Hành trình của viên kim cương Hope mang lời nguyền bí ẩn
Viên kim cương Hope, một viên đá quý màu xanh đậm 45,52 carat, xuất xứ Ấn Độ, được coi là một trong những viên kim cương đẹp nhất thế giới nhưng những người sở hữu nó dường như lại gặp phải những điều không may mắn.
Phải chăng viên kim cương này mang một lời nguyền bí ẩn?
Viên kim cương màu xanh đậm 45,52 carat được đặt tên Hope không phải vì nó truyền cảm hứng về hy vọng mà nó được đặt theo tên một nhà sưu tập đá quý người Anh.
Viên kim cương này đã từng thuộc sở hữu của các vị vua, thợ kim hoàn, nhiều người thuộc giới thượng lưu và hầu hết trong số họ đã phải chịu những điều xui xẻo, thậm chí chết chóc sau khi sở hữu nó. Vậy phải chăng viên kim cương Hope mang theo một lời nguyền bí ẩn?
Viên kim cương Hope được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở Washington, D.C. năm 2011.
Nguồn gốc viên kim cương Hope và những bi kịch đầu tiên
Viên kim cương Hope lần đầu tiên xuất hiện trong các tài liệu lịch sử vào năm 1666, lúc bấy giờ nó có kích thước 112 carat và được một nhà buôn đá quý người Pháp tên là Jean-Baptiste Tavernier mua lại ở Ấn Độ. Khi đó ông gọi nó là Tavernier Blue.
Tavernier đã thực hiện nhiều chuyến đi tới Châu Á, nhưng không rõ chính xác ông đã có được viên kim cương Hope như thế nào.
Có một lời đồn cho rằng Tavernier đã lấy viên kim cương từ mắt của một bức tượng của nữ thần Hindu Sita. Khi các lãnh đạo tôn giáo địa phương phát hiện ra, họ đã nguyền rủa kẻ trộm này.
Người ta còn đồn rằng Tavernier đã chết ngay sau đó, nhưng thực tế ông sống đến tuổi 80. Tavernier gặp phải một số khó khăn trong cuộc sống vì là người theo đạo Tin Lành, nhưng ông dường như đã thoát được lời nguyền tồi tệ nhất của viên kim cương Hope.
Những chủ sở hữu sau này lại không may mắn như vậy.
Trước khi qua đời, ông Tavernier đã bán viên kim cương cho Vua Louis XIV của Pháp. Nhà vua đã cho cắt lại viên kim cương, giảm xuống còn khoảng 67 carat và nó được biết đến với tên gọi “Blue Diamond of the Crown” (Kim cương xanh trên Vương miện) hay “French Blue” (Kim cương xanh nước Pháp). Sau khi vua Louis XIV qua đời, viên kim cương này đã được truyền lại cho những người thừa kế của ông.
Thời Vua Louis XV viên kim cương Hope là một phần trong các món đồ trang sức nghi lễ của Hội Golden Fleece (Hội áo choàng Vàng).
Nếu viên kim cương Hope thực sự bị nguyền rủa, thì Vua Louis XVI và vợ của ông, Hoàng hậu Marie Antoinette, có lẽ là những người chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ lời nguyền đó. Cả hai đã bị lật đổ trong Cách mạng Pháp. Vua Louis XVI bị xử bằng máy chém vào tháng 1/1793 và Hoàng hậu Marie Antoinette cũng bị tử theo cách tương tự vào tháng 10 cùng năm.
Video đang HOT
Viên kim cương Hope mất tích trong giai đoạn này và những người tiếp xúc với nó trong các thế kỷ sau này thường hối hận vì đã từng gặp phải viên đá quý màu xanh đậm này.
Vận xui của những người sở hữu viên kim cương “hoàn hảo”
Khoảng 20 năm sau khi mất tích ở Paris, viên kim cương Hope xuất hiện trở lại ở London, khi đó nó nằm trong tay thợ kim hoàn John Francillon.
Năm 1812, Francillon đã vẽ lại viên kim cương (lúc này đã được cắt lại) và chú thích rằng: “Nó đẹp hoàn hảo không tì vết, màu sắc hoàn toàn đồng đều và tuyệt vời… Nó cũng được cắt tinh xảo như bất kỳ viên kim cương nào mà tôi đã từng thấy”.
Sau đó, viên kim cương này được cho là thuộc sở hữu của Vua George IV. Mặc dù hoàng gia Anh không có hồ sơ lưu trữ nào về viên đá quý này, nhưng Vua George IV dường như đã đeo viên kim cương Hope trong bức chân dung ông đăng quang vào năm 1821.
Chân dung Vua George IV trong đó ông dường như đang đeo Viên kim cương Hope.
Nếu Vua George IV thực sự sở hữu viên kim cương Hope, nó cũng không ở lại trong gia đình hoàng gia Anh quá lâu. Đến năm 1939, viên kim cương này thuộc sở hữu của chủ ngân hàng, đồng thời là nhà sưu tập đá quý người Anh Henry Philip Hope.
Hope không giải thích khi nào hay làm thế nào ông có được viên kim cương này, nhưng nó đã mang tên ông và thuộc sở hữu của gia đình ông cho đến cuối thế kỷ 19.
Người ta cho rằng, vì Vua George IV phải gánh một khoản nợ khổng lồ cho đến khi ông qua đời vào năm 1830, nên viên kim cương đã được bán cho Henry Philip Hope.
Người cuối cùng trong gia tộc Hope sở hữu viên kim cương là Lord Francis Hope và vợ ông, May Yohé. Tuy nhiên, vận xui đã đeo đuổi cặp vợ chồng này. Lord Francis Hope rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, Yohé bỏ đi theo một người đàn ông khác và Hope buộc phải bán viên kim cương vào năm 1901.
Viên kim cương đã được thương gia kim cương Adolf Weil ở London mua lại và sau này ông bán nó cho Joseph Frankel’s Sons & Co.
Simon Frankel mang viên kim cương đến New York, nhưng gặp khó khăn trong việc tìm người mua khi công ty của ông đang trên bờ vực phá sản. Sau đó, nó được nhà sưu tập kim cương người Thổ Nhĩ Kỳ Selim Habib mua lại. Ông Habib cũng gặp phải nhiều khó khăn tài chính và phải bán nó đi.
Viên kim cương Hope lại được thợ kim hoàn C.N. Rosenau mua lại, nhưng ông đã bán cho Cartier vào năm 1910. Ban đầu, Cartier cũng gặp khó khăn trong việc bán nó.
Cuối cùng Evalyn Walsh McLean, con gái tỷ phú người Mỹ Thomas Francis Walsh, đã mua lại viên kim cương Hope.
Câu chuyện của chủ sở hữu cuối cùng
Khi đưa tin về việc McLean mua viên kim cương Hope, New York Times đã đăng tải một bài viết giật gân về lịch sử của viên kim cương này.
“Giữa những câu chuyện về vận xui liên quan đến viên kim cương Hope có một câu chuyện cho rằng Jacques Colet, người đã mua viên kim cương từ Simon Frankel, đã phát điên . Hoàng tử Ivan Kanitovski của Nga, người sở hữu nó sau Colet, đã bị những giết trong Cách mạng Nga, và Mlle Ladue, người mà ông đã cho mượn viên kim cương, đã bị người bạn trai của cô ta giết . Simon Maoncharides, người đã bán nó cho Sultan Abdul Hamid, đã bị ném khỏi vách đá không lâu sau đó”, NY Times đưa tin vào năm 1911.
Những lời đồn không có căn cứ về viên kim cương bị nguyền rủa đã khiến Evalyn Walsh McLean do dự. Thậm chí May Yohé cũng được cho là đã cảnh báo bà về điều này. McLean vẫn quyết định mua, sau đó mang nó đến nhà thờ để làm phép và kể từ đó bà đeo viên kim cương này như bùa hộ mệnh.
Evalyn Walsh McLean đeo viên kim cương Hope trong bức ảnh chụp năm 1914.
Mặc dù McLean không tin vào lời nguyền và vẫn sở hữu viên kim cương suốt đời, bà đã phải chịu một chuỗi vận xui khủng khiếp. Trước khi qua đời vì viêm phổi vào năm 1947, McLean chứng kiến cái chết của con trai 9 tuổi do bị xe tông, người chồng thích rượu và sau đó bị điên loạn, cái chết bi thảm của con gái bà do dùng thuốc quá liều.
11 năm sau khi McLean qua đời, Hope rơi vào tay một người buôn đá quý tên là Harry Winston. Ông này đã mang viên kim cương đi khắp nước Mỹ từ năm 1949 đến 1953 trước khi tặng lại báu vật cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian ở Washington D.C vào năm 1958.
Những tưởng lời nguyền đã kết thúc nhưng James Todd, người vận chuyển viên kim cương đến bảo tàng, vẫn gặp vận rủi khi chân ông bị ngiến nát trong vụ việc xe tải nghiêm trọng xảy ra sau khi giao viên kim cương. Vợ Winston qua đời vì trụy tim và căn nhà ông ở bị hỏa hoạn thiêu rụi.
Sau khi viên kim cương nằm yên ổn trong bảo tàng, nó dường như không gây ra thêm rắc rối nào nữa. Viện bảo tàng Smithsonia trưng bày Hope trong bộ sưu tập đá quý quốc gia và cho tới nay hàng năm vẫn được hàng triệu khách tham quan chiêm ngưỡng.
Nhiều người vào kim tự tháp đã chết! Kim tự tháp có thực sự bị nguyền rủa?
Trong các kim tự tháp Ai Cập vẫn chứa nhiều bí ẩn mà con người vẫn chưa khám phá ra.
Trước hết, chúng ta cần biết rằng trên thế giới này có rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, chẳng hạn như sự biến mất bí ẩn của các máy bay tại Tam giác quỷ Bermuda, việc phát hiện Quái vật hồ Loch Ness, bức tượng Moai bí ẩn nhất trên đảo Phục Sinh hay sự xuất hiện của kim tự tháp cổ đại.
Ảnh minh họa.
Trong số những thành tựu văn minh tiêu biểu của thế giới cổ đại, kim tự tháp chính là công trình kỳ bí bậc nhất. Hàng nghìn năm đã trôi qua, mặc dù trình độ văn minh của nhân loại đã có những phát triển vượt bậc, song khi ngiên cứu về các kim tự tháp có thể thấy những gì người Ai Cập cổ đại để lại vẫn còn là bí ẩn mà khoa học không dễ giải thích.
Kỳ lạ nhất là những xác và lời nguyền bên trong kim tự tháp. Howard Carter là một nhà khảo cổ học và nhà Ai Cập học người Anh. Ông đã cùng với đoàn các nhà khảo cổ học hoàng gia trong đó có Huân tước Lord Carnarvon (người tài trợ cho cuộc khai quật) phát hiện thấy xác của Pharaon Tutakhamon vào tháng 11/1922. Khi tiếp cận cửa ngôi mộ, Howard Carter và Huân tước Lord Carnarvon đã giật mình trước một tảng đá có khắc lời dọa đáng ngại: "Thần Chết sẽ đến với kẻ quấy rầy sự bình yên của Nhà vua". Tuy nhiên sau đó lăng mộ đã được mở ra và người ta phát hiện ra vị Pharaoh nổi tiếng cùng với kho báu chứa gần 5.400 vật phẩm.
Vụ việc đầu tiên làm dấy lên tin đồn về lời nguyền xảy ra vào đúng ngày lăng mộ của nhà vua bị xâm phạm, đó là con chim hoàng yến trong lồng của Howard Carter đã bị một con rắn hổ mang, biểu tượng của chế độ quân chủ Ai Cập, nuốt chửng.
Ngay sau đó, những số phận kỳ lạ ập đến với những người đã vào lăng mộ. Sáu tuần sau khi mở cửa lăng mộ của Pharaoh Tutankhamen, Huân tước Lord Carnarvon đã chết vì bị... muỗi đốt. Vài giờ sau khi Lord Carnarvon qua đời, con chó yêu quý của ông đã kêu lên một tiếng và chết. Người tiếp theo của lời nguyền là Hoàng tử Ali Kamel Gahmy Bey của Ai Cập, bị vợ bắn . Kế đến là người anh cùng cha khác mẹ của Lord Carnarvon chết vì nhiễm độc máu. Và nhiều người trong đoàn thám hiểm cũng đã chết đầy bí ẩn.
Cuối cùng là Howard Carter, người đã mở lăng mộ đã chết một thập kỷ sau đó vào ngày 2/3/1939.
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp chết kỳ lạ của các nhà khảo cổ sau khi khám phá kim tự tháp. Những người từng vào lăng mộ như triệu phú người Nam Phi Woolf Joel bị hại vài tháng sau chuyến viếng thăm lăng mộ. Nhà tài chính George Jay Gould cũng chết vì sốt, sáu tháng sau chuyến thăm...
Vậy kim tự tháp có thực sự bị nguyền rủa?
Theo Tiến sỹ Penny Wilson, nhà khảo cổ học đồng thời là chuyên gia khảo sát đến từ Đại học Durham, người Ai Cập cổ đại sớm tính tới chuyện ngăn những kẻ tới trộm mộ.
Vi khuẩn được cho là được đưa vào xác trước khi đóng kín, dẫn tới việc những người tham gia khai quật tử nạn vì nhiễm vi trùng máu.
Trong khi đó, Giáo sư DeWolfe Miller, Giảng viên khoa dịch tễ học tại trường Đại học Hawaii công bố khảo sát của mình về "lời nguyền chết chóc". khảo sát này nhận được nhiều sự đồng thuận từ giới khảo cổ.
Nội dung bản khảo sát có đề cập tới việc tồn tại những vi khuẩn, mầm bệnh cực độc trong lăng mộ. "Những mộ cổ nghìn năm mới mở, bên trong không chỉ có xác , còn rất nhiều thứ như động thực vật chôn theo người chết. Môi trường vệ sinh không sạch sẽ nên tồn tại nhiều vi khuẩn cực độc là điều không ngạc nhiên", Giáo sư Miller đưa ra quan điểm.
Jennifer Wegner, nhà Ai Cập học đến từ Đại học Pennsylvania ở Philadelphia cũng cho rằng những lăng mộ nghìn năm tuổi chắc chắn chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc cực độc.
Có thể, đây là nguyên nhân dẫn tới việc chết cùng những căn bệnh lạ. Còn những trường hợp qua đời từng bị đồn thổi liên quan tới lời nguyền xác , có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.
Câu chuyện bí ẩn cây sồi già bị xiềng xích mang 'lời nguyền' ám ảnh hàng trăm năm Nhiều người tò mò về cây sồi già bị xiềng xích ở gần làng Alton, Staffordshire, Anh. Tương truyền, cây này mang 'lời nguyền chết chóc' rùng rợn. Cây sồi không có chân, không thể chạy mất nhưng vẫn bị xích bởi những dây xích nặng hàng trăm năm. Chained Oak of Oakmanor (Cây sồi bị xích) ở quận Staffordshire, miền Trung nước...