Hành trình ròng rã nuôi con song sinh bị sinh non nặng có 1.3kg, “đi viện nhiều như cơm bữa” của bà mẹ 9x
Chăm sóc 1 đứa con sinh non đã vất vả vô cùng, nhưng khi cả 2 bé sinh đôi cùng sinh thiếu tháng thì nỗi nhọc nhằn lại tăng lên cả nghìn lần.
Nếu mẹ nào đã từng chăm sóc trẻ sinh non thì sẽ hiểu vất vả đến nhường nào. Đối với chị Nguyễn Thị Mai, 26 tuổi (sống tại Phú Thọ) thì nỗi vất vả này còn tăng lên gấp đôi khi 2 bé sinh đôi nhà chị bị sinh son ở tuần thứ 31, nặng có 1,3kg và phải ra vào viện thường xuyên. Nhớ lại hành trình chăm sóc các con, chị Mai vẫn còn rất bồi hồi.
Hình ảnh 2 bé Nguyễn Bảo Long và Nguyễn Bảo Phong khi được 18 ngày tuổi.
Theo lời bà mẹ trẻ chia sẻ, ngay từ hồi mang thai sức khỏe của chị rất yếu, hay đau bụng, thỉnh thoảng khó thở và còn bị ngất. Đến tuần thứ 31, chị bỗng có cơn gò nên đi viện để kiệm tra, nhưng không ngờ phải nhập viện để sinh con luôn:
“Hôm đó bác sĩ ở bệnh viện huyện bảo mình đẻ ở đấy cũng được, nhưng đẻ xong phải chuyển con lên bệnh viện tuyến trên nên mình xin bác sĩ chuyển sang viện sản trên Hà Nội. Khi nằm trên bàn đẻ bác sĩ cho chạy máy đo tim thai và cho biết 1 tim thai yếu, sợ không giữ được nên bắt người nhà kí giấy cam kết. Đến sáng hôm sau mình có cơn đau đẻ và ngất lúc nào không biết. Mình sinh thường 1 bé nặng 1,3kg và bé còn lại được 1,35kg”.
2 bé khi mới sinh bị vàng da, suy hô hấp và nhiễm trùng đường ruột.
Vừa mới chào đời, 2 con trai của chị Mai bị vàng da, suy hô hấp, nhiễm trùng đường ruột và phải chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt luôn trong suốt 18 ngày. Không được gặp con, lại chứng kiến cảnh các con phải dùng máy thở, chị Mai không khỏi quặn lòng:
“2 bạn lúc mới sinh thì phổi với mắt chưa trưởng thành hết, 3 ngày đầu các bé yếu quá không thở được và phải thở áp lực dương liên tục (CPAP) và những ngày sau thở oxy. Mình đẻ xong 5 ngày được xuất viện và phải thuê phòng trọ gần đấy để hàng ngày vào viện vắt sữa cho 2 con và nghe ngóng tình hình. Hàng ngày, cứ 3 tiếng/lần mình phải vào viện vắt sữa cho con. 2 bé được cho ăn qua ống thông bơm trực tiếp tới dạ dày.
18 ngày sau khi con tự thở được không cần dùng máy nữa thì mình được gặp con, nhưng mỗi ngày chỉ được bế 1 bé thôi và cho ăn trong 30 phút.
Video đang HOT
2 bé khi được 2 tháng tuổi.
Và 3 tháng.
Đến ngày 25 thì bé nhà mình phải truyền máu. Ở trong viện suốt 1 tháng 4 ngày thì các con được ra viện, nhưng vừa ra viện hôm trước thì đêm hôm sau 2 bé có cơn ngừng thở đi cấp cứu, may đi kịp thời nên không sao. Sáng hôm sau mình và các con chuyển về bệnh viện tuyến huyện, ở đấy 10 ngày thì về nhà”.
Những ngày ròng rã chăm con ở nhà sau đó khiến chị Mai không thể nào quên được. Hai bé liên tục ốm đau phải vào viện như cơm bữa, rồi việc phải chăm con 1 mình do chồng đi công tác xa khiến bà mẹ trẻ gần như muốn buông xuôi mọi thứ, nhưng vẫn phải cố gắng vì các con:
“2 bé nhà mình ốm thường xuyên, hệ hô hấp của bé kém nên hay bị viêm phế quản suốt. Cứ 5 hôm lại đi viện nhi khám 1 lần. Bé anh lúc 2 tháng tuổi bị thoát vị bẹn trái và phải đợi đủ 8kg để đi phẫu thuật, còn bé em thì bị thoát vị rốn. Hầu như các con ở viện nhiều hơn ở nhà.
Bảo Long và Bảo Phong khi 5 tháng tuổi, lúc này 2 bé trông đã khỏe mạnh và bụ bẫm hơn.
Khi 7 và 9 tháng.
10 tháng tuổi.
Cơ địa ít sữa, không đủ sữa cho 2 bé ăn nên mình phải cho các con ăn kèm sữa ngoài. Có thời gian cả 2 đều bỏ bú bình với không chịu ăn sữa ngoài, mất tầm khoảng nửa tháng. Thời gian đấy mình phải bón từng thìa sữa cho con ăn, chỉ mong con ăn một chút thôi. Ông bà 2 bên chỉ giúp mình được lúc nào hay lúc đấy, còn đâu hầu như là một mình chăm 2 bé. Được cái 2 bé cũng ngoan nên đỡ khoản thức đêm”.
21 và 28 tháng tuổi.
2 bé chụp ảnh cùng ba mẹ trong sinh nhật 1 tuổi.
Hình ảnh hiện tại của 2 bé Bảo Long và Bảo Phong (33 tháng tuổi).
Hiện tại sức khỏe của 2 con trai chị đã ổn định hơn rất nhiều, các bé giờ đã gần 3 tuổi, rất lanh lợi, không còn hay ốm vặt như lúc còn nhỏ nữa do được mẹ cho uống thuốc bổ đều đặn và chăm sóc cẩn thận. Chia sẻ về hành trình chăm con đầy gian nan, bà mẹ trẻ thật lòng cho hay: “ Mới đầu thì mình rất sợ là sẽ không làm được vì lần đầu làm mẹ mà cả 2 bé đều sinh non , nhưng cũng nhờ có ông bà nội ngoại 2 bên, nhờ có người thân trong gia đình giúp đỡ mình mới tiếp tục được. Mặc dù đi làm xa nhưng chồng mình cũng quan tâm, động viên mình mỗi khi có khó khăn. Nhiều lúc mình nghĩ các con dũng cảm kiên trì vượt qua mọi ốm đau bệnh tật như vậy thì tại sao mình lại không làm được. Tuy mệt mỏi, áp lực nhưng nhìn 2 con vui vẻ, cười đùa thì mọi mệt mỏi trong người tan biến hết. Nghĩ lại quãng thời gian đã qua mà cứ như vừa mới xảy ra thôi”, chị Mai trải lòng.
Theo toquoc.vn
Uống cà phê khi mang thai và những lưu ý cần biết
Mang thai là giai đoạn bạn trở nên thèm ăn hơn bao giờ hết. Nhưng đây cũng là giai đoạn khá khó chịu khi bạn buộc phải kiêng một số món ăn, thức uống yêu thích. Trong đó, cà phê là một trong những thức uống mà phụ nữ mang thai nên kiêng.
Bà bầu nên uống một lượng cà phê vừa phải để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Ảnh: Health
Một số nghiên cứu cho thấy cà phê có chứa caffeine, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi. Tác động tiêu cực này sẽ gia tăng nếu bà bầu uống lượng cà phê nhiều hơn.
Bác sĩ Jessica Shepherd - chuyên gia sản phụ khoa - người sáng lập Her Viewpoint (diễn đàn trực tuyến về sức khỏe phụ nữ), cho biết: "Một người phụ nữ không mang thai, sức khỏe hoàn toàn bình thường uống cà phê sẽ cảm thấy tỉnh táo, tập trung hơn trong công việc. Nhưng phụ nữ mang thai uống cà phê sẽ gây ra nhiều rủi ro đến thai nhi. Caffeine có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, tác động đến sự phát triển của em bé".
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ mang thai uống cà phê sẽ khiến huyết áp cao, dẫn đến nguy cơ em bé sinh ra bị nhẹ cân, thậm chí sản phụ sẽ sinh non.
Nhau thai là cơ quan cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. Trong khi đó, caffeine có thể ảnh hưởng đến nhau thai, tác động đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của thai nhi.
Cà phê có chứa caffeine, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi. Ảnh: Womenshealthmag
Bác sĩ Shepherd cũng cho biết caffeine có tác dụng lợi tiểu. Khi uống cà phê, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn và khiến cơ thể dễ bị mất nước. Do đó, bà bầu uống cà phê có thể khiến cơ thể mất nước, tác động đến nhu cầu cung cấp đủ nước của em bé.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bà bầu tiêu thụ hơn 300 miligam caffeine mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh con nhẹ cân. Đồng thời, nó còn tác động đến sự phát triển sinh lý của em bé. Để đảm bảo an toàn trong thai kỳ, bà bầu nên dùng ít hơn 200 miligam caffeine mỗi ngày.
Ngoài cà phê, caffeine còn có trong nhiều loại món ăn thức uống khác như trà, chocolate, soda,... Do đó, trong chế độ ăn uống, bà bầu cần lưu ý đến tổng lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
Lưu ý, trong suốt thai kỳ, chị em nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về mọi vấn đề sức khỏe cũng như mối quan tâm về caffeine. Ngoài ra, chị em nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc,... để có thai kỳ khỏe mạnh.
Theo Womenshealthmag/viettimes
"Chuyện ấy" với bụng bầu 6 tháng khiến con "phản ứng"? Dạo gần đây những đêm có "chuyện ấy", em có cảm giác như con trong bụng đạp nhiều hơn, có khi còn hơi đau, không biết có liên quan gì không... Ảnh minh họa Bạn đọc nữ giấu tên (25 tuổi, Đồng Nai), hỏi: Chào bác sĩ, em đọc trên báo thấy rằng thời nay không cần kiêng khem "chuyện ấy" khi đang...