Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Kon Tum
Gần 1.000 hội viên, thanh niên tiêu biểu đến từ các tỉnh thuộc cụm Tây Nguyên cũng như thanh niên trên địa bàn tỉnh Kon Tum tham dự Hành trình “ Tôi yêu Tổ quốc tôi”.
Chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2019), ngày 3/11 tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với sự tham dự của 700 hội viên, thanh niên trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Đến tham dự hành trình có ông Nguyễn Kim Quy, Phó Chủ tịch TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Bà Trần Thị Nga, Tỉnh Uỷ Viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum; Anh Xiêng Thanh Phúc , Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum. Đại diện thường trực Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam các tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Đặc biệt là sự có mặt của 100 Hội viên, thanh niên tiêu biểu đến từ các tỉnh thuộc cụm Tây Nguyên, cùng 600 bạn hội viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh Kon Tum tham dự Hành trình.
Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” diễn ra tại huyện Ngọc Hồi (Kon Tum).
Tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Ngọc Hồi các đại biểu, hội viên, thanh niên đã tham gia lễ chào cờ đặc biệt “Tôi yêu Tổ quốc tôi”. Dâng hương, dâng hoa tại đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ. Đọc thông điệp Thanh niên Kon Tum gửi Thanh niên cả nước. Đồng thời đoàn hành trình di chuyển đi thăm cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; Cột mốc biên giới 3 nước Việt Nam- Lào- Cam Pu Chia; Tham dự các tiết mục trình diễn văn hóa cộng đồng tại thôn Đăk Mế, xã Bờ Y.
Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” là hoạt động trọng tâm chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019- 2024. Với các hoạt động thiết thực, cụ thể, sáng tạo, thu hút các tầng lớp thanh niên tham gia.
Thông qua hành trình, TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam kêu gọi tinh thần xung kích, sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Video đang HOT
Trao ngọn đuốc truyền thống Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” cho đại diện Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Kim Quy, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam trao học bổng cho học sinh nghèo xã Bờ Y.
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã thực hiện nghi thức trao ngọn đuốc “Tôi yêu Tổ quốc tôi” cho đại diện hội viên, thanh niên của thành phố Đà Nẵng, điểm đến tiếp theo của hành trình vào ngày 10/11 tới đây. Đồng thời trao 10 suất học bổng cho trẻ em nghèo vươn lên trong học tập của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi.
Được biết, hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2019 do TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của Công ty Cổ phần hàng không VietJet và Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức sẽ tiếp tục đi qua TP Đà Nẵng (10/11), Nghệ An (17/11), Điện Biên (24/11), Hà Giang (1/12) và cuối cùng là thủ đô Hà Nội (10/12).
Nam Ninh
Theo Toquoc
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cánh cửa hẹp đến thực phẩm an toàn
Mặc dù được coi là một xu hướng phát triển trong tương lai nhưng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Để đạt được mục tiêu lọt vào top 15 thế giới, NNHC cần phải vượt qua nhiều khó khăn cả về đầu ra lẫn đầu vào.
Theo Bộ NNPTNT, doanh số tiêu thụ nông sản hữu cơ của Việt Nam năm 2016 là 30 triệu euro (hơn 760 tỷ đồng), đứng thứ 16, trong khi nước đứng thứ 15 là Australia chi tới 941 triệu euro, cũng là một con số khá chênh lệch. Tính riêng doanh số tiêu thụ nông sản hữu cơ nội địa, Việt Nam hiện mới đạt 500 tỷ đồng/năm.
Đúng hướng nhưng nhiều cái khó
Dự thảo đề án Phát triển NNHC giai đoạn 2020 - 2030 của Bộ NNPTNT đang đặt mục tiêu đưa Việt Nam vào top 15 nước có nền nông nghiệp hữu cơ phát triển nhất thế giới, với diện tích sản xuất hữu cơ chiếm khoảng 7 - 10% diện tích sản xuất nông nghiệp cả nước.
Dự thảo khẳng định hệ thống canh tác NNHC là hướng đi của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người, bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường, là một trong những giải pháp khả thi nhất trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.
Tìm được đầu ra cho sản phẩm là một trong những cách để phát triển sản xuất hữu cơ.
Dù vậy, thực trạng sản xuất hữu cơ Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn. Bởi sau quá trình công nghiệp hóa, nhiều diện tích đất nông nghiệp và nguồn nước đã bị nhiễm hóa chất. Bên cạnh đó nguồn giống, các chế phẩm hữu cơ còn hạn chế.
Đứng ở phía doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, phân phối, ông Trần Hoàng Ý - Giám đốc Công ty Xuất khẩu điều Việt Hàn, có nhà máy ở Bình Dương và Bình Phước, cho rằng diện tích nhỏ lẻ làm NNHC rất khó khăn. Ngay khâu đầu tiên đã gặp vấn đề nhiễm chéo từ những diện tích không làm hữu cơ khác.
Ông Nguyễn Ngọc Luân - Giám đốc HTX nông nghiệp Lâm San (Đồng Nai), cho biết hợp tác xã của ông thường không có đủ phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất.
Trong khi đó, người nông dân cũng không nhiệt tình với sản xuất hữu cơ, một phần do quen với sự tiện lợi của dùng hóa chất, thuốc BVTV và phần lớn do thị trường hữu cơ còn nhỏ hẹp, chủ yếu là bán lẻ. Họ không yên tâm sản xuất vì sợ không bán được hàng, chưa kể quy trình đạt được giấy chứng nhận hữu cơ lâu dài, tỉ mỉ và tốn kém. Một khoảnh ruộng trồng rau 2-5 ha để có chứng nhận hữu cơ của Mỹ hoặc châu Âu thường tốn gần 10.000 đôla (khoảng 200 triệu) và mỗi năm đều phải tái đánh giá.
Giải pháp nào?
Để tháo gỡ các khó khăn cho sản xuất hữu cơ, ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho rằng, việc trước hết cần nâng cao nhận thức cho người nông dân. Nhưng một thực tế đáng buồn ở địa phương ông là có nhiều lớp học tổ chức cho nông dân, dù đi học được tiền nhưng số lượng người tham dự lại rất khiêm tốn.
Ngoài việc đề xuất có chế tài cho những trường hợp sản xuất không an toàn, ông Bính cũng mong có các chương trình hỗ trợ người nông dân vay vốn để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ.
Ông Nguyễn Ngọc Luân cũng cho rằng nhận thức về bảo vệ môi trường của người nông dân còn yếu. Trong khi ở các nước châu Âu, người nông dân làm NNHC trước hết vì môi trường, từ đó họ đã thu hút được người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cao hơn cho sản phẩm vì môi trường.
Bên cạnh yếu tố con người, ông Luân đặc biệt đề cao việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật và hệ thống chứng nhận hữu cơ - đây cũng là hai trong 6 nhóm giải pháp (Giải pháp đầu vào, Vốn đầu tư, Cơ chế chính sách, Thị trường, Hệ thống chứng nhận, Khoa học kỹ thuật) mà Bộ NNPTNN đề xuất.
Ông Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Cà Mau cho rằng cần xác định rõ lợi thế của từng tỉnh, từng vùng và có quy hoạch rõ ràng. Bởi vì, đặt một nhà máy cách khu trồng trọt chăn nuôi hữu cơ khoảng 20km cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn nước của sản xuất, khiến sản phẩm không còn là hữu cơ nữa. Các doanh nghiệp làm hữu cơ phải tính thời hạn đầu tư. Làm hữu cơ không chỉ thể tính 5-10 năm mà phải từ 20-30 năm trở lên.
Dù NNHC là hướng đi trong tương lai nhưng PGS TS Dương Hoa Xô, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Nông sản Hữu cơ Việt Nam cho rằng, NNHC chỉ nên được coi là một phân khúc của thị trường. Trên thế giới, NNHC chiếm chưa đến 10% sản lượng. "Vấn đề quan trọng là chúng ta cần sản xuất đúng cách để có được các sản phẩm an toàn, chấm dứt tình trạng thực phẩm bẩn", ông Xô nói.
Theo ông Xô, để phát triển NNHC, nhà nước cần ưu tiên vấn đề chứng nhận và thị trường cho sản phẩm. Đặc biệt cần chọn đối tượng sản phẩm ưu tiên để phát triển. Ví dụ, rau có thể không cần diện tích tập trung, nhưng làm tôm hay cây công nghiệp hữu cơ cần nhiều diện tích lớn.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam cũng đồng tình với đề xuất không làm tràn lan mà cần chọn những sản phẩm NNHC có lợi thế cạnh tranh. "Đặc biệt cần tập trung các hộ nông dân và địa phương vào khâu chế biến, vì chỉ có chế biến mới có thể tạo dựng những sản phẩm có giá trị gia tăng và làm theo chuẩn của thị trường bậc cao", ông Toản đề nghị.
Theo Danviet
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký các quyết định về công tác nhân sự Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/11/2019 đối với một số cán bộ gồm ông Nguyễn Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới ký các quyết...