Hành trình phát triển kinh tế số Indonesia
Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, là quốc gia đông dân thứ tư thế giới và là thành viên của G20.
Báo cáo “World in 2050″ của PwC dự báo đến năm 2050, Indonesia sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư hành tinh. Tuy nhiên, Tổng thống Joko Widodo tin rằng Indonesia có thể đạt vị trí này sớm hơn nữa, vào năm 2045.
Trong 5 năm đầu nhiệm kỳ, từ năm 2014 đến 2019, một lĩnh vực Tổng thống Widodo đặc biệt quan tâm là nền kinh tế số. Kinh tế số đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người dân Indonesia thông qua tạo ra kinh tế chia sẻ và thúc đẩy tiêu thụ.
Những số liệu chính cho thấy sức mạnh của kinh tế số Indonesia là hơn 2.000 startup, bao gồm hơn 150 startup cho vay công nghệ tài chính (fintech) và khoảng 75 startup thanh toán fintech. Sức mạnh kinh tế số Indonesia đã thu hút sự chú ý của cả trong và ngoài khu vực nhờ 4 kỳ lân công nghệ.
Tính đến đầu năm 2020, có khoảng 175,4 triệu người Indonesia kết nối Internet, động lực đưa kinh tế Internet trong nước chạm mốc hơn 100 tỷ USD vào năm 2025. Nó báo hiệu tương lai tươi sáng cho lĩnh vực này, trong khi đó, các cải cách thuế của chính phủ đóng vai trò trụ cột để tận dụng nhân khẩu học trong nước: tầng lớp trung lưu trẻ tuổi đông đảo thông thạo công nghệ và ưu ái cũng công nghệ, doanh nhân đột phá.
Bộ trưởng Doanh nghiệp quốc doanh Erick Thohir cho biết kinh tế số là cơ hội mới cho Indonesia. Ông dự kiến tốc độ tăng trưởng của nó sẽ nhanh gấp 8 lần so với GDP. Hiện nay, kinh tế số đóng góp khoảng 4% GDP và năm 2030 sẽ là 18%. Ông cũng cho rằng kinh tế số Indonesia có tiềm năng tăng trưởng cao hơn bất kỳ quốc gia ASEAN nào khác xét theo tổng giá trị hàng hóa (GMV). Do đó, một điều quan trọng là Indonesia phải có lộ trình riêng, không phụ thuộc quốc gia nào khác để bảo đảm tăng trưởng và tạo mới việc làm trong nước.
Nằm trong kế hoạch cải cách sâu rộng hơn, Tổng thống Widodo tiết lộ 5 lĩnh vực trọng tâm trong nhiệm kỳ từ năm 2019 đến năm 2024. Đó là phát triển nguồn lực con người; tăng cường minh bạch và hiệu quả của các chương trình bảo trợ xã hội; tăng tốc phát triển hạ tầng; cải cách bộ máy quan liêu và mở cửa kinh tế cho đầu tư. Dù kinh tế số không được nhắc đến trực tiếp, nó là thành phần quan trọng trong chiến lược của chính phủ nhằm sử dụng công nghệ để thúc đẩy phát triển trong các lĩnh vực then chốt.
Video đang HOT
Môi trường pháp lý
Trên thế giới, quy định thường đi sau tiến bộ, Indonesia cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, nhà chức trách Indonesia đang nỗ lực để hỗ trợ các startup công nghệ như tạo ra các yêu cầu cấp phép rõ ràng, thiết lập bộ quy tắc thông qua hiệp hội fintech Asosiasi Fintech Pendanaan Indonesia và Asosiasi FinTech Indonesia.
Cách tiếp cận phối hợp giúp chính phủ nâng đỡ sự phát triển của mảng fintech nhờ học hỏi từ các sai sót trong quá khứ. Sandbox fintech do Cơ quan quản lý Dịch vụ tài chính (OJK) thiết lập năm 2018 vô cùng thành công, có nhiều công ty đã đăng ký với cơ quan chức năng thông qua quy trình này.
Đây là một nét riêng của Indonesia do chính phủ đóng vai trò tích cực trong việc nuôi dưỡng ngành công nghiệp cho vay fintech từ trứng nước thông qua OJK. Theo truyền thống, giới thiệu các quy định sẽ thận trọng hơn, song đối với fintech, chính phủ lại sử dụng cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc để thúc đẩy tài chính toàn diện và đổi mới công nghệ.
Một lĩnh vực khác trải qua nhiều thay đổi trong những năm gần dây là bảo vệ người tiêu dùng và quyền riêng tư dữ liệu. Quy tắc chính phủ (GR) số 71 ra đời năm 2019 thay thế cho GR số 82 của năm 2012. GR số 71 quản lý việc áp dụng các hệ thống điện tử, đại lý điện tử, giao dịch điện tử, chứng nhận điện tử và tổ chức chứng nhận độ tín nhiệm cũng như quản lý tên miền. Quy định có sự phân biệt giữa đơn vị vận hành hệ thống điện tử tên miền công cộng và tư nhân, cho phép doanh nghiệp tư nhân chuyển việc quản lý, quy trình xử lý và/hoặc lưu trữ hệ thống điện tử, dữ liệu ra nước ngoài. Đó là một động thái tích cực, hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp đám mây vì giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng các công nghệ tiết kiệm chi phí trong hoạt động hàng ngày.
Hạ tầng số
Trong khu vực, Ấn Độ là nước có nhiều điểm tương đồng với Indonesia về dân số và địa lý. Một trong những phát triển hạ tầng số nổi bật nhất của Ấn Độ những năm gần đây là IndiaStack, bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép chính phủ, doanh nghiệp, startup và các nhà phát triển tận dụng một nền tảng duy nhất để giải quyết các thách thức trong cung cấp dịch vụ phi tiền mặt, phi giấy tờ và từ xa. IndiaStack được xây dựng trên nhiều nền tảng số, bao gồm nền tảng KYC điện tử Aadhaar, nền tảng quản lý và thanh toán mọi giao dịch bán lẻ của Tập đoàn thanh toán quốc gia, nền tảng DigiLocker để phát hành và xác thực tài liệu, giấy chứng nhận điện tử.
IndiaStack mất 10 năm để phát triển và hoàn thiện vào năm 2019. Hệ sinh thái công nghệ ổn định của Ấn Độ đã tạo điều kiện cho các startup tập trung vào đổi mới và tạo ra giá trị cho khách hàng nhờ tận dụng hạ tầng số sẵn có.
Nếu nhìn vào đây, Indonesia cũng có thể hưởng lợi nếu phát triển “IndonesiaStack” trong vài năm tới. Hạ tầng số sẽ ngay lập tức mang đến lợi ích cho những đối tượng của các chương trình bảo trợ xã hội. Theo World Bank, Indonesia chi khoảng 1% GDP cho các chương trình này. Chính phủ đã bắt đầu chuyển từ trả tiền mặt sang chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng để giảm thiểu tham nhũng trong quá trình giải ngân.
Một nền tảng như vậy cũng sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện và thanh toán bán lẻ, tăng lực cho nền kinh tế tiêu thụ. Có sự tăng trưởng kỷ lục trong giải ngân các khoản vay fintech từ năm 2016 đến năm 2018. Việc ra đời của IndonesiaStack có thể tăng tốc hơn nữa nhờ cho phép các công ty fintech dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn và thực hiện chức năng KYC với giá thấp hơn đáng kể. Hiệu ứng của hạ tầng số sẽ được nhân lên nhiều lần và giúp Indonesia đạt được các mục tiêu quốc gia rộng lớn hơn.
Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có nhiều người sở hữu NFT nhất thế giới
Theo báo cáo mới nhất của Statista, NFT nhận được sự quan tâm lớn tại nhiều quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Theo Forbes, NFT (Non-fungible token) được định nghĩa là một "tài sản số đại diện cho một vật phẩm trong thế giới thực như tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm âm nhạc, vật phẩm trong trò chơi và video". NFT được mua bán trên Internet, thường bằng tiền ảo và được mã hóa bằng phần mềm về cơ bản giống như nhiều loại tiền ảo.
NFT nổi tiếng với sự độc nhất nhờ các mã định dạng cụ thể - đính kèm khi chúng được tạo ra (đăng tải trên chuỗi khối để mọi người có thể mua).
Tính riêng năm 2021, biểu đồ cho thấy Thái Lan là quốc gia dẫn đầu về số lượng người sở hữu NFT trên thế giới với tổng cộng 5,65 triệu người, xếp thứ 2 là Brazil với 4,99 triệu người.
Tiếp theo là Mỹ với 3,81 triệu người, Trung Quốc xếp thứ 4 với 2,68 triệu người và khép lại top 5 là Việt Nam với 2,19 triệu người sở hữu NFT.
Cũng theo báo cáo, khi xét trên quy mô dân số, Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu với số lượng người sở hữu tài sản số chiếm 8,08% dân số đất nước. Một số quốc gia có lượng người sở hữu NFT khổng lồ khác bao gồm Canada (3,67% dân số), Brazil (2,33% dân số). Số lượng người sở hữu NFT tại Việt Nam chiếm 2,43% dân số.
Theo báo cáo của công ty dữ liệu chuỗi khối Chainalysis, tính tới hết năm 2021, thị trường NFT trị giá hơn 41 tỷ USD, gần tương đương với quy mô của thị trường nghệ thuật truyền thống vào năm 2020 (50 tỷ USD).
Tuy nhiên, tháng trước, thị trường NFT chứng kiến cú lao dốc mạnh khi số lượng giao dịch bán NFT bình quân hàng ngày giảm xuống còn khoảng 19.000, giảm tới 92% so với mức cao nhất khoảng 225.000 giao dịch hồi tháng 9 năm ngoái, theo Wall Street Journal.
Điều này xảy ra theo diễn biến giảm chung của thị trường tiền ảo, nỗ lo sợ lừa đảo và lạm phát gia tăng khiến mọi người ít có xu hướng đầu tư mạo hiểm hơn.
Theo Statista, sự bùng nổ của thị trường NFT tại Đông Nam Á xuất phát từ nhiều lý do, bao gồm sự phổ biến của các trò chơi kiếm tiền như Axie Infinity của công ty Việt Nam Sky Mavis. Đây là dự án do đội ngũ founder người Việt, dẫn đầu bởi ông Nguyễn Thành Trung.
Ngoài ra, phong trào nghệ sĩ giới thiệu sản phẩm của mình thông qua nền tảng số cũng là yếu tố thúc đẩy hoạt động giao dịch NFT.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính cho rằng rất rủi ro khi quá phụ thuộc vào NFT bởi vì tài sản ảo này không có nhiều cơ sở để xác định giá trị, mà hiện tại chủ yếu được mua bán dựa trên sự đồn đoán và thổi phồng.
"Các NFT không có kinh tế cơ bản dựa trên hoạt động kinh doanh của công ty hay quốc gia. Tài sản này mang tính đầu cơ và biến động. Bạn có thể lãi một cách khó hiểu nhưng cũng có thể mất tất cả", Chuin Ting Weber, Giám đốc điều hành của hãng cố vấn tài chính MoneyOwl, nhận định.
Thông tin về tài sản số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư. Tại Việt Nam hoạt động đầu tư tài sản số chưa được pháp luật công nhận và bảo vệ. Các loại tài sản số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính
Mỹ sẽ thua Trung Quốc ở 'mặt trận lõi' 5G, AI, vi điện tử? Báo cáo đầu tiên của Dự án Nghiên cứu cạnh tranh đặc biệt (SCSP) cảnh báo Mỹ có thể thua cuộc chiến công nghệ mới vào tay Trung Quốc, nếu nước này không sớm hành động mạnh mẽ trên 3 mặt trận cốt lõi: 5G, AI, vi điện tử. Kỷ niệm 25 năm ngày ra đời tên miền google.com Hàn Quốc phát lệnh...