Hành trình của yêu thương
Bệnh viện Trung ương Huế- trung tâm y tế đầu tiên ghép tim bằng ê kíp bác sĩ người Việt, phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và một số bệnh viện lớn trong nước, vừa thực hiện thành công việc điều phối ghép tim xuyên Việt duy nhất trên thế giới bằng đường hàng không dân dụng.
Điều này không chỉ giúp các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối được hồi sinh một cách diệu kỳ mà còn khẳng định bước tiến vượt bậc, ngang tầm thế giới trong kỹ thuật ghép tạng chuyên sâu của Việt Nam.
Hiện 3 bệnh nhân đầu tiên được ghép tim xuyên Việt trong năm 2018 và đầu 2019 đều được theo dõi định kỳ tại bệnh viện với kết quả tốt, chưa có biến chứng.
Tim người chết não được kiểm tra lần cuối trước khi cấy ghép
Nguồn máu hiến cho người ghép tim được chuẩn bị đầy đủ
Trang thiết bị phục vụ quá trình cấy ghép tim được chuẩn bị đầy đủ
Vận chuyển tim của người chết não từ Hà Nội về Bệnh viện Trung ương Huế bằng máy bay
Video đang HOT
Máy móc báo hiệu trái tim người quá cố được hồi sinh kỳ diệu trong lồng ngực của người tiếp nhận
Bệnh nhân hồi sức sau khi được ghép tim
Bệnh nhi 15 tuổi suy tim giai đoạn cuối hoàn toàn bình phục sau khi được cấy ghép tim từ người chết não
Niềm hạnh phúc của ê kíp bác sĩ sau ca cấy ghép tim thành công
VĂN THẮNG
Theo SGGP
Món quà sự sống thiêng liêng trước thềm Tết Nguyên đán
Một thanh niên (27 tuổi, sống tại Hà Nội) đã hiến tim, gan, 2 thận và 2 giác mạc đem lại sự sống và ánh sáng cho 6 bệnh nhân khi sau khi chết não do tai nạn giao thông.
Thật kỳ diệu khi chỉ sau hơn 2 tiếng được ghép, trái tim đã đập trở lại trong lồng ngực người nhận.
Tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, sau gần 4 ngày được ghép tim, đến nay (ngày 31.1), bệnh nhân Huỳnh Công Minh (55 tuổi, điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế) đã tỉnh táo và nói chuyện được với các bác sĩ.
Trước đó, ngày 27.1, Trung tâm điều phối một trái tim từ Hà Nội tới thành phố Huế để ghép cho người nhận.
Người hiến là một thanh niên 27 tuổi sống tại Hà Nội. Thanh niên này không may bị tai nạn giao thông khi Tết Nguyên đán đang đến gần. Khi anh rơi vào tình trạng chết não, gia đình anh đã tình nguyện hiến tặng toàn bộ nội tạng của anh cho những người bệnh nặng. Anh cũng tặng lại 2 giác mạc và các mô cho những người bệnh đang chờ ghép.
Trái tim được đeo dây bảo hiểm trên máy bay.
Trái tim "xuống" sân bay.
Gan, 2 thận của anh đã được ghép ngay cho 3 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức. Còn tim của anh có chỉ số phù hợp với bệnh nhân Huỳnh Công Minh - 55 tuổi - một bệnh nhân đang theo dõi chờ ghép tại Bệnh viện Trung ương Huế. Bệnh nhân Minh mắc bệnh giãn cơ tim - suy tim giai đoạn cuối. Bệnh nhân đã 6 lần bị ngưng tim.
Sau khi xác định được danh tính bệnh nhân chờ ghép trong danh sách chờ ghép Quốc gia, Trung tâm đã lên phương án phối hợp cùng với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines để vận chuyển trái tim được kịp thời.
Các bác sĩ đã khẩn trương ghép tim cho bệnh nhân.
Do các chuyến bay tới thành phố Huế không phù hợp nên để đảm bảo được thời gian "vàng" trong kỹ thuật ghép tim, kíp điều phối đã quyết định đưa trái tim tới sân bay Đà Nẵng và dùng xe cấp cứu vận chuyển tới Huế. Kíp bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật rửa tim ngay trên xe cấp cứu để kịp thời gian ghép.
GS. TS Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm đã trực tiếp tham gia vận chuyển trái tim tới Huế và theo dõi toàn bộ quá trình ca ghép diễn ra. Sau khi rời khỏi lồng ngực người hiến 5,5 tiếng đồng hồ, trái tim người hiến đã được đặt vào lồng ngực mới vào lúc 16h40 ngày 27.1.2019. Và đến 18h15 cùng ngày, trái tim chính thức đập lại những nhịp đập đầu tiên.
Ngay ngày hôm sau khi được ghép tim, bệnh nhân đã có thể vẫy chào mọi người.
Ngày 31.1, sau 4 ngày được ghép tim, bệnh nhân Minh đã tỉnh táo, nói chuyện được với bác sĩ.
Thanh niên 27 tuổi tuy đã mất nhưng món quà sự sống anh để lại mang lại niềm hy vọng, một mùa xuân mới cho 4 bệnh bị bệnh nặng và ánh sáng cho 2 người mù lòa.
Tính đến nay, Việt Nam đã thực hiện thành công hơn 3.200 ca ghép thận, hơn 100 ca ghép gan, 28 ca ghép tim, 1 ca ghép tim và thận, 1 ca ghép tim và phổi, 3 ca ghép phổi.
Theo thống kê tại Việt Nam, kỷ lục lấy và ghép tạng nhiều nhất là 7 tạng (26.2.2018), đã có nhiều tạng được đưa "xuyên Việt" để ghép cho người nhận.
Theo Danviet
Tri ân người chết não hiến toàn bộ tim, gan, phổi và thận cứu 5 người bệnh Biết mình sẽ không qua khỏi do mắc bệnh mạch máu não, anh Dương Hông Quy đa tăng lai tim, gan, phôi va 2 thân cho 5 ngươi bênh năng đang chơ đơi. Các ca ghép tạng đều đã được thực hiện thành công... Anh Quy (ao xanh) trên giương bênh vân rât lac quan - ảnh được gia đình anh Quý cung...