Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung
Đèo Hải Vân trưa 6-10 mây mù dày đặc, từng cơn mưa theo gió quất vào dòng người hồi hương. Đoàn người lầm lũi đi giữa màn mưa, rét run vì ướt và lạnh.
Xe dừng nghỉ giữa đèo Hải Vân, các em nhỏ được cha mẹ đưa xuống nghỉ ngơi, ăn uống
Trong đoàn người trở về từ TP.HCM, Bình Dương và các tỉnh phía Nam hôm nay có nhiều gia đình trẻ. Các cháu bé được cha mẹ quấn áo mưa kín mít, ngồi lọt thỏm sau tà áo mưa che trước đầu xe hay được kẹp giữa cha và mẹ.
Dù đã được cha mẹ che chắn thật kỹ nhưng các em không tránh khỏi ướt lạnh vì những cơn mưa rát mặt suốt hành trình dài trong mưa bão.
Xe dừng nghỉ giữa đỉnh đèo Hải Vân, bé Mỹ Tiên (3 tuổi) được bà và mẹ dìu vào mái tôn nghỉ lấy sức. Suốt hành trình hơn hai ngày từ TP.HCM trở về em đã thấm mệt vì thiếu ngủ và mưa gió. Mẹ con Tiên được nhóm thiện nguyện trên đỉnh đèo tiếp sức một túi thức ăn và sữa cùng 200.000 đồng hỗ trợ lộ phí. Tiên uống từng ngụm sữa ngon lành trong bộ áo mưa rộng quá cỡ.
Dù chỉ còn chừng 30km xuôi đèo Hải Vân là đã về đến quê nhà Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, nhưng chiếc xe máy cũ đã “đình công” sau hành trình quá dài. Sau phút nghỉ chân, nhóm thiện nguyện đưa mẹ con Tiên cùng mấy người khác và chiếc xe máy lên thùng xe bán tải xuôi đèo Hải Vân về quê.
“Bây giờ trở về chưa biết sẽ làm gì nhưng phải về quê trước đã. Mấy tháng nay tiền trọ em còn không đóng nổi, ở lại biết bao giờ mới có công ăn việc làm!” – chị Hoàng Thị Thiên Thanh, mẹ Mỹ Tiên, tâm sự.
Chị Thanh kể trên hành trình về quê qua các tỉnh, họ được các chốt tạo điều kiện rất nhiều. Chỉ cần người dân đã chích vắc xin và có xét nghiệm COVID-19 âm tính đều được hỗ trợ cho qua. Cái ăn, thức uống dọc đường không phải lo lắng vì đã có các đội nhóm tình nguyện giúp đỡ. Chỉ vất vả cho các cháu nhỏ theo cha mẹ đội mưa dọc đường, mong không bị ốm.
Vào dừng nghỉ giữa đèo sau mẹ con Mỹ Tiên ít phút là gia đình của hai em Thu Trinh (4 tuổi) và Như Ý (18 tháng tuổi), quê Quảng Trị. Vừa xuống xe, Như Ý khóc ngằn ngặt vì đói sữa và thiếu ngủ. Mẹ Như Ý ngồi vội xuống ghế, đưa tay vạch áo mưa cho bé bú ngay bên đường. Trong khi đó, bé Thu Trinh được cha cho ngồi luôn trên xe, bé hồn nhiên bóc bánh bao ăn ngon lành.
Chặng đường về quê của Mỹ Tiên, Như Ý, Thu Trinh đã rất gần nhưng với các em nhỏ quê tận Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh hay các vùng Đông Bắc, Tây Bắc hãy còn rất dài. Nhìn các em rời đi theo những chuyến xe giữa màn mưa mà người ở lại trong nhóm tình nguyện không khỏi lo lắng, ái ngại…
Đoàn xe của người hồi hương lầm lũi qua đèo Hải Vân trưa 6-10 giữa cơn mưa nặng hạt
Bé Mỹ Tiên được mẹ tiếp sức một hộp sữa sau hành trình dài đi trong mưa
Bé Như Ý (18 tháng tuổi) chỉ nín khóc khi được mẹ cho bú bên đường
Một gia đình trẻ tiếp tục hành trình về Thừa Thiên Huế trên chuyến xe bán tải của nhóm thiện nguyện
Em Thu Trinh (4 tuổi) nghỉ ngơi luôn trên xe khi dừng giữa đèo Hải Vân
Tình nguyện viên tại đèo Hải Vân đưa xe máy hư hỏng của bà con lên xe bán tải để chuyển về Thừa Thiên Huế
Hai bạn trẻ được một tình nguyện viên tiếp đồ ăn khi dừng chân giữa đèo Hải Vân
Bão nối bão vào Biển Đông, miền Trung có thể mưa tới 600 mm
Sau khi áp thấp nhiệt đới đang hoạt động mạnh thành bão và vào đất liền, Biển Đông khả năng có thêm một cơn bão khác.
Những ngày tới, một số nơi ở miền Trung hứng đợt mưa 600 mm.
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông .Áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, vận tốc không ổn định. Sau khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa, áp thấp mạnh thành bão và tiếp tục hướng về đất liền.
Chiều 6/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) có văn bản hỏa tốc gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, báo cáo về một số nhận định về tình hình thiên tai 10 ngày tới.
Bão kết hợp không khí lạnh
Các chuyên gia cho biết áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông hình thành trên một dải hội tụ nhiệt đới và khả năng mạnh lên thành bão số 7 trong những ngày tới.
Hình thái này hướng về phía quần đảo Hoàng Sa, sau đó sẽ có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Trung Trung Bộ, Bắc Trung Bộ từ ngày 8/10 đến khoảng ngày 12/10.
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão trong những ngày tới. Ảnh: VNDMS.
Đáng lưu ý, ngày 10 và 11/10, một đợt không khí lạnh mạnh khả năng ảnh hưởng đến nước ta và tương tác với cơn áp thấp nhiệt đới hoặc bão trên. Vì vậy, diễn biến của xoáy thuận nhiệt đới những ngày tới rất phức tạp.
Tổ hợp giữa áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh khả năng gây mưa lớn ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
"Ngoài ra, dự báo khoảng ngày 12-13/10, trên Biển Đông tiếp tục có khả năng xuất hiện thêm một cơn bão mới, bão số 8", báo cáo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn nêu rõ.
Cơ quan khí tượng cho biết hiện, mưa lớn bắt đầu xảy ra ở các tỉnh Trung Bộ. Ngày 6-8/10, mưa lớn tập trung ở khu vực Bắc Tây Nguyên, các tỉnh Trung Trung Bộ. Những ngày sau đó, vùng mưa lớn mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, những phân tích dự báo nêu trên cho thấy diễn biến thiên tai trong 10 ngày tới và 3 tháng cuối năm rất phức tạp do có sự kết hợp của nhiều loại hình thiên tai. Những ngày tới, nhiều tỉnh miền Trung khả năng hứng đợt mưa đặc biệt lớn.
Theo bản đồ dự báo Windy, khoảng ngày 13/10, một cơn bão hình thành ngoài khơi Philippines và có thể vào Biển Đông. Cường độ của cơn bão này tương đối mạnh.
Mưa 600 mm
Tại cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ chiều 6/10, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có đặc điểm là hình thành trên một dải hội tụ nhiệt đới, đồng thời hệ thống mây tương đối rộng.
"Đây là lý do áp thấp nhiệt đới chưa vào đất liền nhưng nhiều tỉnh Trung Trung Bộ đã xuất hiện mưa lớn", chuyên gia nói.
Lúc 13h ngày 6/10, tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất cấp 6, giật cấp 8.
Đêm nay và ngày mai, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc với vận tốc 15-20 km/h và có thể mạnh thêm. Chiều 7/10, tâm áp thấp nằm trên vùng biển phía tây quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất cấp 7, giật cấp 9.
Hình thái này sau đó giữ nguyên hướng đi, giảm vận tốc xuống còn 5-10 km/h và mạnh lên thành bão. Chiều 8/10, tâm bão nằm trên vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất cấp 8-9, giật cấp 11.
Các tỉnh miền Trung khả năng hứng chịu đợt mưa rất lớn trong 5 ngày tới, đặc biệt là khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Kon Tum. Ảnh: Windy.
Chuyên gia cảnh báo từ nay (6/10) đến ngày 8/10, khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên và bắc Tây Nguyên có mưa lớn. Tổng lượng mưa từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Kon Tum phổ biến 300-500 mm/đợt, có nơi trên 600 mm/đợt.
Trong khi đó, các tỉnh từ Bình Định đến Phú Yên và Gia Lai mưa phổ biến 100-300 mm/đợt, có nơi trên 350 mm.
Ngày 9-12/10, mưa lớn mở rộng ra các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đồng Bằng Bắc Bộ. Chuyên gia cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Hơn 380 người đi bộ về quê được ôtô trung chuyển 386 người vào Nam làm việc đã đi bộ về quê ở vùng núi phía Bắc, dọc đường được sự giúp đỡ của nhà chức trách nhiều địa phương. Lúc 9h30 ngày 4/10, vợ chồng anh Giàng Minh Xá và Sồng Thị Say (thường trú ở xã Sủng Thài, huyện Yên Minh, Hà Giang) đưa con nhỏ đến chốt kiểm soát Covid-19 tại...