Hành trình chữa bệnh cho con của người mẹ mê game online
Dù bác sĩ đã khẳng định cậu bé 8 tuổi khó có thể thoát khỏi nghịch cảnh, nhưng nỗ lực tuyệt vời của người mẹ cùng với sự giúp sức của trò chơi trực tuyến đã khiến mọi chuyện đi theo chiều hướng khác.
Mới đây, cộng đồng World of WarCraft tại Bắc Mỹ xôn xao khi biết đến trường hợp một cậu bé 8 tuổi có tên Thomas mắc chứng bệnh tự kỷ dần được chữa khỏi nhờ tham gia trò chơi này.
Đó là kết quả thần kỳ mà người mẹ của Thomas làm được sau nhiều năm cần mẫn hướng dẫn con mình chơi game.
Từ chỗ bị tự kỷ, Thomas đang dần trở thành đứa trẻ bình thường.
Được biết, cả hai mẹ con lạ kỳ trên đều sở hữu tài khoản riêng trong WoW, nhân vật của Thomas có tên Merve còn người mẹ là Tsilva (cả hai cùng thuộc guild ). Mặc dù không muốn xuất hiện trước báo chí, nhưng cuối cùng cô cũng quyết định kể lại hành trình chữa bệnh cho con.
“Tôi bắt đầu gắn bó với WoW từ khi còn trẻ, sau khi sinh con cũng vậy. Khi biết bé bị tự kỷ năm 4 tuổi và bác sỹ nói bệnh rất khó chữa, tôi gần như suy sụp. Nếu không có bạn bè trong guild động viên, có lẽ tôi đã ngã quỵ từ lâu…”
Những dòng nhật ký của người mẹ về tiến trình lành bệnh của con trai mình.
“… Tuy hiếm khi nói chuyện và không chịu theo bất cứ ai, nhưng tôi để ý Thomas luôn tới gần và chăm chú đứng xem tôi chơi game. Một hôm khi đang giết quái, tôi chợt thấy bé đếm lại số lượng từng con, đó là điều bất ngờ vì trẻ tự kỷ rất khó tiếp thu các con số…”, Tsilva bắt đầu câu chuyện của mình.
Và kể từ đó, hai mẹ con bắt đầu cùng nhau chơi game: “Thời gian đầu, tôi tưởng rằng Thomas không thể chơi game vì ngay tới sử dụng máy tính bé còn chưa thạo, tuy nhiên sau nhiều tháng miệt mài tập từng cú click chuột, bé cũng thành thạo dần và có thể tự làm nhiệm vụ”.
Video đang HOT
Merve – nhân vật của Thomas trong WoW.
Tsilva cho hay, hiện tại tối nào Thomas cũng dành khoảng 30 phút để chơi World of WarCraft. Cậu bé được rất nhiều bạn hữu của cô trong guild giúp đỡ nên dần dần phản xạ cơ thể trở nên nhanh nhạy hơn hẳn so với trước.
“Điều đáng mừng nhất là con trai tôi đã biết giao tiếp với mọi người, dù chỉ là trong thế giới ảo, ở đó bé cảm thấy an toàn hơn. Hi vọng trong thời gian tới mọi chuyện sẽ khả quan hơn ngay cả trong cuộc sống thực”, người mẹ nghị lực không giấu được vẻ vui mừng.
Ai nói game online chỉ sinh ra tệ nạn?
Như vậy là lại một lần nữa, chúng ta thấy được tác dụng tích cực của game online đối với cuộc sống con người. Liệu những ai còn đang cho rằng trò chơi trực tuyến chỉ sinh ra tệ nạn có suy nghĩ lại sau sự việc này?
Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng.
Theo Wikipedia
Chê nhưng vẫn "cày", vì sao game thủ Việt khổ đến thế?
Có một thực trạng đã tồn tại lâu trong cộng đồng game online Việt là nhiều game thủ tuy luôn mồm chê bai nhưng vẫn... chơi nhiệt tình. Lý do nào dẫn đến hành động kỳ quặc này?
Lâu nay, game online trong nước đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc hay cốt truyện kiếm hiệp luôn nhận được những đánh giá không mấy tốt đẹp từ các game thủ trong nước.
Họ cho rằng đây là những game kém chất lượng, lên án kịch liệt nội dung cũng như cách chơi thiếu sáng tạo. Thế nhưng, sự thật là có không ít người chơi vừa mới "đả kích" xong lại thoải mái đăng nhập game mà không hề cảm thấy ngại ngùng. Đâu là nguyên nhân của hiện trạng này?
Không muốn mất bạn bè
Ai cũng biết sự sống của một game online dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng người chơi đông đảo hay ảm đạm. Ngay cả đối với game thủ, họ cũng chẳng mặn mà gì nếu phải tham gia trong trò chơi trực tuyến mà không có bạn bè thân thiết, hiểu mình và chia sẻ với mình niềm vui nỗi buồn.
Các "chiến hữu" không bỏ game, làm sao mình bỏ được?
Cũng chính vì điều này mà rất nhiều người chơi dù cảm thấy bức xúc tột độ, thậm chí "ghét cay ghét đắng" NPH nhưng vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Họ đã trót sở hữu quá nhiều đồng đội cùng bang hội hoặc thậm chí là bà xã, ông xã trong game nên muốn bỏ cũng không bỏ được.
Nên nhớ rằng, hiện tượng này xảy ra rất nhiều ở các game kiếm hiệp Trung Quốc, đối tượng bị chê bai nhiều nhất nhưng vẫn sống dai nhất vì có quá nhiều người thích thể loại này và họ không thể bỏ chơi vì bạn mình rủ được.
Có thể nói, đây là lý do đầu tiên và cũng là lớn nhất khiến nhiều game online dù đã cao tuổi và dính hàng tá scandal tại Việt Nam nhưng cộng đồng vẫn đông đảo, tiền vẫn rót vào túi NPH như bình thường.
Tiếc tiền đầu tư
Chắc hẳn, game thủ nước nhà không còn lạ gì trước nhiều trường hợp tài khoản VIP trong các trò chơi nổi tiếng lên tiếng tố cáo NPH đối xử tệ bạc với mình. Những sự việc này thường gây được sự chú ý rất lớn từ phía người xem vì đối tượng khiếu nại "có máu mặt" trong cộng đồng và nhiều người biết tới.
Bỏ game thì vứt hết xuống sông xuống biển trang bị quý sao?
Tuy vậy, trên thực tế 10 trường hợp như trên thì có tới 7, 8 trường hợp chỉ mạnh miệng nói sẽ bỏ game rồi lại "đâu đóng đấy". Ngoài lý do sợ mất chiến hữu bên trên, họ cũng rất tiếc tiền đầu tư và công sức cày kéo nhiều năm trời.
Đó là với "đại gia", còn game thủ bình dân thì lại càng chắt bóp hơn nên dù chỉ trót dại đầu tư vài trăm ngàn đồng để sở hữu trang bị kha khá, họ cũng hiếm khi dám chia tay trò chơi yêu thích của mình.
Yếu ngoại ngữ
Không nổi bật như hai nguyên do trên, nhưng sự yếu kém về ngoại ngữ (kể cả tiếng Anh) trong bộ phận không nhỏ game thủ Việt cũng khiến họ bị bó buộc trong thị trường trong nước mà không thể chuyển sang các game online hấp dẫn nước ngoài với chất lượng phục vụ tốt hơn.
Đọc hướng dẫn chẳng hiểu gì, lại quay về "máng lợn" cũ thôi.
Thậm chí nhiều người dù có vốn ngoại ngữ kha khá và có thể nắm bắt được hết tính năng cơ bản trong game nhưng họ lại ngại dành hàng tiếng đồng hồ chỉ để mày mò dịch các bài hướng dẫn hoặc mẹo vặt dài dằng dặc được post trên diễn đàn. Và thế là "thôi thì ta lại quay lại trò cũ, chất lượng thấp nhưng thỏa thê bàn luận với người xung quanh".
Đó là chưa kể tới việc đường truyền mạng ra nước ngoài còn yếu dẫn tới hiện tượng lag, giật hình hoặc các game online nổi tiếng hầu hết đều thu phí nên lại càng khó khăn cho việc gắn bó hơn.
Tâm lý "a dua"
Topic bức xúc thì nhiều nhưng bỏ game thì ít.
Nghe qua khá lạ lùng, nhưng tâm lý "a dua" cũng là nguyên nhân dẫn tới việc các topic chê bai game online hoặc bức xúc với NPH kéo dài tới hàng chục trang. Cụ thể, nhiều game thủ thấy người khác đang bức xúc kể tội NPH thì cũng post một bài hưởng ứng "cho vui" kiểu: "anh em thống nhất bỏ game đi".
Chính vì thế, một vấn đề bức xúc mới có thể dẫn đến cả một scandal lớn trên diễn đàn, lan truyền trên nhiều forum, website và kéo theo hàng nghìn lượt comment, nhưng chỉ sau 1, 2 tuần tất cả lại dịu đi và biến mất rất nhanh. Game thủ chẳng ai bảo ai lại vào game cày kéo tiếp.
Mục đích chơi game
Rõ ràng trong 10 người ngày ngày phiêu lưu trong thế giới trực tuyến thì có tới hơn 5 người chỉ coi đây là món ăn tinh thần giải trí bình thường chứ không đến nỗi "sống chết" như những gamer "hard-core". Mục đích của họ đơn giản là vậy nên dù NPH có phục vụ không tốt đi nữa thì chỉ cần game còn vận hành, họ vẫn chơi như thường.
Hack cứ hack, miễn chơi vui là được!
Hiện trạng trên dẫn tới việc, gamer bình thường chẳng muốn bỏ game mà cả gamer kỳ cựu thì do tiếc bạn bè, trang bị mà cũng không dám quyết tâm chia tay trò chơi yêu thích. Và thế là sau cùng mọi việc lại "hòa cả làng".
Trên đây là những nguyên nhân cốt yếu khiến game thủ Việt đang "tự làm khổ mình". Nếu bạn biết được còn lý do nào khác, xin hãy chia sẻ ngay phía dưới bài viết.
Theo Gamek
Tây Du Ký Online - Ra mắt máy chủ mỹ nhân Tây Du 2010 Ngày 15/4/2010, chương trình Mỹ Nhân Tây Du 2010 được phát động với mục đích tìm ra gương mặt ưu tú nhất để trở thành "Đại Sứ Thiện Chí" cho Tây Du Ký Online. Ngay sau đó, ngày 20/4/2010, trang web chương trình Mỹ Nhân Tây Du đã chính thức được ra mắt tại địa chỉ: http://mynhantdk.gate.vn. Website của sự kiện Mỹ Nhân...