Hành trình của kẻ “quỷ khốc thần sầu” thành một “điển hình”
Trại giam số 5 đã hoặc đang giam giữ những đối tượng chống đối khét tiếng bậc nhất. Vẫn biết có giam giữ là có… trốn trại, nhưng hạn chế tối đa chuyện này là chuyện kiên trì cùng “đại trí thức”, nỉ non với các gã côn đồ.
Đang chụp cảnh các phạm nhân gặt, khiêng, gánh, lái công nông chở từng xe lúa vàng của Trại giam số 5, thì tôi gặp một vị tướng ngành công an – bác Đỗ Năm – nguyên Cục trưởng Cục V26, người từng làm giám thị trại 5.
‘”Cháu vừa phỏng vấn vài phạm nhân “đầu bò đầu bướu” liên tục bị giam riêng kỷ luật rồi lại còn trốn trại khét tiếng nữa. Vẫn biết có giam giữ là có… trốn trại, nhưng làm thế nào để tiến tới hạn chế tối đa chuyện này hả bác?”. Tướng Năm phất phơ mái đầu bạc ngoài bảy mươi: “Trốn hay không, nó nằm ở đây (ông chỉ lên đầu mình), cái đầu và ý thức trách nhiệm của người quản lý. Nó còn nằm ở đây nữa (ông dùng bàn tay áp vào ngực trái mình)…”.
Sự hổ thẹn của tay trốn trại “quỷ khốc thần sầu”
Ngồi trước mặt tôi, phạm nhân Lê Đăng Thống (người xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đang thụ án chung thân) cứ xoa xoa hai bàn tay đầy vẻ hối lỗi khi nhắc lại các “thành tích bất hảo” của mình. Giữa đêm giao thừa năm 2000-2001, Thống chuẩn bị sẵn dây thừng làm bằng áo quần phạm nhân đã xé nhỏ, vượt tường biến mất. Hàng trăm cán bộ chiến sĩ mất ăn tết theo đúng nghĩa đen, khối người bị kỷ luật. Phải gần 4 tháng sau, Thống chạy sang tận Campuchia rồi vòng về TP.Hồ Chí Minh, mới bị sa lưới. Thống bảo, trốn hay không trốn ở cái tâm trạng của tôi.
“Lúc bị di lý về trại, thấy phạm nhân la ó chửi bới mình đã phụ lòng cán bộ quản giáo, tôi xấu hổ lắm. Tết năm sau, cán bộ Lường Văn Tuyến (ông Tuyến nay là đại tá, Giám thị Trại giam số 5) đến chúc tết phân trại, tôi hổ thẹn, cố tình nằm ở trong phòng không dám ra. Cán bộ Tuyến chủ động mời tôi ra, ông bảo: Không có gì phải ngại, không ai trù oán anh cả, anh nhận thức được điều sai lầm của mình là tốt rồi. Lời chúc tết năm ấy đã làm tôi khóc.
Tôi cũng từng là một chiến sĩ cảnh sát hình sự, tôi hiểu, không hàng rào dây thép gai nào giữ được kẻ bất trị quanh năm ngày tháng ủ mưu để trốn cả. Tôi đang có sự hối lỗi thật sự, tôi đang cải tạo tốt, tôi viết thư xin lỗi gia đình và xã hội đấy, anh đã đọc chưa?”.
Lê Đăng Thống, từ chỗ tinh vi quái quỷ gieo rắc nỗi đau đầu thực sự cho xã hội bằng buôn ma túy, bằng trốn trại “quỷ khốc thần sầu”, bây giờ đã trở thành một “điển hình ăn năn hối cải”. Thống đi đầu trong việc hưởng ứng cuộc vận động viết thư xin lỗi gia đình, người thân, gia đình bị hại và xã hội. Trong số vài nghìn phạm nhân ở trại, thư của Thống được xếp vào hàng 10 lá thư hay nhất, xúc động nhất.
Cùng trong phong trào viết thư xin lỗi gia đình, người bị hại, thân nhân của họ và xã hội, ở trại Thanh Cẩm, thư của phạm nhân Phạm Văn Thành (người ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) khiến các cán bộ cũng không thể nào quên. Xin trích:
“Thư gửi hai con yêu!
Video đang HOT
Vậy là bố đã xa 2 con được 4 năm rồi đấy. Mới đó vậy mà! Với thời gian quả hữu hình, bố tưởng như xa hai con hàng thế kỷ. Hãy tha thứ cho bố, 2 con nhé, con gái và con trai yêu của bố (…). Bố viết mấy dòng này để các con ở ngoài đó yên tâm làm việc, lao động cho tốt để còn làm gương cho các con của con nữa nhé. Đừng phạm sai lầm như bố.
Đã nhiều đêm khi lao động trở về, bố đã rất ân hận và tủi thân khi nghĩ về bản thân mình. Là một người bố mà để gia đình và hai người con bơ vơ không biết dựa vào ai (…). Một người bố như thế thật là tệ hại, phải không các con. Bố xin 2 con sự tha thứ để bố còn có một chỗ dựa tinh thần thật sự, để cho bố có thêm được nghị lực, niềm tin để quyết tâm cải tạo – để sớm có ngày về gặp 2 con và các cháu.
Phạm nhân và những nụ cười lạc quan trong giờ lao động sản xuất (Chụp tại Trại giam số 5, ngày 10.10.2014).
Hai cháu yêu quý của ông! Ông thấy thật tiếc khi không tự tay dẫn cháu đến trường những ngày đầu tiên đi học (…).
Chỉ lần này nữa thôi. Bố hứa với các con, nhất là 2 cháu, bố/ ông sẽ là một người tốt, một người công dân gương mẫu để hai con và cháu có thể cảm thấy tự hào. Tự hào về một người ông, một người bố – dù đã từng có thời gian sống không tốt, sống bên lề xã hội, nhưng sớm biết ăn năn làm lại cuộc đời. Bố hứa đấy, lời hứa của một người đã sống hơn nửa thế kỷ, để con cháu được tự hào.
Ông của 2 cháu. Bố của 2 con. Phạm Văn Thành”.
Kiên trì cùng “đại trí thức”, nỉ non với các gã côn đồ
Lại nói về các người quen của tôi trong những năm tháng làm báo. Ví như đại tá Nguyễn Văn Vân. Từ cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, ra trường một thời gian, mới đeo hàm trung úy, anh đã được giao trọng trách Phó Giám thị trại giam số 5! Đến bây giờ, anh vẫn đang làm Phó Giám thị phụ trách trinh sát. Gần 60 tuổi rồi, 24 năm làm Phó Giám thị, cơ bản, cả sự nghiệp chỉ cống hiến ở một trại giam tít trong chín suối mười đèo xứ Thanh đó. Chả trách có phạm nhân nói thẳng với cán bộ lãnh đạo trại, rằng em đi tù thì có án, vào rồi em sẽ ra trại, em đi 5-6 “tăng” (tăng là từ lóng chỉ một lần vào rồi ra trại) mà cán bộ thì vẫn “án chung thân” ở đây. Không một lần “giảm án”.
Quản lý giáo dục lúc cao điểm 4.000-5.000 phạm nhân, là ngần ấy thế giới tâm tư, lúc nóng lúc lạnh, lúc khóc lúc cười, lúc cưa cùm khoét tường trốn trại. Chứ không phải dễ dàng như quản lý 500 cái hòm thóc trong nhà kho. Vì thế, vừa đấu trí, vừa làm cho họ tâm phục khẩu phục, không đơn giản tí nào. Có những người tù lúc nào cũng tự xưng ta đây là đại trí thức. Cán bộ vào mà tác phong chưa chuẩn là bị nắn chỉnh ngay, cán bộ chưa kịp nói gì anh ta đã nói liên tục cả một buổi. Hễ có gì anh ta không vừa lòng là kêu kiện cáo tức thì.
Đại tá Lường Văn Tuyến bảo: Trại giam số 5 đã hoặc đang giam giữ những đối tượng chống đối khét tiếng bậc nhất như L.T.C.N, T.K.T.T, P.H.S, N.Đ.Q, C.H.H.V… Họ được ăn học, có trình độ, rất “cứng cổ” và mọi sơ suất nếu có của cán bộ đều bị kêu ca, bắt lỗi ngay. Vì thế, chúng tôi luôn lựa chọn những cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có tâm huyết, có phong thái chững chạc để tiếp xúc với đối tượng. Có cán bộ bên ngoài vào gặp vì công vụ, các “trí thức” hạch ngay: Ông là ai, sao không đeo thẻ có tên, sao không có quân hàm quân hiệu.
Có đối tượng yêu cầu được sở hữu một bộ cờ tướng giải khuây, được đọc báo nhiều hơn người khác, chúng tôi cũng đáp ứng đầy đủ, kèm theo giải thích rõ ràng, báo này, theo suất thì 30 người một tờ, riêng anh tôi cho một mình một tờ. Đấy, nói rõ, rành mạch, giải thích trơn tru, đúng chế độ chính sách, họ sẽ không còn kêu ca vào đâu được nữa. Phải làm cho họ hiểu mình, hiểu cái tình người mình dành cho họ.
Phạm nhân và những nụ cười lạc quan trong giờ lao động sản xuất (Chụp tại Trại giam số 5, ngày 10.10.2014).
Còn chuyện “hoàn lương” tận đáy lòng của phạm nhân Phạm Quang Phẩm (án chung thân, ở Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) lại khiến tôi và thiếu tá Đỗ Hoàng – tổ trưởng tổ giáo dục nơi Phẩm thụ án – đã không khỏi bùi ngùi rồi xúc động. Phẩm vào tù ra tội, đang làm nghề thợ rèn dao-liềm-cuốc-xẻng ở xã nhà. Chỉ vì anh Vinh (hàng xóm của Phẩm) đi xe máy va vào tay áo Phẩm, họ tỏ vẻ yêng hùng một cách rất điên rồ. Phẩm bảo: “Tổ sư mày, đi kiểu gì?”, anh Vinh chửi “Tổ sư mày, dám chửi tao à?”. Đánh nhau. Phẩm đã rút con dao lớn mình vừa tự rèn ra… chém đứt cổ anh Vinh. Anh Vinh chết, Phẩm chịu án chung thân.
Nghĩ đời mình không còn gì để mất, vào trại, Phẩm liên tục đánh nhau, gây thương tích, bị kỷ luật nặng. Có khi vừa ra tù lại tiếp tục chém người. Có khi Phẩm giả què trong nhiều năm để khỏi phải lao động rồi “chết danh” với cái tên “Phẩm què”. Có khi đang tra cái cán cuốc ở đội sản xuất, uất đời, muốn đỡ phải làm việc, Phẩm dùng dao chặt đứt ngón tay trỏ của mình để được đi bệnh xá.
Tưởng như không còn cách nào bảo ban được Phẩm nữa. Thế rồi Phẩm viết thư xin lỗi cha mẹ, thư về đến nhà thì bố Phẩm cũng chết. Giữa lúc Phẩm đau lòng, một quản giáo tên là Vân đã chủ động gọi Phẩm ra tâm sự: “Anh còn nhiều thứ để hy vọng lắm. Tôi thấy người nhà dìu mẹ anh là bà Nguyễn Thị Sâm, hơn 90 tuổi rồi, bà đến thăm anh, rất cảm động. Anh cải tạo rồi được giảm án, từ chung thân xuống 20 năm, rồi sẽ được giảm tiếp. Anh hãy nghĩ vì danh dự gia đình, vì bà mẹ già muốn anh trở về lấy vợ, sinh con, lấy lại thanh danh cho dòng tộc, để bà nhắm mắt được an lòng”. Phẩm khóc.
Anh ta đã cải tạo và mấy lần được giảm án, tài gò hàn, tài may vá, tài xây dựng của Phẩm được phát huy tác dụng trong toàn phân trại số 3. Nay, còn 22 tháng nữa là chấp hành xong cái án chung thân, mắt anh ta long lanh, “tôi sẽ trở về để hai mẹ con khóc với nhau một đêm, rồi tôi sẽ làm lại tất cả để mẹ thấy tôi là thằng con trai tử tế. Mẹ tôi năm nay 92 tuổi rồi”.
Theo LDO
Bị nghi trộm tiền, người đàn ông uống thuốc độc tự tử
Sau khi bị hàng xóm nghi ngờ mình trộm tiền, ông Thái được công an mời ra làm việc, sau đó bỏ trốn rồi uống thuốc độc tự tử.
Ngày 6/10, trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch UBND xã Quế Lộc (huyện Nông Sơn, Quảng Nam) - ông Nguyễn Đình Tân - cho biết, người bị nghi trộm tiền và uống thuốc độc tự tử là ông Phạm Hồng Thái (SN 1964, ngụ xã Quế Lộc).
Theo thông tin từ lãnh đạo xã, trước đó ông Cao Phước Vinh (là hàng xóm của ông Thái) có báo công an xã là ông bị mất hơn 9 triệu đồng tiền mua bán keo. Thời gian ông Vinh bị mất tiền là lúc đó ông Thái có đến nhà chơi.
Sau khi phát hiện mất tiền, ông Vinh có hỏi ông Thái nếu có lấy thì trả lại. Còn ông Thái thì nửa đùa nửa thật về việc mình lấy tiền của ông Vinh. Sau đó ông Vinh có nói là nếu ông Thái không trả thì báo công an. Ông Thái cũng trả lời nửa đùa nửa thật "Mi có báo thì báo chứ ta cũng chán sống rồi".
Sau khi ông Vinh báo công an xã nhưng số tiền vượt thẩm quyền xử lý nên vụ việc được chuyển lên công an huyện xử lý. Công an huyện Nông Sơn sau đó mời ông Thái lên làm việc và ông Thái đã thừa nhận đã lấy tiền của ông Vinh. Sau ông Thái bảo cho về để lấy tiền trả thì tối ngày 3/10, ông không về nhà mà bỏ đi cả đêm.
Đến sáng ngày 4/10, người dân phát hiện ông Thái uống thuốc độc tự tử nên chuyển đến Trung tâm y tế huyện cấp cứu và sau đó chuyển ra bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng nhưng đến chiều ngày 4/10, ông Thái đã tử vong và được gia đình đưa về nhà mai táng.
Theo Chủ tịch xã Quế Lộc, sau khi công an huyện mời ông Thái lên làm việc thì ông thừa nhận có lấy tiền, số tiền và loại tiền phù hợp với số tiền ông Vinh mất.
Theo thông tin, ông Thái chết có để lại 2 bức thư, trong đó có 1 bức thư gởi cho ông Vinh khẳng định ông không lấy tiền, còn một bức nói ông bị công an đánh đập nên sợ quá mới khai nhận. Về việc này, Chủ tịch xã Quế Lộc cho rằng không có bằng chứng ông Thái đã bị công an đánh đập để khai nhận số tiền đã lấy trộm.
"Ông Thái bị bệnh gan giai đoạn 3. Cách đây nửa tháng ông Thái đã uống thuốc độc tự tử nhưng được gia đình cứu sống. Còn về chuyện ông Thái bị công an đánh đập thì không thể xác minh được", Chủ tịch xã Quế Lộc - ông Nguyễn Đình Tân - cho biết.
Công Bính
Theo Dantri
Bắt 3 tên cầm đầu vụ hàng trăm học viên bỏ trại cai nghiện Chiều nay 3.10, ông Nguyễn Trần Lanh, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cho biết công an huyện đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 tên gồm: Nguyễn Hữu Đăng (27 tuổi), Nguyễn Văn Triều (26 tuổi) và Phạm Văn Chung (28 tuổi) đều là học viên Trung tâm Giáo dục, lao động, xã hội Hải Phòng (Trung tâm Gia...