Hành trình tới “chảo lửa” Trung Đông của lính dù Mỹ
Với nhiều lính của Sư đoàn Dù 82, lực lượng được xem là “xông xáo” nhất của quân đội Mỹ, đây là nhiệm vụ đầu tiên trong đời.
Những người lính trẻ đóng gói đạn dược và súng, thực hiện cuộc gọi cuối cho người thân trước khi tắt điện thoại di động.
Những người lính thuộc sư đoàn Dù 82 Lục quân Mỹ
600 binh sĩ hầu hết rất trẻ thuộc Sư đoàn Dù 82 ở căn cứ Fort Bragg, Bắc Carolina đang chuẩn bị cho chuyến đi Trung Đông, Họ là một phần trong số 3.500 lính Mỹ được triển khai đến khu vực. Trong đó, Kuwait là điểm dừng chân đầu tiên, nhưng họ sẽ tiếp tục được phân loại.
“Chúng ta sẽ chiến đấu, người anh em ạ”, một người lính giơ hai ngón tay cái và cười tươi với mái tóc đỏ rực. Anh đứng giữa hàng chục binh sĩ đang chuẩn bị lên một chiếc xe tải bên ngoài một tòa nhà ở căn cứ Fort Bragg hôm 5/1. Vài ngày sau khi Tổng thống Trump lệnh cho quân đội Mỹ tiến hành cuộc không kích hạ sát thiếu tướng Iran Qasem Soleimani, Tư lệnh Đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), nguy cơ về một cuộc xung đột Trung Đông trở nên rất gần. Những nam, nữ quân nhân Sư đoàn Dù 82 của quân đội Mỹ, vốn được duy trì ở chế độ chờ cho các trường hợp khẩn cấp, giờ đây đang di chuyển đến Trung Đông.
Thiếu tướng James Mingus, chỉ huy Sư đoàn Dù 82 bắt tay và “chúc may mắn” với những quân nhân nam và nữ khi họ chuẩn bị rời căn cứ. Một người lính 27 tuổi đến từ Ashboro, Virginia, nói rằng anh không ngạc nhiên khi nhận lệnh đến Trung Đông.
“Tôi xem tin tức, xem mọi thứ đang diễn ra ở đó như thế nào”, người lính trẻ giấu tên nói. “Sau đó, tôi nhận được một tin nhắn từ cấp trên rằng ‘Không được đi bất cứ đâu’. Và nó đã đến”.
Rủi ro về một cuộc xung đột ám ảnh tâm trí của những người lính trẻ, dù nhiều người tập trung chật cứng ở nhà thờ trong căn cứ ngay sau bữa sáng với trứng, bánh quế, bột yến mạch, xúc xích và bánh rán. Một binh nhì lấy sợi buộc vào xe tải rồi cố buộc nó vào thắt lưng của một đồng đội đang không để ý, trò đùa cuối cùng trước khi họ được vận chuyển ra nước ngoài.
Những người lính ở độ tuổi 30 và 40 buồn thấy rõ. Họ từng chứng kiến các đồng đội trở về từ những lần triển khai quân trong quá khứ, đi bằng một chân hoặc nằm trong những chiếc quan tài phủ cờ. “Đây là nhiệm vụ, anh bạn”, Brian Knight, một cựu quân nhân nghỉ hưu, người từng tham gia 5 cuộc điều quân tới Trung Đông, nói. Ông hiện là giám đốc của một dự án trong chương trình từ thiện quân sự. “Họ đã đáp lại tiếng gọi khẩn cấp của nước Mỹ. Họ ăn vội vàng để đi. Tổng thống đã gọi Sư đoàn Dù 82″, Knight nói.
Video đang HOT
Có rất nhiều suy tư giằng xé khi những quân nhân Mỹ ném chiếc ba lô nặng 34 kg lên chiếc xe tải vận chuyển. Chiếc ba lô chứa mọi thứ, áo giáp, tất dài, đồ lót cho đến 210 viên đạn cho khẩu M4 của họ. Một trung sĩ rẽ đám đông quân nhân đang tập trung và hét lớn xem ai có nhóm máu O, nhóm máu có thể cho bất cứ bệnh nhân nào. “Đội y tế cần ngay bây giờ. Lên đi”, anh nói.
“Các chàng trai rất hào hứng đi, nhưng không ai trong chúng ta biết sẽ đi bao lâu”, trung tá Mike Burns, phát ngôn viên của quân đội Mỹ nói và nhấn thêm rằng: “Đó là điều khó khăn nhất”. Các binh sĩ được lệnh không mang điện thoại di động hoặc bất kỳ thiết bị nào có thể dùng để liên lạc với bạn bè và gia đình ở nhà, nhằm tránh lộ thông tin.
Một trung sĩ bắt đầu rà soát những cái tên cuối cùng trong danh sách, sau những tiếng “Có” và “Đây ạ” vang lên.
Mỗi phi cơ chuyển quân ra nước ngoài có 7 thành viên phi hành đoàn gồm phi công, y sĩ, đầu bếp, thợ cơ khí, giáo sĩ, quản lý cung ứng và vận chuyển. Tất cả, trừ giáo sĩ, đều được trang bị súng.
Một trung sĩ 34 tuổi nói anh nhận được lệnh lên đường khi vừa mới xin nghỉ phép để đưa vợ và hai con gái nhỏ đến bãi biển Daytona, bang Florida, quê anh. Họ dự định thăm họ hàng và tới Disney World. “Chúng tôi vừa đến đó và tôi nhận cuộc gọi yêu cầu quay trở lại căn cứ”, “Vợ tôi đã hiểu kỷ luật quân đội và đã đến lúc tôi phải đi rồi. Chúng tôi lái xe quay về ngay”, anh nói.
Hàng trăm binh sĩ giậm chân theo mệnh lệnh. Họ xếp thành một hàng dài đều tăm tắp và bước đi, mang theo súng và vũ khí, mũ bảo hộ, đi qua một người giương cờ cao về phía đông trong cơn gió tháng Giêng.
Vũ Lâm
Theo petrotimes.vn/Reuters
Chuyên gia Nga: Xe tăng hạng nhẹ Sprut vượt trội tăng Mỹ
Ngay khi hay tin chương trình "Hỏa lực bọc thép cơ động" (MPF) của Mỹ sắp đi vào thử nghiệm, giới chuyên gia của cơ quan thông tấn Liên bang Nga tuyên bố rằng xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 125mm của nước này tốt hơn dòng xe Mỹ.
Theo Army News Service, Lục quân Mỹ đang tìm cách nhận càng sớm càng tốt xe tăng hạng nhẹ mới để cung cấp hỏa lực chính xác, cơ động cao cho các Lữ đoàn bộ binh IBCT.
Báo cáo của Army News Service cho hay, phương tiện bọc thép hỏa lực cơ động cao nằm trong chương trình "Xe chiến đấu thế hệ tiếp theo" hiện đang có hai ứng viên cạnh tranh, quyết định chọn lựa sẽ được đưa ra vào tháng 12 kèm "món quà" trị giá 376 triệu USD chế tạo 12 chiếc.
Xe tăng hạng nhẹ mới của Lục quân Mỹ.
Dự kiến, vào đầu tháng 3/2020, các nguyên mẫu bắt đầu tham gia thử nghiệm sống sót, cơ động, hỏa lực... Đơn vị bộ binh nhẹ thuộc Sư đoàn dù 82 sẽ có đánh giá vào cuối năm sau.
Dù chưa có tham số kỹ thuật rõ ràng về phương tiện mới của Mỹ, thế nhưng giới chuyên gia Nga "vỗ ngực" cho rằng xe tăng hạng nhẹ của họ vượt xa mẫu xe Mỹ vì tính năng cực mạnh của Sprut-SDM1 dự kiến biên chế vào năm 2020.
Sprut-SDM1 là phiên bản nâng cấp của dòng xe tăng hạng nhẹ hoặc cũng được phân loại là pháo tự hành chống tăng 2S25 Sprut-SD. Phiên bản mới này chủ yếu cải tiến sâu ở hệ thống điều khiển hỏa lực đem lại khả năng tác chiến hiệu quả hơn trong mọi điều kiện chiến trường.
Trên Sprut-SDM1 được trang bị pháo 2A75M có hiệu suất tác chiến tương tự pháo 2A46M5 trang bị trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90.
Pháo sử dụng hệ thống nạp đạn tự động với cơ số 40 viên, trong đó có 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp tự động, 18 viên dự trữ ở khoang phía sau.
Xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1.
Cơ số đạn mang theo gồm có 20 đạn nổ phân mãnh diệt bộ binh, 14 đạn xuyên giáp động năng APFSDS và 6 tên lửa chống tăng có điều khiển, hoặc 6 đạn HEAT. Pháo chính được hỗ trợ bởi súng máy đồng trục và một đại liên điều khiển từ xa.
Hai bên hông tháp pháo được lắp cụm phóng lựu đạn khói 902V Tucha để đối phó với vũ khí chống tăng dẫn đường của đối phương.
Sprut-SDM1 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số đa kênh Sosna-U cho phép tấn công cả mục tiêu như trực thăng, máy bay không người lái bay thấp.
Đặc biệt, nòng cốt trong chương trình nâng cấp Sprut là tích hợp phiên bản tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119M1 "Invar-M".
Việc tích hợp tên lửa Invar-M cho Sprut-SDM1 mang lại phạm vi tác chiến gấp 2 - 2,5 lần so với pháo tăng. Các loại pháo trang bị trên xe tăng có tầm bắn hiệu quả khoảng 2.000 m, trong khi tên lửa có tầm bắn hiệu quả khoảng 6.000 m.
Chuyên gia quân sự Victor Murakhovsky nhận xét, điều này đem lại cho Sprut-SDM1 khả năng tấn công bên ngoài tầm bắn của xe tăng đối phương. Sprut-SDM1 có thể tiêu diệt mục tiêu mà không quá lo lắng việc đối phương đáp trả khi mà bộ giáp của nó rất mỏng manh. Việc này là do phải hi sinh cho trọng lượng nhẹ để dễ dàng cơ động đường biển hoặc là "nhảy dù từ máy bay Il-76".
Với trọng lượng chỉ 18 tấn, bọc thép mỏng chống được đạn pháo dưới 30mm, Sprut-SDM1 đạt tốc độ tối đa trên đường bằng 71km/h, trung bình 45-50km/h khi off-road, có khả năng bơi 8-10km/h trong điều kiện sóng gió cấp 3.
Thanh Nga (tổng hợp)
Theo doanhnghiep
Mỹ hối hả triển khai thêm hàng nghìn lính tới Trung Đông Lầu Năm Góc đang triển khai thêm khoảng 3.500 binh sĩ tới Trung Đông và nhiều nơi khác được đặt trong tình trạng báo động trong bối cảnh leo thang căng thẳng với Iran. Động thái này diễn ra một ngày sau khi một cuộc không kích của Mỹ giết chết một chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran. Các binh sĩ...