Hành trình khám phá vùng Kansai
Chuyến hành trình dài 6 ngày 5 đêm tại hai thành phố nổi tiếng nhất của vùng Kansai (Nhật Bản) là Osaka và Kyoto đã để lại cho đoàn chúng tôi nhiều kỷ niệm đáng nhớ…
Vốn là fan trung thành của phim Osin – một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Nhật Bản với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và câu chuyện nhân văn, giàu ý nghĩa, tôi từng ấp ủ giấc mơ được một lần đặt chân tới đất nước Mặt trời mọc…
Chùa Kiyomizu (chùa Thanh Thủy) tại Kyoto được mệnh danh là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Sau khi lên kế hoạch khá chi tiết cho chuyến du lịch tự túc đầu tiên tới Nhật Bản, tôi quyết định rủ thêm một số người bạn yêu thích du lịch cùng tham gia hành trình. Lần này, chúng tôi lựa chọn vùng Kansai – nơi tập trung nhiều thành phố du lịch của Nhật Bản như Osaka, Kyoto, Nara… cho chuyến hành trình dài 6 ngày 5 đêm của mình.
Thú vị Osaka
Khác xa với tưởng tượng ban đầu của tôi rằng một thành phố công nghiệp thường nhàm chán và buồn tẻ, Osaka trên thực tế lại khá thú vị. Không quá náo nhiệt như Tokyo nhưng cũng không quá trầm mặc và yên bình như Kyoto, có thể nói Osaka là điểm đến lý tưởng cho những tín đồ du lịch vừa muốn trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản lại vừa yêu thích sự hiện đại của một đô thị năng động. Là thành phố lớn thứ ba Nhật Bản, Osaka còn được biết đến với tên gọi “Venice của phương Đông” nhờ mạng lưới các kênh đào rẽ nhánh qua con sông Yodo.
Vì đều là những người yêu thích lịch sử nên các thành viên trong đoàn chúng tôi nhất trí chọn lâu đài Osaka – biểu tượng của thành phố là điểm đến đầu tiên. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI bởi Toyotomi Hideyoshi – một lãnh chúa nổi tiếng của Nhật Bản, lâu đài từng bị thiêu hủy và được xây dựng, trùng tu lại nhiều lần nhưng giữ nguyên được nét cổ kính và bí ẩn vốn có. Lâu đài được xây dựng theo kiến trúc ba vòng bao quanh, bên ngoài là đường, sau đó là các ao nước và vào bên trong là khuôn viên.
Không chỉ với du khách quốc tế, lâu đài Osaka cũng là điểm đến yêu thích của nhiều người dân Nhật Bản bởi nơi đây còn là một bảo tàng sống động và đầy đủ về các giai đoạn lịch sử quan trọng của Osaka. Trên hành trình tìm kiếm về những giá trị văn hóa, lịch sử của Osaka, chúng tôi cũng có dịp được ghé thăm Bảo tàng Nhà và Đời sống Osaka, Bảo tàng Nghệ thuật Osaka…
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp truyền thống, Osaka còn là đô thị trẻ, sôi động với những trung tâm mua sắm sầm uất, tập trung nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới. Toa nha Shinsaibashi la nơi mua sắm nổi tiếng nhất ở khu Shisaibashi Suji, nơi các tín đồ có thể “ngụp lặn” trong vô số cửa hàng, cửa hiệu độc lập và một loạt nhà hàng lơn.
Khi tìm kiếm những địa điểm mua sắm nổi tiếng ở Osaka, tôi đã rất bất ngờ khi bắt gặp hàng trăm bức ảnh được chụp tại địa điểm hinh ngươi chay bô cao tơi 33 m có tên “Glico Man” – một biểu tượng của Tập đoàn dinh dưỡng và sức khỏe nổi tiếng Nhật Bản Ezaki Glico. Sau này tôi được biết biểu tượng này cũng chính là địa điểm “check-in” yêu thích của nhiều tín đồ du lịch khi đến với khu phố mua sắm Dotonburi.
Chùa Kiyomizu (chùa Thanh Thủy) tại Kyoto
Về ẩm thực, Osaka cũng phong phú không kém gì Tokyo hay các vùng miền khác của Nhật Bản với nhiều món ăn đặc sắc như bánh xèo (Okonomiyaki), món nướng (Teppanyaki), mì Udon đậu phụ (Kitsune Udon)… Dù vậy, nếu hỏi bất kỳ người Nhật nào về món ăn đặc trưng của Osaka thì đều nhận được một câu trả lời chung là “Takoyaki!”.
Video đang HOT
Xuất phát từ một quán ăn tên là Aizu vào năm 1933, “Tako” tiếng Nhật có nghĩa là bạch tuộc, còn “yaki” có nghĩa là món nướng, nhưng Takoyaki lại không phải là bạch tuộc nướng mà để chỉ món bánh bao nhân bạch tuộc rán được đổ vào khuôn tròn. Mỗi suất bánh Takoyaki sẽ có khoảng 10-12 viên bánh, được ăn nóng với nhiều loại xốt rưới lên trên. Mỗi quầy Takoyaki lại có hương vị riêng, ngay cả xốt ăn kèm cũng khác nhau.
Kyoto – chốn yên bình
Đoàn chúng tôi quyết định chọn cố đô Kyoto là điểm dừng chân thứ hai trong chuyến hành trình khám phá vùng Kansai (Nhật Bản) bởi đây là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng của xứ sở Mặt trời mọc và vị trí địa lý cũng khá gần Osaka, chỉ mất khoảng 50 phút di chuyển bằng tàu điện.
Là thủ đô của đất nước hoa anh đào từ thế kỷ thứ VIII (năm 794) đến thế kỷ XVII, Kyoto vẫn giữ vẹn nguyên những nét đẹp cổ kính, gìn giữ được nhiều khía cạnh văn hóa truyền thống và tinh tế nhất của Nhật Bản, từ chùa chiền cho đến những bộ kimono. Chính điều này đã làm nên những nét đặc trưng của Kyoto và giúp thành phố chinh phục hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Trái ngược với một Osaka ồn ào, vội vã, Kyoto lại là hiện thân của nước Nhật cổ xưa, huyền thoại với nhịp sống chậm rãi, thanh bình, hòa hiếu. Hơn một nửa số chùa miếu, đền đài, dinh thự cổ kính của Nhật Bản tập trung ở Kyoto. Riêng tại Kyoto, đã có 14 chùa và đền được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trong đó nổi tiếng nhất có chùa Kiyomizu (chùa Thanh Thủy) – được mệnh danh là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Và chùa Kiyomizu cũng là điểm tham quan đầu tiên được đoàn chúng tôi lựa chọn khi đến với cố đô của Nhật Bản
Mùa thu chùa Kiyomizu
Từ ga Kyoto, chúng tôi bắt xe bus đến thẳng chùa Kiyomizu. Men theo con đường nhỏ dẫn vào trong khuôn viên chùa, chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi những nam thanh, nữ tú trong các trang phục kimono rực rỡ sắc màu, những cửa hàng lưu niệm, quán ăn, tiệm bánh nếp truyền thống, quán trà đạo san sát, mang đậm phong cách truyền thống Nhật Bản.
Được xây dựng vào năm 778 trên đồi Otawa, chùa Kiyomizu thờ Phật Quan Âm nghìn tay. Từ chùa Kiyomizu, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Kyoto cổ kính. Chùa có kiến trúc cổ ấn tượng với 139 cột gỗ lớn, kết cấu giao nhau làm bệ đỡ ngay lưng chừng sườn núi. Sau chùa có thác nước chảy xuống theo đường dẫn thành ba dòng, tượng trưng cho những khát vọng của con người là tình yêu, sức khỏe và tiền bạc. Những du khách dừng chân nơi đây thường xếp hàng trang nghiêm, cầm gáo hứng dòng nước thiêng từ vách đá, vừa uống vừa thành kính khấn nguyện.
Chúng tôi may mắn khi được ghé thăm chùa Kiyomizu đúng vào mùa hoa anh đào. Đây cũng là thời điểm chùa đón tiếp nhiều lượt du khách quốc tế nhất trong năm, mỗi ngày lên tới hàng ngàn lượt du khách. Chùa Kiyomizu cổ kính, trang nghiêm nằm nép mình bên những rặng hoa anh đào nở rộ, sự kết hợp hài hòa giữa non nước, cảnh sắc nơi đây đã tạo nên khung cảnh nên thơ, hữu tình, khiến du khách không khỏi ngẩn ngơ mỗi khi dừng bước.
Được một người bạn Nhật Bản giới thiệu, sau khi rời bước khỏi Kiyomizu, đoàn chúng tôi quyết định thưởng thức “Kyo-ryori”, bữa ăn gồm các món đặc trưng của Kyoto được chế biến tinh xảo cùng hương vị thanh nhẹ. Tuy nhiên, mức giá cho một bữa ăn như vậy cũng không hề dễ chịu chút nào, khoảng 15 nghìn Yên (hơn 3 triệu đồng) cho 4 người ăn!
Trải nghiệm làm Geisha
Điểm đến tiếp theo được chúng tôi lựa chọn trong chuyến hành trình khám phá cố đô Kyoto là Khu phố cổ Gion – nơi từng là phim trường của bộ phim nổi tiếng Hồi ức của một Geisha do hai ngôi sao Chương Tử Di và Ken Watanabe thủ vai. Dù bộ phim không đạt được doanh thu như mong đợi nhưng nhờ đó, khu phố Gion đã trở thành một địa điểm du lịch “phải đến” của rất nhiều tín đồ du lịch quốc tế khi đến với Kyoto.
Ấn tượng với những nàng Geisha e thẹn dưới bóng dù truyền thống, một số thành viên nữ trong đoàn chúng tôi đã thử đến một cửa hiệu cho thuê trang phục kimono tại phố Gion để trải nghiệm cảm giác “làm Geisha”. Sau khi chọn được một bộ kimono với màu sắc và hoa văn vừa ý, chúng tôi thong thả dạo bước quanh những con phố và tranh thủ chụp hình lưu niệm để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ.
Theo baoquocte.vn
Được ví như "tiểu Bali", suối nước nóng Yên Bái có gì hút giới trẻ
Nếu chưa có điều kiện đặt chân tới Bali thì còn chần chừ gì mà không xách balo lên và đi khi đã có "Tiểu Bali" ngay tại Yên Bái.
Suối nước nóng Trạm Tấu nằm ở khu 5 thị trấn Trạm Tấu (Yên Bái), cách trung tâm thị trấn khoảng 2km. Nơi đây vừa được dân mạng ví như Bali của Việt Nam.
Suối ở Trạm Tấu có diện tích khoảng 600m2, với làn nước trong xanh, nhiệt độ trung bình của dòng nước ở đây từ 43-45 độ C. So với các khu tắm khoáng nóng khác, suối nóng được ví như " tiểu Bali" này nổi bật bởi vẻ đẹp nên thơ, hữu tình.
Thời điểm đẹp nhất ở khu nghỉ dưỡng Bali của Việt Nam là vào buổi sớm, khi đó những làn khói bốc lên mờ ảo của mặt nước, hòa quyện với sương sớm sẽ khiến cho khung cảnh tựa như chốn "bồng lai tiên cảnh".
Suối nằm ngay giữa những thửa ruộng bậc thang và được bao phủ bởi núi non trùng điệp. Đặc biệt, nước suối ở đây trong vắt có thể trông thấy cả lớp đá cuội lấp lánh dưới lòng suối.
Trước đây, khu vực này chỉ có bà con bản địa biết và kéo nhau đến tắm. Cách đây khoảng 1 năm, địa điểm này được một người dân cải tạo và xây dựng làm khu nghỉ dưỡng, thu hút khách du lịch.
Bạn có thể di chuyển thẳng từ Hà Nội tới Trạm Tấu bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy theo cung đường: Hà Nội - cầu Trung Hà - Thanh Sơn - Thu Cúc - Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Trạm Tấu (khoảng 220km).
Hoặc muốn an toàn hơn bạn có thể bắt xe khách tuyến Hà Nội - Nghĩa Lộ tại bến xe Mỹ Đình (190km). Đến nơi, bạn cứ thuê taxi hoặc xe ôm chở từ Nghĩa Lộ đến Trạm Tấu (khoảng 30km) là được.
Khu này được xây dựng và thiết kế rất đẹp gồm nhà hàng, khu bể bơi nước nóng, phòng lưu trú dạng bungalow.
Vé vào bể bơi khu sinh thái là 50k/ người (nếu bạn không lưu trú tại đây ) nhưng bạn sẽ được miễn phí nếu lưu trú tại đây. Giá phòng giao động từ 400k-700k/ đêm. Chưa kể, ở đây còn có nhà sàn tập thể 200k/ người.
Ngoài việc thư giãn, tắm suối bạn có thể đi dạo trong khuôn viên khu sinh thái hoặc lang thang chụp choẹt trong bản làng, ruộng lúa vào ban ngày.
Suối nước nóng Trạm Tấu nằm ở khu 5 thị trấn Trạm Tấu (Yên Bái), cách trung tâm thị trấn khoảng 2km. Nơi đây vừa được dân mạng ví như Bali của Việt Nam.
Suối ở Trạm Tấu có diện tích khoảng 600m2, với làn nước trong xanh, nhiệt độ trung bình của dòng nước ở đây từ 43-45 độ C. So với các khu tắm khoáng nóng khác, suối nóng được ví như " tiểu Bali" này nổi bật bởi vẻ đẹp nên thơ, hữu tình.
Thời điểm đẹp nhất ở khu nghỉ dưỡng Bali của Việt Nam là vào buổi sớm, khi đó những làn khói bốc lên mờ ảo của mặt nước, hòa quyện với sương sớm sẽ khiến cho khung cảnh tựa như chốn "bồng lai tiên cảnh".
Theo kienthuc.net.vn
Cột mốc 1327 Cột mốc 1327 là cột mốc cuối cùng trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc, được cắm trên đỉnh núi Thanh Long Lĩnh thuộc bản Phạt Chỉ, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Cột mốc 1327. Ảnh: Thanh Thuận Từ cửa khẩu Hoành Mô, theo con đường nhựa dọc biên giới đi về hướng Đồng Văn tới bản...