Hành trình vì người nghèo
20 năm qua, hành trình vì người nghèo đã theo bước chân của người Mặt trận đến những bản làng xa xôi, vùng nghèo khó, vùng bị thiên tai để san sẻ với người nghèo, người khó khăn, yếu thế, dựng lên những ngôi nhà và thắp lên những hy vọng.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn công tác của Mặt trận – đoàn công tác Trung ương đầu tiên đến vùng bị thiệt hại nặng nề nhất của vùng lũ tỉnh Sơn La, tháng 8/2017. Ảnh: Quang Vinh.
Trong nhiều năm qua, MTTQ Việt Nam đã khởi xướng và chủ trì phối hợp nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào rộng lớn và lâu dài mang tính toàn dân, toàn quốc, trong đó nổi bật là cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. ây là một trong những cuộc vận động lớn trong thời kỳ đổi mới công tác Mặt trận, có đóng góp to lớn và trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước nói chung và có tác dụng rõ rệt vào việc nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới.
Ngày 17/10 hàng năm – ngày “ Cả nước vì người nghèo”
20 năm trước, hưởng ứng sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, vào đúng ngày 17/10/2000, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức phát động cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” trên phạm vi toàn quốc và lấy ngày 17/10 hàng năm là ngày “Cả nước vì người nghèo”.
Đây là một cuộc vận động lớn, phù hợp với ý nguyện của mọi tầng lớp nhân dân, là sự hưởng ứng của Việt Nam đối với quyết định của Liên Hợp quốc khi chọn ngày 17/10 hàng năm là ngày “ Thế giới chống đói nghèo”.
Ngay sau một năm triển khai thực hiện, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Chỉ thị 24 về việc đẩy mạnh cuộc vận động Ngày Vì người nghèo. Để cuộc vận động đi vào cuộc sống, sau đó, cũng đã có nhiều văn bản, chỉ thị, quy chế của Bộ Chính trị, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam được ban hành.
Từ những chỉ đạo, hướng dẫn này, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập Quỹ Vì người nghèo và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ.
Đặc biệt, đến năm 2016, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành Quy chế 1198/QĐ-MTTW-ĐCT về vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo (sửa đổi), năm 2016.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn thăm hỏi và trao quà cho các hộ nghèo trên địa bàn TP Cần Thơ. Ảnh: Quốc Trung.
Nếu như năm 2000, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 235/2000/QĐ-MTTW về thành lập và ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo thì 16 năm sau, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã đứng ra ban hành quy chế sửa đổi, cho thấy, trách nhiệm của Mặt trận, nỗ lực của Mặt trận trong hành trình vì người nghèo đã nâng lên một tầm cao mới.
Video đang HOT
Bởi vì Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo sửa đổi năm 2016 đã mở rộng biên độ đối tượng thụ hưởng. Nếu trước đây, chỉ có người nghèo là đối tượng được thụ hưởng từ Quỹ Vì người nghèo, thì kể từ năm 2016, những người cận nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất và cộng đồng nghèo là những đối tượng được thụ hưởng.
Nhờ đó, Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” tiếp tục thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp chống đói nghèo, phát huy truyền thống “Tương thân tương ái” của đông đảo nhân dân trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài. Nỗ lực trên đã đem lại niềm vui cho hàng triệu người nghèo và tiếp tục khẳng định tính xã hội nhân văn sâu sắc của cuộc vận động.
Động lực giúp người nghèo vươn lên
20 năm đã trôi qua, đối với người gắn bó với công tác Mặt trận như bà Hà Thị Liên, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, thì hành trình vì người nghèo là những tháng ngày không thể nào quên.
Bà Hà Thị Liên nhớ lại những ngày đầu Mặt trận phát động cuộc vận động, tại các chương trình truyền hình trực tiếp “Nối vòng tay lớn” vào đêm cuối cùng của năm, rất nhiều người dân, cán bộ, chẳng ai bảo ai tìm đến Mặt trận, tìm đến Đài Truyền hình Việt Nam để ủng hộ người nghèo.
“Trong cuộc vận động này, có những em nhỏ nhịn ăn quà sáng để dành tiền ủng hộ bạn nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hay hình ảnh những cụ ông, cụ bà trong trang phục tập thể dục, sáng sớm đứng chờ ngoài cửa phòng tiếp dân của UBTƯ MTTQ Việt Nam (tại 46 Tràng Thi, Hà Nội) để được góp chút lương hưu ủng hộ cho Quỹ Vì người nghèo khiến cho chúng tôi không khỏi xúc động” – bà Hà Thị Liên nhớ lại.
Kể từ năm 2017, Chương trình “Nối vòng tay lớn” được tiếp nối bằng Chương trình truyền hình và phát thanh trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” vào ngày 17/10 hằng năm – mở đầu cho Tháng cao điểm Vì người nghèo (17/10 – 18/11). Đây cũng là một cách để người Mặt trận tạo thêm sự lan tỏa trong xã hội, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động.
Là người đồng hành, gắn bó với hoạt động chăm lo cho người nghèo, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khẳng định, vì người nghèo là trách nhiệm của Mặt trận.
Cho nên tại cuộc họp chuẩn bị tổ chức Chương trình truyền hình và phát thanh trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020, người đứng đầu MTTQ Việt Nam đề cao tinh thần chủ động, phối hợp, tập trung cao điểm của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong việc huy động sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành; cấp ủy, chính quyền các cấp; doanh nghiệp, doanh nhân và người Việt Nam ở nước ngoài tập trung mọi nguồn lực để ủng hộ người nghèo, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn bày tỏ mong muốn, Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020 sẽ tiếp tục phát huy kết quả của các năm trước, hướng đến việc tăng cường sự đoàn kết, tính nhân văn, bảo đảm người nghèo luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội để bước qua khó khăn, thoát nghèo bền vững.
Tạo khí thế thi đua đồng đều và rộng khắp
Sáng 3/10, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Đại hội thi đua yêu nước TP Hà Nội giai đoạn 2020-2025.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thanh Mẫn và lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương dự đại hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với các đại biểu dự Đại hội.
Báo cáo kết quả phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2015-2020 của TP Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng TP Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: Thưc hiên lơi day cua Chu tich Hô Chi Minh "Thi đua la yêu nươc, yêu nươc thi phai thi đua", "Cang kho khăn thi cang phai thi đua", Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng", trong 5 năm qua (2015-2020), Thanh uy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Viêt Nam TP Hà Nội luôn quan tâm, ban hành kịp thời các chương trình, kế hoạch chỉ đạo về công tác thi đua khen thưởng.
Các phong trào thi đua yêu nước có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, thiết thực và hiệu quả hơn, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ đô, có tác dụng động viên, khơi dậy, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, tạo động lực mới, nhân tố mới trong cán bộ, công chức, nhân dân, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội của TP.
Sự đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua từ cơ sở đến TP đã góp phần tạo ra khí thế thi đua mới, đồng đều và rộng khắp.
Các phong trào thi đua mới do Trung ương, TP phát động như: Phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau"; phong trào thi đua "DN Việt Nam hội nhập và phát triển"; phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở", phong trào thi đua "An toàn thực phẩm"... nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của các cấp, ngành.
Phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" tiếp tục phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực, được người dân đồng tình hưởng ứng.
Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, những điển hình tiên tiến, nhân tố mới trong các địa phương, đơn vị, các ngành nghề, các lĩnh vực và nhân dân Thủ đô.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trao Huân chương Lao động cho đại diện 14 tập thể.
5 năm qua, đã có hơn 5.000 cá nhân tiêu biểu được TP biểu dương, khen thưởng và hơn 30.000 cá nhân được các quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể và đơn vị thuộc TP biểu dương khen thưởng; trong đó hầu hết là người lao động trực tiếp như công nhân, nông dân, công chức, viên chức, các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và người dân lao động trên địa bàn.
Trong 5 năm qua, hàng vạn tập thể, cá nhân thuộc TP đã được Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ và UBND TP khen thưởng.
Cụ thể, 3.721 tập thể, cá nhân được Chủ tịch nước và Thủ tướng khen thưởng; 2.108 trường hợp được phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; 2 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; 3 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc; 296 tập thể, 141 cá nhân được tặng thưởng Huân chương các loại; 203 lượt đơn vị xuất sắc được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ; 387 tập thể, 490 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trao các phần thưởng cao quý tại đại hội.
Cùng đó, UBND TP khen thưởng 42.556 tập thể, cá nhân trong các phong trào thi đua yêu nước, gồm: 3.335 lượt đơn vị xuất sắc được tặng Cờ thi đua; 5.530 lượt tập thể được tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; 9.672 lượt tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen nhân dịp tổng kết hàng năm...
Đặc biệt, đã có 59 cá nhân tiêu biểu được tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" trong 5 năm 2015-2019.
10 Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2020
- GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;
- Thạc sĩ, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa cấp II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế;
- Nhà thơ Vũ Ngọc Chúc (tức Vũ Quần Phương), nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học, Nghệ thuật Hà Nội;
- Đại tá Lê Đức Hùng, Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm;
- GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô;
- Trung tướng Lê Đỗ Nguyên (tức Phạm Hồng Cư), nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Tư lệnh về chính trị Quân khu 2;
- Bà Lưu Thị Phẩm, công dân thôn Hoàng Xá, xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh;
- Ông Đoàn Văn Tiến, Quản đốc bộ phận bảo an, Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam;
- Ông Vũ Duy Trương (tức Vũ Oanh), nguyên Trưởng ban liên lạc chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu;
- Ông Nguyễn Đức Trường, giáo viên, Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên, trường Trung học cơ sở Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Cán bộ Mặt trận là những người truyền cảm hứng thi đua Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là "gương mặt thân quen", bởi ông là một nhà khoa học luôn xông pha, dấn thân để đưa khoa học vào đời sống. Điều đó, có lẽ cũng một phần do "con người Mặt trận" trong ông. Nhiều năm qua GS Nguyễn Lân Dũng là Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ nhiệm...