Hành trình gần 20 năm của tiền điện tử: Từ coin mua vui đến thị trường trị giá 2 nghìn tỷ USD, 10.000 Bitcoin mua được 2 chiếc pizza
Tiền điện tử đã có những bước ngoặt đáng kinh ngạc trong gần hai thập kỷ.
Quyết định đổi thương hiệu thành Meta của Facebook vào tháng trước khá “xưa”. Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) nghe có vẻ như một khái niệm tiên tiến. Mọi người có thể tạo ra các phiên bản kỹ thuật số của chính họ để tương tác với các hình đại diện khác trong thế giới ảo. Nhưng đây lại là một ý tưởng gần 20 năm tuổi và chỉ được cập nhật thêm một chút.
Tài sản số là những thứ tồn tại ở định dạng kỹ thuật số và đi kèm với quyền sử dụng, chẳng hạn như Bitcoin và Ethereum, NFT, hợp đồng thông minh và hàng nghìn “coin rác” khác. Tài sản phi hữu hình này có thể được bắt nguồn từ… các trò chơi điện tử.
Khởi đầu chỉ là trò tiêu khiển
Điều này nghe có vẻ khó tin, nhưng “tổ tiên” của thị trường tiền điện tử trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD được “sinh ra” trong World of Warcraft và Second Life, những trò chơi thực tế ảo phổ biến một thời. Vào đầu những năm 2000, cựu diễn viên nhí Brock Pierce, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2020, nhận ra rằng các game thủ rất phấn khích khi mua coin để lên được cấp độ tiếp theo thay vì hoàn thành nhiệm vụ để qua ải.
Tiền điện tử được bắt nguồn từ các game
“Những thứ không hữu hình không đồng nghĩa với vô giá trị”, Pierce đưa ra nhận định khi kể lại việc anh đã thuê hàng trăm người ở Trung Quốc và Hàn Quốc chơi và kiếm coin trong trò chơi. Sau đó, anh đã bán cho những khách hàng lười chơi nhưng vẫn muốn tăng cấp ở miền Tây.
Cùng với William Quigley, hiện là giám đốc điều hành của Worldwide Asset eXchange, nền tảng token lớn nhất, họ đã tạo ra thị trường cho coin trong trò chơi, đặt nền móng cho ngành công nghiệp tiền điện tử hiện trị giá 2 nghìn tỷ USD.
Bitcoin “khởi nghiệp”
Pierce nhận ra giá trị của Bitcoin từ rất sớm, sau khi một tác giả giấu tên sử dụng bút danh Satoshi Nakamoto xuất bản một bài báo vào tháng 10/2008. Trong đó, bài viết phác thảo các đề xuất cho một công nghệ mới gọi là blockchain hoạt động dựa trên sự chấp thuận của người dùng. Chính điều này đã trở thành cơ sở cho một loại tiền số gọi là Bitcoin, có thể được “khai thác” bằng cách giải các thuật toán trên máy tính. Nguồn cung của Bitcoin được giới hạn ở mức 21 triệu coin.
Video đang HOT
Sau đó, Nakamoto đã khai thác Bitcoin đầu tiên vào tháng 1/2009, đánh dấu ngày mạng lưới blockchain và đồng tiền kỹ thuật số ra đời. Vào tháng 5/2010, một người đàn ông ở Florida đã trả 10.000 Bitcoin (tương đương hơn 600 triệu USD theo giá ngày nay) để mua hai chiếc pizza, đây là lần giao dịch đầu tiên bằng tiền kỹ thuật số.
Người đàn ông từng dùng 10.000 Bitcoin để mua hai chiếc bánh pizza cho con
Tác động sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 đã khiến lãi suất giảm mạnh và các ngân hàng trung ương phải tung ra nhiều chương trình mua trái phiếu khổng lồ để củng cố nền kinh tế. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đầy biến động này, mọi người bắt đầu quan tâm đến Bitcoin.
Đầu tiên là những người theo chủ nghĩa tự do và những người đam mê máy tính, tiếp theo tới các nhà giao dịch tiền tệ và cộng đồng giao dịch tài chính. Trong đó, một số người bị hấp dẫn vì công nghệ không thể thay đổi và không thể xóa các giao dịch trong quá khứ. Còn những người khác, chẳng hạn như nhà đầu tư tỷ phú Michael Novogratz, bị thu hút bởi sự khan hiếm của loại coin này, chỉ giới hạn 21 triệu xu.
Đến năm 2011, Bitcoin trở nên phổ biến kéo theo các nền tảng giao dịch được “thơm lây”. Sàn giao dịch Mt. Gox ra mắt vào tháng 7/2010 tại Tokyo cho phép giới đầu tư giao dịch Bitcoin, vốn được định giá khoảng 0,07 USD/Bitcoin tại thời điểm đó, theo CoinDesk.
Sự ra mắt của các nền tảng giao dịch đã gây ra “bong bóng” Bitcoin đầu tiên, tỷ giá hối đoái tăng vọt lên 32 USD trước khi giảm xuống còn khoảng 2 USD vào năm 2011, theo Max Boonen, người sáng lập B2C2, một trong những công ty kinh doanh tiền điện tử lớn nhất hiện nay. Ông cũng lưu ý rằng loại coin này đã trải qua một loạt lịch sử “bong bóng”, với mức tăng ngày càng cao.
Boonen nói: “Những tên tuổi lớn mà chúng ta biết đến với tên gọi “cá voi” (chủ sở hữu của các khoản nắm giữ số tiền điện tử lớn) đã đầu tư vào Bitcoin ngay trước khi bong bóng xảy ra năm 2013″. Ông lưu ý rằng, vào thời điểm đó, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và gói cứu trợ đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư giàu có mua tiền số như biện pháp cuối cùng đánh dấu lần đầu tiên Bitcoin bị ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế vĩ mô.
Nhưng thế giới vẫn tỏ ra ít quan tâm, phần lớn đều bỏ qua sự ra mắt của Tether coin, đồng tiền ổn định đầu tiên được tạo ra để liên kết tiền tệ kỹ thuật số và tiền fiat (tiền định danh) lại với nhau. Đó cũng là thời điểm lần đầu tiên Mastercoin cung cấp coin.
Tiếp đó, khi anh em nhà Winklevoss đệ đơn lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ với mong muốn thành lập một quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin vào năm 2013, hồ sơ hầu như không được chú ý. Sự xuất hiện vào năm 2015 của chuỗi khối Ethereum và Ether – đồng tiền thuộc về khối này và là loại tiền điện tử thứ hai được tạo ra, cũng không gây được tiếng vang trong lĩnh vực tài chính chính thống. Ai cũng không ngờ được loại coin này đóng vai trò quan trọng trong thị trường tiền điện tử ngày nay.
Thị trường tiền điện tử “ba chìm bảy nổi”
Khả năng chứa dữ liệu trong mã của Ethereum là một sự đổi mới quan trọng và tạo cơ sở cho thị trường tài chính phi tập trung, các thuật toán có khả năng thực hiện các giao dịch cũng như thanh toán và các chức năng khác. Thị trường này trị giá 236 tỷ USD và có thể đại diện cho lĩnh vực tài chính tiên tiến theo một khía cạnh nào đó.
Vào năm 2017, Bitcoin bất ngờ tăng vọt, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên khắp thế giới đột nhiên để mắt đến lúc giá coin tăng lên trên 20.000 USD. Các dịch vụ coin cũng trở nên phổ biến. Năm tiếp theo đánh dấu sự sụp đổ lớn nhất tính đến nay của lĩnh vực này, báo trước cái gọi là “mùa đông tiền điện tử”, trong đó Bitcoin bị nhiều người coi là mánh lới quảng cáo không có triển vọng.
Tiền điện tử từng trải qua những thời kì đầy biến động
Trạng thái của tiền điện tử trở nên tích cực hơn vào tháng 3 năm ngoái, khi đại dịch lây lan góp phần kích hoạt dòng tiền đầu tư vào Bitcoin do nguồn cung hạn chế. Điều này đã chuyển hướng câu chuyện, Bitcoin từ một loại tiền tệ không có tương lai trở thành đồng tiền kỹ thuật số có giá trị tương đương với vàng đối với một số người. Các nhà quản lý quỹ đầu cơ tỷ phú sau đó đã tăng thêm sức nặng cho đà tăng của giá Bitcoin, thu hút các tổ chức đầu tư khác, cũng như các ngân hàng và cả ông trùm xe điện Tesla, Elon Musk.
Trong 18 tháng qua, thị trường tiền điện tử đã bùng nổ cùng các tài sản mới như NFT đang phát triển mạnh. Điều này kéo theo sự ra đời của hàng nghìn đồng coin khác, chẳng hạn như dogecoin. Tuy nhiên, một số đồng coin không hoàn toàn đáng tin. Mặt khác, các blockchain như Cardano, Solana và Polkadot cũng đã xuất hiện với mục đích làm cho công nghệ trở nên hiệu quả hơn.
Bitcoin đã trải qua một chặng đường gập ghềnh và vẫn đặc biệt biến động. Nhưng nhìn chung xu hướng vẫn đi lên: từ khoảng 0,08 USD vào năm 2010, Bitcoin đã đạt mức cao gần 67.000 USD vào tháng 10 năm nay. Kết quả này không tệ đối với một “đứa trẻ” 13 tuổi.
ETF Bitcoin thứ 3 sẽ được niêm yết từ ngày 16/11
Đây là ETF dựa trên hợp đồng tương lai Bitcoin thứ 3 được Ủy ban Chứng Khoán và Giao dịch Mỹ chấp thuận.
Ngày 14/11, nhiều nguồn tin cho biết Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã chấp thuận đơn đăng ký ETF Bitcoin hợp đồng tương lai (future) của VanEck. Theo dự kiến, VanEck Bitcoin Strategy ETF (XBTF) sẽ được ra mắt tên sàn Cboe Global Markets vào ngày 16/11.
"XBTF sẽ được niêm yết từ ngày 16/11. BITO niêm yết từ ngày 16/10 đang được giao dịch xung quanh mốc 64.121 USD. Trong khi đó, BTF ra mắt ngày 22/10 hiện có giá 60.726 USD", Anthony Rayar, chuyên gia quản lý tài sản và ETF của Bloomberg đăng trên Twitter.
ETF Bitcoin thứ 3 sẽ được niêm yết từ ngày 16/11
XBTF được giao dịch với chiết khấu 0,65%, thấp hơn mức 0,95% của các ETF Bitcoin đang được niêm yết trước đó tại Mỹ.
ETF Bitcoin hợp đồng tương lai của VanEck đã đủ điều kiện ra mắt từ ngày 23/10. Tuy nhiên, nhà phát hành trì hoãn việc niêm yết để chờ SEC phê duyệt ETF giao ngay của công ty.
Ngày 13/11, SEC đã thông báo từ chối đơn đăng ký ETF Bitcoin giao ngay (spot) của VanEck. Đơn đăng ký do sàn giao dịch Cboe BZX gửi đi từ tháng 3, yêu cầu SEC phê duyệt để sàn này có thể đưa ETF Bitcoin của VanEck lên. Trong đơn trả lời, SEC cho biết Cboe chưa chứng minh được khả năng chống lừa đảo, bảo vệ nhà đầu tư.
Theo Financial Times, một trong những nguy cơ mà SEC cảnh báo là "giao dịch rửa tiền", khi nhà đầu tư nắm cả 2 đầu mua và bán của một giao dịch. Việc các "cá voi" Bitcoin thao túng giá, hay giá trị của các loại stablecoin (tiền mã hóa ổn định) cũng là những vấn đề cần có giải pháp.
ETF là một loại quỹ được giao dịch trên sàn chứng khoán, mô phỏng theo giá của loại hàng hóa được quy định từ đầu. Trong trường hợp của ETF Bitcoin giao ngay, giá của mã ETF này sẽ thay đổi liên tục tương ứng giá Bitcoin. Đây được coi là hình thức đầu tư gián tiếp, cho phép cá nhân hoặc tổ chức tài chính đầu tư vào một loại hàng hóa mà không cần trực tiếp mua chúng.
Vào tháng 10, SEC đã cấp phép cho 2 ETF mô phỏng giá hợp đồng tương lai Bitcoin của ProShares và Valkyrie. Khác biệt của các quỹ này so với quỹ giao ngay là giá trị sẽ dựa trên các hợp đồng tương lai, thay vì giá của chính Bitcoin. Điều này có thể tạo ra sự chênh lệch so với giá trị thật.
Do đó, các tổ chức vẫn chờ đợi ETF giao ngay hơn. Tuy nhiên, các yêu cầu khắt khe về bảo vệ nhà đầu tư của SEC khiến việc phê duyệt ETF giao ngay có thể phải chờ đến năm sau.
Thậm chí, một số chuyên gia còn tỏ ra bi quan hơn. "Tôi nghĩ rằng ETF giao ngay sẽ không có cơ hội để hoạt động trong 3 năm tới", Dave Nadig, Giám đốc nghiên cứu tại ETF Trends nhận định.
Gary Gensler, Chủ tịch SEC chia sẻ rằng ông cảm thấy thoải mái hơn với các ETF tương lai hơn quỹ giao ngay.
Theo Financial Times, thị trường đã phản ứng tích cực khi chờ đợi ETF được phê duyệt. Vào ngày 10/11, Bitcoin đạt mức đỉnh mới là 68.676 USD. Tuy nhiên, trong 3 ngày qua mức giá của đồng tiền mã hóa này đã giảm nhẹ, dao động quanh mức 64.400 USD vào chiều 14/11.
Người tự xưng là 'cha đẻ Bitcoin' chuẩn bị hầu tòa Ông David Wright, người tự xưng đã tạo ra Bitcoin, chuẩn bị đối mặt với vụ kiện tranh chấp trị giá 64 tỷ USD. Phiên tòa sắp xét xử tại bang Florida, Mỹ không chỉ liên quan đến ví chứa một triệu Bitcoin, mà có thể còn chỉ rõ danh tính thật của Satoshi Nakamoto - cha đẻ Bitcoin. Danh tính của Satoshi...