Hành trình chữa lành thông qua những chiếc lá khô
Một chiếc lá tưởng như đã khô héo lại trở thành tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống dưới bàn tay tài hoa của Lito, một nghệ sĩ Nhật Bản.
Một tác phẩm của nghệ sĩ Lito. Ảnh: takuminosekai.com
Những tác phẩm tuyệt vời như chú ếch cầm ô lá khoai môn, núi Phú Sĩ theo phong cách tranh Phù thế (Ukiyo-e) hay những con sóng vĩ đại được khắc tinh xảo trên từng chiếc lá rụng đã chinh phục hàng nghìn người yêu nghệ thuật trên khắp thế giới.
Khởi đầu hành trình sáng tạo vào năm 2020, Lito không chỉ tìm thấy niềm đam mê mà còn tìm thấy phương cách chữa lành cho chính mình, vượt qua những tổn thương tâm lý do chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Video đang HOT
Ở tuổi 38, Lito thích làm việc vào ban đêm. Anh chọn từng chiếc lá đã được xử lý đặc biệt, đặt lên bàn cắt và phác họa bằng bút. Sau đó, với con dao sắc bén, anh tỉ mỉ điêu khắc từng chi tiết, từ những hình ảnh đơn giản như chú ếch cầm ô đến những tác phẩm phức tạp hơn như “36 cảnh núi Phú Sĩ: Sóng lớn ở Kanagawa” với tổng thời gian kéo dài hơn 8 giờ liên tục.
Lito chia sẻ: “Tôi muốn hoàn thành tác phẩm trong một lần tập trung cao độ”. Anh cho biết chính sự kiên nhẫn và khả năng tập trung đã giúp anh thể hiện bản thân một cách hoàn hảo.
Ngay từ khi còn nhỏ, Lito đã cảm thấy mình khác biệt. Dù có khả năng tập trung cao nhưng anh luôn gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác và thường xuyên phải đối mặt với áp lực học tập và sau này là cả công việc. Đến tuổi 30, khi nhận kết quả chẩn đoán mắc ADHD, anh mới thực sự hiểu rõ bản thân và nhận ra rằng không cần phải ép mình làm theo cách của người khác. Anh nói: “Tôi có thể sống và sáng tạo theo cách riêng của mình”.
Vào năm 2020, Lito tình cờ phát hiện ra nghệ thuật cắt lá và ngay lập tức, anh cảm thấy đây chính là không gian lý tưởng cho mình phát triển. Đây là công việc anh có thể vừa thỏa sức sáng tạo, vừa tìm thấy niềm vui từ sự ủng hộ của người hâm mộ. “Nếu tôi có thể mang lại niềm vui cho mọi người qua những gì mình làm, tôi muốn tiếp tục và làm nhiều hơn nữa. Đó là động lực lớn nhất của tôi”, Lito bộc bạch.
Ngày nay, những tác phẩm nghệ thuật của Lito đã lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội và nhận được sự yêu thích, ngưỡng mộ từ khắp nơi trên thế giới. Anh còn xuất bản sách về nghệ thuật cắt lá và tổ chức các triển lãm cá nhân hàng tháng tại Nhật Bản.
Từng chiếc lá qua tay Lito không chỉ trở thành một tác phẩm nghệ thuật mà còn là minh chứng sống động cho sức mạnh của sự kiên trì, đam mê và khả năng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Lito không chỉ khắc lên lá, mà còn khắc lên trái tim người xem niềm tin về việc tìm thấy ý nghĩa trong từng điều nhỏ bé xung quanh.
Hủy ý tưởng xây tuyến đường sắt ở núi Phú Sĩ
Ngày 18/11, chính quyền tỉnh Yamanashi ở miền Trung Nhật Bản đã phải từ bỏ ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt nhẹ kết nối từ chân núi Phú Sĩ đến trạm số 5 trên tuyến đường thu phí hiện nay, do quan ngại về những tác động môi trường mà tuyến đường sắt này có thể gây ra.
Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trước đó, chính quyền tỉnh Yamanashi đã xem xét khả năng xây dựng tuyến đường sắt nhẹ, phục vụ khách du lịch di chuyển đến trạm số 5 nói trên - nơi mà nhiều người lựa chọn để bắt đầu hành trình leo núi Phú Sĩ.
Chính quyền tỉnh cho rằng tuyến đường sắt này sẽ giúp tình trạng quá tải khách du lịch vào mùa hè đồng thời giảm lượng khí thải từ các loại phương tiện khác. Thông thường, khách tham quan có thể đến trạm số 5 của cung đường thu phí mang tên Fuji Subaru Line bằng xe buýt, ô tô hoặc taxi. Trạm này nằm ở độ cao 2.300 mét so với mực nước biển.
Tuy nhiên, một nhóm đã gửi chính quyền tỉnh bản kiến nghị với khoảng 70.000 chữ ký, trong đó bày tỏ quan ngại về những tác động môi trường và thiệt hại do tuyết lở gây ra trong quá trình xây dựng và vận hành khi được hoàn thiện, đồng thời đề nghị chính quyền tỉnh hủy bỏ ý tưởng này. Dự kiến, chính quyền tỉnh sẽ công bố một ý tưởng mới về phương tiện giao thông thay thế vào cuối ngày 18/11.
Với độ cao 3.776 mét so với mực nước biển, núi Phú Sĩ mang tính biểu tượng của Nhật Bản và được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ngọn núi này thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế vào mùa leo núi mỗi năm. Tuy nhiên, gần đây, các vấn đề như leo núi qua đêm nguy hiểm, quá tải khách du lịch leo núi và xả rác đã trở nên báo động.
Nhật Bản: Tuyết vẫn chưa rơi trên đỉnh núi Phú Sĩ Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, núi Phú Sĩ vẫn chưa ghi nhận trận tuyết rơi nào tính đến ngày 28/10. Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN Như vậy, năm 2024 sẽ đánh dấu sự hình thành tuyết phủ muộn nhất trên ngọn núi cao nhất và mang tính biểu tượng của đất nước "Mặt Trời mọc" kể từ khi...