chính trị, kinh tế – xã hội trong nước, an ninh biên giới lỏng lẻo đang tạo điều kiện cho mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và IS trỗi dậy. Theo báo cáo mới của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP), khu vực Sahel và châu Phi cận Sahara nói chung đã trở thành điểm nóng khủng bố toàn cầu. Đây là xu hướng đáng lo ngại đe dọa sự ổn định và phát triển kinh tế của “Lục địa Đen”.
Chỉ số Khủng bố toàn cầu (GTI) cập nhật gần đây nhất cho thấy, số người thiệt mạng trong các vụ khủng bố đã tăng lên cao nhất kể từ năm 2017. Với 1.907 người chết liên quan đến khủng bố trong năm 2023, chiếm tới 25% số nạn nhân khủng bố trên toàn cầu, Burkina Faso đứng đầu danh sách các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của chủ nghĩa khủng bố. Tiếp đến là Mali (1.012 người) và Nigeria.
Video đang HOT
Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Khaled Khiari nhận định châu Phi đã nổi lên như một “sân khấu” của chủ nghĩa khủng bố với số lượng các nhóm tăng mạnh. Ông lưu ý rằng chính những rạn nứt về chính trị, kinh tế xã hội ở địa phương, kiểm soát biên giới lỏng lẻo là điều kiện thuận lợi cho các mạng lưới khủng bố quốc tế trỗi dậy và những dân thường vô tội đã trở thành những nạn nhân.
Giới chuyên gia chống khủng bố quan ngại tình hình an ninh toàn cầu đang xấu đi khiến mối đe dọa khủng bố trở nên phức tạp và phi tập trung hơn. Những kẻ cực đoan ngày càng sử dụng công nghệ tinh vi với sự hỗ trợ của thiết bị bay không người lái và trí tuệ nhân tạo. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi thế giới khẩn trương hành động để ngăn chặn làn sóng khủng bố đang gia tăng ở châu Phi, mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu không chỉ đối với “Lục địa Đen” mà cả thế giới. Ông cho rằng, cách tiếp cận toàn diện và phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.
Trước thực tế này, nhân Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố năm nay, một sự kiện cấp cao trực tuyến với chủ đề “Tiếng nói vì hòa bình: Nạn nhân khủng bố với tư cách là người ủng hộ và giúp nâng cao nhận thức về hòa bình” được LHQ tổ chức ngày 21/8 với sự tham dự của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, Phó Tổng Thư ký Văn phòng chống khủng bố LHQ Vladimir Voronkov và nhiều nạn nhân sống sót sau các vụ khủng bố.
Theo LHQ, các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố phải đấu tranh thường xuyên để tiếng nói của họ được lắng nghe, để có được sự hỗ trợ thực thi các quyền cơ bản. Họ thường bị lãng quên khi những hậu quả tức thời của một cuộc tấn công khủng bố phai mờ và điều này có thể làm trầm trọng thêm nỗi đau của họ, và đó không chỉ là nỗi đau thể xác, mà còn là sự kinh hoàng và nỗi ám ảnh tinh thần dai dẳng trong tâm trí. Rất ít quốc gia trên thế giới có đủ nguồn lực hoặc năng lực để giải quyết các vấn đề mà các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố phải chịu đựng trong trung hạn và dài hạn để họ có thể phục hồi hoàn toàn và tái hòa nhập xã hội.
LHQ nhấn mạnh các quốc gia thành viên có trách nhiệm chính trong việc hỗ trợ các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố và bảo vệ quyền của họ, mà một trong những giải pháp là thực hiện Chiến lược chống khủng bố toàn cầu. Thông qua các nghị quyết, tổ chức và thể chế, LHQ đang tiếp tục nâng cao nhận thức về nạn nhân khủng bố và thúc đẩy cũng như bảo vệ quyền của họ. Điều này bao gồm tăng cường năng lực của các quốc gia thành viên trong việc hỗ trợ nạn nhân khủng bố, tăng cường sự tham gia của họ vào các hoạt động xã hội và những tổ chức có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cũng như giúp đỡ các nạn nhân khủng bố.
Hiện trường một vụ đánh bom tại khu chợ ở Maiduguri, bang Borno, Nigeria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hội nghị toàn cầu đầu tiên của LHQ về nạn nhân khủng bố (9/2022) đã đưa ra 7 điểm hành động cụ thể, trong đó có chia sẻ các phương pháp hiệu quả và bài học kinh nghiệm về hỗ trợ nạn nhân khủng bố và gia đình của họ; hỗ trợ các quốc gia xây dựng và tăng cường luật pháp bảo vệ các nạn nhân khủng bố; củng cố hợp tác của các tổ chức thuộc LHQ hỗ trợ các nạn nhân và hiệp hội nạn nhân; tiếp tục nâng cao nhận thức về vấn đề này. Giáo dục được xem như một công cụ phòng ngừa, xây dựng hòa bình và trao quyền cho nạn nhân khủng bố. Những người đã tận mắt chứng kiến sự tàn phá của chủ nghĩa khủng bố có thể là những người ủng hộ mạnh mẽ sự hòa giải và xoa dịu nỗi đau. Nhiều nạn nhân và người sống sót sau các vụ khủng bố đã chọn biến những bi kịch cá nhân thành sức mạnh tập thể để vận động và đi tiên phong trong các sáng kiến xây dựng hòa bình, thúc đẩy đối thoại và sự hiểu biết giữa các cộng đồng.
Trở lại với thực trạng tại châu Phi, lãnh đạo LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế sát cánh cùng châu lục, đưa ra các giải pháp mới để xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố. Trong đó, cách tiếp cận toàn cầu chống khủng bố là lấy nạn nhân làm trung tâm, kết hợp nỗ lực bảo đảm an ninh và phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác và viện trợ phát triển là chìa khóa để giải quyết tận gốc bài toán an ninh đang đe dọa hòa bình và phát triển của “Lục địa Đen”. Đó cũng là cách giúp xoa dịu phần nào nỗi đau và sự mất mát không thể đong đếm mà các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố phải hứng chịu.
Hai công dân Nga bị Al Qaeda bắt cóc ở Niger
Một nhánh của al Qaeda ở vùng Sahel (Tây Phi) đã bắt 2 công dân Nga làm con tin ở Niger. Thông tin này được al Qaeda thông báo trong một video do nhóm này đăng tải ngày 2/8.
Nạn bắt cóc con tin thường xuyên xảy ra ở khu vực Sahel, châu Phi, phần lớn do lý do kinh tế. (Daily Post)
Video đăng trên nền tảng truyền thông Nusrat ul-Islam wa al-Muslimin (JNIM) cho thấy 2 con tin nói rằng họ bị bắt khi đang làm việc cho một công ty của Nga ở Tây Nam Niger.
Họ nói bằng tiếng Anh với giọng Nga, cả hai đều khẳng định mình là người Nga và nói rằng họ đã bị bắt làm con tin ở Mbanga, khu vực cách thủ đô Niamey khoảng 60 km về phía Tây. Họ không nói bị bắt cóc từ khi nào.
Không rõ video được quay khi nào và ở đâu. Trong video không có yêu cầu tiền chuộc.
Trong những năm qua, khu vực biên giới Burkina Faso, Mali và Niger liên tục xảy ra xung đột và các vụ bắt cóc con tin.
Chính quyền địa phương cho biết, tiền chuộc 1 con tin ở khu vực này có thể lên đến 43 triệu franc CFA (khoảng 70.000 USD) vào năm 2022 và tăng lên 52,4 triệu franc CFA (khoảng 87.000 USD) vào năm 2023.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của các vụ bắt cóc là vì lợi ích kinh tế, không phải hận thù hay xung đột tôn giáo.
Nạn bắt cóc đáng báo động ở Niger và khu vực này tạo nên nỗi sợ hãi cho nông dân và đặc biệt là người nước ngoài, khiến họ không dám làm việc, và ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, lưu thông hàng hóa. Điều đó có thể gây ra "những tác động tiêu cực đến kinh tế toàn khu vực", theo một báo cáo của Global Initiative.
ECOWAS cảnh báo nguy cơ tan rã Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) ngày 7/7 cảnh báo khối này có nguy cơ tan rã và ngày càng bất ổn sau khi Burkina Faso, Mali và Niger - 3 quốc gia nằm dưới quyền lãnh đạo của các chính quyền quân sự - nói rõ ý định rời khỏi ECOWAS thông qua sự...