Hành trình từ đệ nhất danh trà đến điểm độc lạ của Thái Nguyên
Nhắc đến du lịch Thái Nguyên là nhắc đến những đồi chè xanh mướt mải, là an toàn khu Định Hóa, hồ núi Cốc 4 mùa xanh trong… Nhưng bấy nhiêu đó đã đủ để du lịch nơi đây cất cánh?
Có người ví du lịch Thái Nguyên như một sơn nữ xinh đẹp vừa thức dậy, chưa hết ngái ngủ nhưng lại mang một vẻ đẹp hồn hoang miền sơn dã. Và để cô sơn nữ ấy hóa thành nàng tiên kiều diễm, Thái Nguyên đang có những bước đi đầy vững chắc.
Nhấp một ngụm trà xanh, các cụ cao niên xóm Hồng Thái, huyện Tân Cương kể lại câu chuyện về một đôi trai gái tha thiết yêu nhau nhưng bị ngăn trở. Sau nhiều lần cùng nhau bỏ trốn mà không thành, cô gái bị cha mẹ nhốt trong lầu son gác tía. Chàng trai nghèo ngày ngày thổi sáo chờ người yêu đến héo hon mà chết. Bồ Tát hóa chàng thành ngọn núi Cốc sừng sững giữa trời để minh chứng tình yêu dành cho cô gái.
Về phần mình, cô gái cũng thương nhớ người yêu, ngày đêm than khóc đến thân thể cũng tan ra thành nước. Bồ Tát hiển linh, hóa nước mắt nàng thành dòng sông Công chảy quanh núi Cốc, để đôi trai gái đời đời được ở bên nhau.
Tương truyền khi dòng sông chảy đến chân núi Cốc đã sinh ra một loài cây xanh lá quanh năm. Nước mắt nàng Công thấm vào rễ nên lá cây có vị vừa chát, vừa ngọt sâu lưu luyến mãi nơi cổ họng. Cây chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên đã ra đời như thế. Đó là thức uống nhấp một ngụm mà nhớ suốt đời, khiến giới sành trà phải tôn xưng “đệ nhất danh trà”.
Sự tích của đất trà qua lời kể dân gian huyền hoặc là vậy. Còn theo sử sách từ thời Trần, đất Thái Nguyên là vùng trồng chè ngon lâu đời để dâng lên vua chúa. Từ bấy đến nay, chính chất đất, tình người và điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đã làm nên bản sắc chè của những vùng Tân Cương, Trại Cài, Đồng Hỷ, La Bằng, Điềm Mặc, Phúc Thuận… Mỗi nơi một vẻ đã tạo ra sự phong phú muôn vị độc đáo của trà Thái Nguyên.
Tận dụng bản sắc riêng này, Thái Nguyên đã phát triển không chỉ thành “vựa chè” nổi tiếng nhất nhì cả nước, mà còn tổ chức nhiều loại hình du lịch sinh thái – trải nghiệm để cây chè quê hương ngày càng có giá trị hơn.
Đồi chènối nhauxanh mướt mắt chính là một trong những điểm nhấn của du lịch Thái Nguyên. Không ít du khách trong và ngoài nước tìm về đây để được đeo sọt đi trên những ngọn đồi tròn trịa hình bát úp, ngắm nhìn từng luống chè từ thẳng thớm tới uốn lượn quanh sườn đồi, rồi hớn hởn thu hoạch những búp chè xanh mướt, mang về ngồi bên bếp trải nghiệm các công đoạn vò, xao, tẩm mà nếu chỉ nhìn thôi sẽ không hiểu hết được độ công phu.
Có một điều lý thú là hầu hết vùng chè của Thái Nguyên đều gắn liền với các di tích lịch sử – văn hoá, như vùng chè Tân Cương gắn với sự kiện năm xưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên kế hoạch giải phóng thị xã Thái Nguyên; vùng chè La Bằng là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Thái Nguyên; vùng chè Vô Tranh có dấu tích địa điểm an táng nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến…
Theo Sở VH-TT&DL tỉnh Thái Nguyên, hiện tỉnh có 810 di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá, trong đó có 510 điểm di tích lịch sử; 233 điểm di tích tín ngưỡng; 39 di tích danh thắng; 12 di tích khảo cổ học; 16 di tích kiến trúc nghệ thuật. Các di tích này chính là nguồn tài nguyên phong phú, tạo đà cho ngành du lịch tỉnh phát triển. Năm 2018, du lịch đã đóng góp vào ngân sách địa phương này hơn 400 tỷ đồng.
Cũng từ các vùng chè này, du khách dễ dàng đến với các điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng như hồ Núi Cốc (Đại Từ); hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà (Võ Nhai); hồ Ghềnh Chè (Sông Công)…
Video đang HOT
Những năm gần đây, các bạn trẻ mê khám phá còn truyền tai nhau một địa điểm du lịch sinh thái thú vị tại Thái Nguyên, đó là suối Cửa Tử (xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ). Cửa Tử thu hút rất nhiều bạn trẻ đến quanh năm, với các hoạt động lội suối, chinh phục thác, bơi lội phổ biến trong mùa hè. Vào mùa đông, Cửa Tử cũng có một biển mây đang vẫy gọi các bạn thích trekking.
Năm 2020, tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu đón khoảng 3,6 triệu khách, trong đó khách quốc tế đạt 150.000 lượt; khách có lưu trú đạt 1,8 triệu lượt; tổng doanh thu của các doanh nghiệp du lịch đạt 460 tỷ đồng. Sang giai đoạn 2021- 2030, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng du lịch bình quân 10%/năm, đóng góp 6% GRDP, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo thế kiềng 3 chân cùng với công nghiệp và đô thị.
Để đạt được mục tiêu đầy thách thức này, chính quyền Thái Nguyên đã ban hành nhiều chính sách về du lịch, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch phát triển hiệu quả.
Từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã thu hút khoảng 20.000 tỷ đồng đầu tư vào du lịch, bao gồm cả du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch về nguồn và du lịch trải nghiệm vùng chè – văn hóa trà Tân Cương. Nhiều điểm đến mới đã được xây dựng, nổi bật phải kể đến Không gian văn hóa chè.
Từ thành phố Thái Nguyên đi hồ Núi Cốc, du khách sẽ đi qua vùng chè Tân Cương nổi tiếng. Tại km10 của lộ trình, trong màu xanh ngút ngàn của những đồi chè, Không gian văn hóa chè hiện lên như một nét chấm phá tinh tế.
Trên diện tích gần 27.000 m2, công trình này được đầu tư như một bảo tàng thu nhỏ với hơn 500 tài liệu, hiện vật, câu chuyện văn hóa sinh động. Đây cũng là nơi thết đãi du khách đặc sản xứ “đệ nhất danh trà”, gói ghém trọn vẹn những câu chuyện về truyền thống nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè Thái Nguyên.
Tuy ra đời chưa lâu, Không gian văn hóa chè Thái Nguyên đã tiếp đón hàng nghìn đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tạo thành điểm nhấn độc đáo của du lịch thành phố này.
Du lịch Thái Nguyên rất phong phú với nhiều địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, hang động. Tuy nhiên, tiềm năng sẽ mãi vẫn chỉ ở dạng tiềm ẩn nếu chính quyền và doanh nghiệp không có những giải pháp để khai phá viên ngọc thô này.
Có một thực tế là không ít điểm đến du lịch, dù được thiên nhiên ưu đãi không nhiều nhưng vẫn thu hút hàng triệu du khách ghé thăm nhờ các công trình nhân tạo mang tính biểu tượng.
Với Thái Nguyên, một không gian văn hóa chè là chưa đủ. Tỉnh còn cần nhiều hơn nữa các công trình văn hóa – du lịch vừa gắn với bản sắc địa phương, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện đại của du khách.
Trong bối cảnh ấy, sự hiện diện của các công trình quy mô lớn như khu đô thị Danko City là một điểm sáng. Không chỉ mang lại diện mạo mới cho Thái Nguyên, “thành phố thu nhỏ” này còn hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch mới nhờ loạt tiện ích độc đáo.
Quảng trường ánh sáng The Light nối từ cổng chào tráng lệ 5.000 m2, hay quảng trường Victoria rộng 35.000 m2 – thuộc hàng lớn nhất miền Bắc – sẽ trở thành biểu tượng mới “phải đến check-in” của thành phố.
Trong khi đó, sân khấu nhạc nước The Harmony sẽ mang đến những màn trình diễn ánh sáng, âm nhạc và vũ điệu của nước mãn nhãn khách tham quan. Nếu yêu thích sự riêng tư, du khách sẽ hài lòng với bữa tối lãng mạn trên du thuyền Monaco dạo quanh hồ Mắt Rồng…
Ngoài ra, các tiện ích sinh hoạt như shophouse, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại… sẽ bổ sung thêm nhiều mảng màu sôi động vào cuộc sống của người dân địa phương, cũng như danh sách “những điểm phải đến” của du khách khi tới Thái Nguyên. Để nhắc về vùng đất phương Bắc này, người ta không chỉ nhớ tới “đệ nhất danh trà”, tới an toàn khu ATK… mà còn là những điểm đến mới mẻ, hiện đại và bắt nhịp xu thế du lịch chung.
Giang Minh Nguyệt
Thiết kế: Anh Nguyễn
Theo news.zing.vn
Khám phá "Huyền thoại hoa Tam giác mạch" trong lòng Thủ đô
Tại "Ngôi nhà chung", Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam lại rực rỡ vào mùa hoa Tam giác mạch đặc sản riêng của vùng đất cực Bắc để tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa đặc trưng vùng núi non và lan tỏa những nét đặc sắc của văn hóa đồng bào các dân tộc tại Ngôi nhà chung.
Du khách đến "Làng" dù lần đâu hay hay nhiều lần, cảm xúc dành cho nơi đây vẫn dạt dào, nguyên vẹn như thuở ban đầu. Bởi mỗi lần đến đây vào dịp này, vẻ đẹp mê đắm của thung lũng hoa Tam Giác Mạch (TGM), đồng loạt ngả màu hồng phấn cứ cuốn lữ khách trôi miên man đi giữa cơn mộng đẹp. Nơi ấy, từng cơn gió mát lạnh mang theo hương hoa ngan ngát khiến những tâm hồn bay bổng được chắp cánh đến tận mây xanh.
Loài hoa TGM mang trong mình một sự tích huyền thoại, tô điểm một sắc hồng ấm áp, như mời gọi những kẻ lữ hành tới chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp đến say đắm lòng người. TGM là loài hoa có cái tên kỳ lạ gắn với một sự tích cũng lạ kỳ không kém. Ngày xửa ngày xưa có nàng tiên vén mây nhìn xuống hạ giới thấy cảnh tượng vô cùng xinh đẹp: Núi chồng núi, đá chống đá, mây len vào ven núi, đá đội mây lên trời, màu xanh của lá, màu trắng của mây quyện hòa vào nhau.
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người lấy hạt về ăn. Khi hạt ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ấm bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn.
Nhiều ngày trôi qua, nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì để có thể làm no cái bụng. Một hôm thoảng bay trong gió mùi hương là lạ từ trước đến giờ chưa ai, chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi và ai nấy đều ngỡ ngàng một rừng hoa li ti trải dài từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy có những lá hình tam giác ẩn nấp khá kín đáo ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã yên không lóc cóc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô nên gọi là mạch, lá có hình tam giác và thế là nó có tên TGM.
Với sự phối hợp giữa Ban Quản lý Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc các dân tộc tại cụm Thung lũng hoa TGM cùng tới với loài hoa tam giác mạch - loài "hoa của đá" trong chương trình "Huyền thoại hoa TGM". Các tiết mục được nối liền theo các phần được kết nối theo lời dẫn của câu chuyện Khau Vai và TGM từ đó tái hiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao và sắc hoa TGM.
Chị Trần Tuyết Mai (Quận Tây Hồ) chia sẻ: "Biết đến thông tin về chương trình qua báo chí, tôi đã rủ những người bạn của mình cùng lên Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tôi rất thích loài hoa Tam giác mạch, nhưng chưa có điều kiện lên Hà Giang. Thật không ngờ, giữa Thủ đô lại có cả một không gian đẹp mê hồn về loại hoa này, từ sáng đến giờ, tôi và các bạn đã lưu lại không biết bao nhiêu bức ảnh. Nhất định, tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè cùng nhiều người biết...".
Em Trần Đức Anh đến từ Thái Nguyên hào hứng chia sẽ: "Em đã nghe rất nhiều về loài hoa Tam giác mạch nhưng chỉ nghĩ là đến Hà Giang mới được ngắm nó, không ngờ ở Hà Nội cũng có một không gian về loại hoa này. Không những thế, đến với không gian văn hóa các dân tộc Việt Nam, em còn có thể mượn những bộ trang phục dân tộc truyền thống để check - in và lưu giữ lại những bức ảnh rất là đẹp".
Đên vơi "Ngôi nha chung" cua công đông 54 dân tôc Viêt Nam trong dip nay, du khach không chi đươc thương thưc cac tiêt muc văn nghê với các bài hát, điệu múa ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên, con người Tây Bắc; giới thiệu sản vật vùng Tây Bắc, khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc... ma du khach con đươc hoa minh vao không gian tràn ngập sắc màu tím hồng của hoa TGM được trồng trải dài thành thung lũng thấp thoáng sau những nếp nhà sàn, e ấp uốn mình sau những khúc đường vòng cung, tao nên bưc tranh thiên nhiên vô cung ân tương, hấp dẫn về loài "hoa của đá".
Một số hình ảnh về chương trình:
Hoa Tam Giác Mạch luôn mê đắm lòng người.
Lan Anh
Theo toquoc.vn
Thông điệp từ Lũng Cú Có người từng bảo, chưa lên cao nguyên đá thì xem như chưa đến Hà Giang Còn tôi lại cho rằng, chưa lên Lũng Cú, chưa được chạm tay vào cột mốc quốc gia thiêng liêng nơi cực Bắc Tổ quốc thì coi như chưa đến cao nguyên đá. Nói vậy để thấy rằng, Lũng Cú có ý nghĩa đặc biệt, là điểm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá

Dốc cạn túi du lịch vì 'nghèo nhưng có trải nghiệm'

Đến với Đắk Lắk mùa 'con ong đi lấy mật'

Khám phá 5 hành trình du lịch hấp dẫn trên vịnh Bái Tử Long

Bình Định: Trải nghiệm thú vị những chuyến tàu 0 đồng

Bình Định thu hút khách du lịch bằng tàu hỏa miễn phí

TP Cao Lãnh khai trương tour du lịch khám phá thành phố bằng xe đạp

Tháng ba trở lại Lý Sơn

Gợi ý những nơi 'bí ẩn' khách Việt nên đến một lần khi du lịch Thái Lan

Quảng Ninh đưa tour tham quan Vịnh Bái Tử Long vào hoạt động

Trải nghiệm mô hình lưu trú nhà dân ở điểm du lịch cộng đồng xã Pà Cò

Quảng Ninh khai trương các hành trình du lịch Vịnh Bái Tử Long
Có thể bạn quan tâm

7 yếu tố dẫn tới bệnh sởi diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao
Sức khỏe
Mới
Xuất hiện mô hình nhân vật quá đẹp, game thủ lắc đầu ngán ngẩm, giá bán hơn cả chiếc SH Mode
Mọt game
1 phút trước
Cặp đôi diễn viên - ca sĩ chính thức kết hôn sau 10 năm yêu, quyết định thay đổi 180 độ chỉ sau 1 cuộc gặp gỡ với gia đình
Sao châu á
24 phút trước
Điều gì giúp 'Nhạn Hồi Thì' tạo cơn sốt trên màn ảnh?
Hậu trường phim
38 phút trước
"Mẹ một con" Minh Hằng: Vóc dáng quyến rũ, chồng tặng vàng và xe tiền tỷ
Sao việt
53 phút trước
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
57 phút trước
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
1 giờ trước
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra
Phim châu á
1 giờ trước
Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng
Phim âu mỹ
1 giờ trước
Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin
Thế giới
2 giờ trước