Hành trình đạp xe tới Nga xem World Cup của người đàn ông Ấn Độ
Francis đạp xe hơn 4.000 km tới Nga xem World Cup với hy vọng tạo cảm hứng chơi bóng đá và rèn luyện thể chất cho người Ấn Độ.
Clifin Francis bắt đầu đạp xe từ Iran, vượt hơn 4.000 km để tới Nga tham dự World Cup. Ảnh: Clifin Francis.
Clifin Francis sống tại bang Kerala ở miền nam Ấn Độ. Anh có ý định tới Nga xem World Cup từ tháng 8/2017, nhưng chưa biết sẽ mua vé máy bay bằng cách nào bởi anh chỉ là một giáo viên dạy toán tự do với thu nhập 40 USD một ngày.
“Tôi nhận ra mình không đủ tiền để tới Nga và ở lại đó một tháng. Sau đó tôi tự hỏi đâu là cách du lịch rẻ nhất, và xe đạp chính là câu trả lời”, Francis chia sẻ. Dù bạn bè không tin, anh vẫn quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình.
Francis bắt đầu hành trình vào ngày 23/2. Anh đi máy bay tới Dubai, sau đó bắt phà qua Iran và đạp xe từ đây, dù quãng đường tới thủ đô Moskva vẫn còn tới hơn 4.200 km.
“Tôi thích đạp xe và phát cuồng vì bóng đá. Tôi chỉ đơn giản là kết hợp hai niềm đam mê của mình”, Francis cho biết.
Người dân hiếu khách
Francis từng lên kế hoạch đạp xe tới Nga từ Pakistan nhưng phải từ bỏ do quan hệ căng thẳng giữa nước này và Ấn Độ. Lộ trình mới khiến Francis mất thêm nhiều tiền bởi anh không thể mang xe đạp tới Dubai và phải mua một chiếc mới tại đó với giá 700 USD. Tuy nhiên, Francis nhanh chóng quên đi trở ngại này khi tới cảng Bandar Abbas của Iran vào ngày 11/3.
“Đó là đất nước đẹp nhất thế giới và con người vô cùng hiếu khách. Tôi dành 45 ngày tại đây nhưng chỉ ở khách sạn hai ngày”, Francis kể lại. Anh được phép tiêu 10 USD mỗi ngày, nhưng chỗ nào ở Iran cũng có người mời anh ở lại và cho dùng bữa. Điều này khiến suy nghĩ của Francis về Iran thay đổi. Anh nhận ra rằng không nên hình thành định kiến về một quốc gia khi chỉ dựa vào đặc điểm địa chính trị.
Video đang HOT
Francis được chào đón tại những vùng đất đi qua. Ảnh: Clifin Francis.
“Việc đạp xe trở nên bớt đau đớn nhờ vùng nông thôn tươi đẹp của Iran. Tôi chắc chắn sẽ quay lại. Người dân khiến tôi tự hứa rằng sẽ cổ vũ cho đội tuyển Iran khi tới Nga. Họ cũng yêu phim Ấn Độ, nên tôi có thể trò chuyện ở nhiều nơi. Đúng là bóng đá và phim ảnh đã kết nối thế giới”, anh cho biết.
Điểm dừng chân tiếp theo là Azerbaijan, nơi cảnh sát biên giới mất hơn 8 giờ để xác minh giấy tờ của Francis, bởi anh đã giảm cân rất nhiều sau khi đạp xe liên tục khiến chân dung không còn giống với hộ chiếu.
Francis không đủ khả năng trả tiền khách sạn ở Azerbaijan nên hầu như dựng lều ngủ trong công viên. “Mọi người ở đây cũng rất tốt nhưng họ khá chần chừ khi mở cửa đón người lạ. Tôi tìm được một số người Ấn Độ sống tại thủ đô Baku và ở cùng họ đôi lúc”, anh cho biết.
Mắc kẹt tại vùng đất tranh chấp
Khi tới Georgia, Francis một lần nữa phải thay đổi kế hoạch dù đã đi được nửa chặng đường. Anh bị từ chối nhập cảnh do đi vào vùng tranh chấp giữa Georgia và Azerbaijan, lại chỉ có thị thực nhập cảnh một lần vào Azerbaijan nên mắc kẹt tại khu vực này một ngày. Cuối cùng, Francis được Azerbaijan cấp thị thực khẩn cấp để tái nhập cảnh.
“Sau đó tôi phải tìm đường khác để tới Nga. Có người bảo tôi rằng Azerbaijan có chung biên giới đất liền với vùng Dagestan của Nga. Tôi tới đó mà không để ý rằng đây không phải khu vực an toàn, nhưng không còn lựa chọn nào khác. Tôi tới Dagestan vào ngày 5/6″, Francis chia sẻ.
Ngôn ngữ là một rào cản lớn bởi người dân Dagestan hầu như không biết tiếng Anh, Francis nói thêm. “Họ rất ngạc nhiên khi thấy một người Ấn Độ đạp xe qua khu vực. Tôi lại sử dụng bóng đá và phim để khiến mọi người cởi mở hơn”, anh cho biết.
Francis giờ đây đã đạp tới tận Tambov, thành phố cách Moskva khoảng 460 km về phía nam. Anh cần tới thủ đô của Nga vào ngày 26/6 để xem trận đấu giữa Pháp và Đan Mạch.
“Đó là trận đấu duy nhất tôi định mua vé. Nhưng tôi ủng hộ Argentina, và Lionel Messi là cầu thủ ưa thích của tôi. Tôi tôn thờ anh ấy. Giấc mơ của tôi là được gặp Messi và đề nghị anh ký lên xe đạp của mình”, Francis bày tỏ. Anh hy vọng hành trình của mình sẽ tạo cảm hứng cho mọi người chơi bóng đá và rèn luyện thể lực.
Cầu thủ người Argentina Lionel Messi là người hùng của Francis, cũng là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Reuters.
“Tôi muốn thấy đội tuyển Ấn Độ một ngày nào đó thi đấu tại World Cup. Điều này chỉ xảy ra khi có thêm nhiều trẻ em chơi đá bóng ở Ấn Độ. Tôi thấy lạc quan về cơ hội của chúng tôi trong vòng 20 năm tới”, Francis cho biết.
“Tôi cũng hy vọng mọi người sẽ đi xe đạp sau khi đọc câu chuyện của tôi. Đạp xe đưa bạn trở lại những nhu cầu cơ bản nhất của cuộc sống. Những gì bạn cần vào cuối ngày là được tắm, một vị trí đẹp để dựng lều và thức ăn ngon, vậy là hạnh phúc. Tôi sẽ rất vui nếu chuyến đi của mình tạo cảm hứng chơi bóng đá cho trẻ em Ấn Độ, dù chỉ một đứa”, anh nói.
Ánh Ngọc
Theo vnexpress.net
Thanh niên rơi thác 52 mét vì mải miết selfie
Một chàng trai người Ấn Độ đã cố gắng trèo xuống lưng chừng thác để có được góc chụp đẹp nhất nhưng cuối cùng lại trượt tay rơi xuống.
Vụ việc diễn ra ở miền Nam Ấn Độ, gần khu Ghatprabha
Ramjan Usman Kagji qua đời sau khi rơi từ thác nước Gokak, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở quận Belagavi, bang Karnataka.
Chàng trai 35 tuổi xấu số và những người bạn khác đã cùng nhau đi tới địa điểm sở hữu vẻ đẹp "say đắm lòng người" này vào khoảng từ 3 giờ đến 4 giờ chiều ngày thứ Bảy, trong tình trạng say xỉn. Dù đã được cảnh báo về các pha nguy hiểm và độ cao của thác nước nhưng Kagji vẫn cố gắng leo xuống rìa vách đá.
Người xem có thể nghe thấy tiếng la hét thất thanh khi Kagji trượt chân
Bạn bè cho biết anh làm như vậy để có một góc chụp selfie thực sự ấn tượng nhưng rồi bỗng nhiên bị trượt tay và rơi xuống bên dưới.
"Người đàn ông đã thực hiện những pha nguy hiểm trong khi bạn bè anh ta liên tục chụp lại khoảnh khắc thách thức tính mạng đó. Tôi có thể nhận ra thông qua cử chỉ tay rằng họ liên tục thúc giục nạn nhân thay đổi tư thế vì muốn ghi lại sự chuyển động trên điện thoại sau đó tải lên mạng xã hội. Sau tai nạn, khi chạy đến gần hơn, chúng tôi nghe thấy bạn bè nạn nhân nói rằng đáng lẽ anh ấy sẽ không mất mạng nếu chúng ta không đòi hỏi một góc chụp tốt hơn", nhân chứng Shivaji Kokate kể.
"Chúng tôi phát hiện anh ta đang ở gần rìa thác. Chúng tôi đã cảnh cáo nạn nhân rằng có thể nguy hiểm nhưng anh ta không nghe", một nhân chứng khác chia sẻ.
Hiện tại, chính quyền địa phương vẫn đang ra sức tìm kiếm cơ thể nạn nhân nhưng chưa thành công. Nguyên nhân là vì nước ở khu vực đó rất sâu. Sau vụ việc, cảnh sát cũng đã thắt chặt an ninh tại thác Gokak để ngăn ngừa những tình trạng đáng tiếc tương tự xảy ra.
Ước tính trong 5 năm qua đã có 19 người thiệt mạng tại thác Gokak, bao gồm cả tự tử và tai nạn
Tai nạn thác nước vì cố chụp ảnh tự sướng
Trà Xanh
Theo Dân trí
Cười ngất với "giấc mơ World Cup" của dân công sở Có lẽ "giấc mơ World Cup" với dân công sở không thể trọn vẹn trong những ngày làm việc căng thẳng. Chắc đêm qua lại thức xem World Cup đây mà. Buồn ngủ thì sao mà làm việc được chứ. Ngủ một giấc đã công việc để sau thôi. Tranh thủ ngủ tối về còn xem đá bóng. Mùa World Cup là mùa...