Hành trình bàn đạp phanh thấp và bị hụt khi đạp phanh là do đâu?
Bàn đạp phanh là một “người bạn” rất thân thuộc với mỗi tài xế. Bàn đạp phanh nếu bị hư hỏng sẽ dẫn đến những mối nguy hiểm khi bạn lái xe.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên việc bàn đạp chân phanh xe bị “thấp” và cách để có thể bảo dưỡng phanh ô tô càng sớm càng tốt.
Thiếu dầu chân phanh một trong những nguyên nhân chính trong vấn đề chân phanh bị thấp. Đặc biệt khi má tốt mà dầu lại hết nhanh chóng, thì điều đó có nghĩa là hệ thống chân phanh đã bị hở. Bạn nên kiểm tra ở các vị trí mối nối như vị trí đầu nối hoặc khu vực liên kết phần cố định và phần di động là những nơi dễ bị hở nhất.
Ngoài ra, việc dầu chân phanh thiếu hụt cũng có thể do đuôi xi lanh bị hở. Do đó, cần phải xem ở đuôi xi lanh có dầu ở đệm không. Nếu có thì xi lanh cần phải thay thế.
Thiếu dầu chân phanh một trong những nguyên nhân chính trong vấn đề chân phanh bị thấp
Lưu ý, khi châm dầu phanh mới cần lau sạch miệng chai để tránh các vật lạ rơi vào trong, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thống phanh và bàn đạp.
2. Khí lọt vào đường ống dẫn dầu phanh
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác khiến bàn đạp phanh bị thấp là khí lọt đường ống. Khi không khí chạy vào đường ống phanh mà bạn đạp phanh, đường ống sẽ bị nghẽn không khí làm dầu không thể dịch chuyển trong đường ống được; để khắc phục tình trạng này cần phải xả gió ra.
Lưu ý, nên để ý kỹ các thứ tự xả gió; đầu tiên là bánh xe xa xi lanh chính nhất rồi mới tới các bánh gần xi lanh; bắt đầu từ bánh sau rồi bánh trước. Các bánh thường có thiết kế để người dùng xe dễ dàng thực hiện quá trình xả gió, ở bánh sau sẽ có một ốc xả gió và tương tự với bánh trước.
Một nguyên nhân khác khiến bàn đạp phanh bị thấp là khí lọt đường ống
Khi đã xả gió xong, bàn đạp phanh sẽ cứng lại. Hãy lên xe chạy thử một vòng để đánh giá lại độ cao bàn đạp phanh đã ổn chưa, nhằm có những biện pháp nâng hạ chân phanh tốt nhất.
3. Đĩa phanh, tang trống bị đảo
Điều kiện quan trọng để khi đạp phanh kích hoạt là ổ trục giữ bánh phải nằm đúng vị trí quay. Nếu bị lệch trục, sẽ khiến đĩa phanh và tang trống đảo, dẫn đến việc khi bánh quay, má phanh sẽ tuột hẳn vào trong… Lúc này người lái xe có đạp phanh sát sàn thì dầu phanh cũng không tạo đủ áp lực để bù vào nhằm kích hoạt lực ma sát ở má phanh.
Để xử lý nhanh tình huống này, người lái cần đạp nhồi nhiều lần liên tục để hệ thống đẩy được lượng dầu vào khe hở và kích hoạt ma sát.
Phanh xe Hybrid 'ăn' hơn xe xăng, cứu cánh cho tài xế gặp tình huống khẩn cấp
Xe lai điện Hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà cơ chế hoạt động rất đặc thù còn giúp loại xe này có phanh "ăn" hơn đáng kể so với xe thuần xăng/dầu truyền thống.
Quãng đường và thời gian phanh đều giảm
Theo nghiên cứu được công bố mới đây của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, xe sử dụng động cơ lai điện Hybrid có khả năng phanh tốt hơn đáng kể so với xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống.
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá kết quả phanh trên mẫu xe Toyota Corolla Cross 1.8HV (xe Hybrid) và 1.8V (xe chạy thuần xăng) trong điều kiện thử nghiệm, kết quả cho thấy xe Hybrid có quãng đường phanh nhỏ hơn 17,82% và thời gian phanh nhỏ hơn 35,82% so với xe xăng cùng loại.
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội trên mẫu Toyota Corolla Cross, hiệu quả phanh của xe bản Hybrid tốt hơn hẳn so với bản chạy xăng.
Cụ thể, tại vận tốc 87 km/h, quãng đường phanh trung bình để xe dừng lại hẳn (0 km/h) của mẫu xe 1.8V là 41,53m; trong khi đó mẫu xe Hybrid 1.8HV chỉ là 34,13m.
Cũng thử nghiệm với vận tốc 87 km/h, hai phiên bản thuần xăng và Hybrid cho kết quả lần lượt là 3,49 giây và 2,24 giây. Như vậy, xe Hybrid có thời gian phanh chỉ vào khoảng 2/3 xe xăng, một tính năng rất "đáng tiền" trong trường hợp lái xe phải phanh khẩn cấp khi gặp chướng ngại vật trên đường.
Nghiên cứu còn chỉ ra, xe sử dụng động cơ Hybrid giảm tiêu hao nhiên liệu lên đến 57,4% ở nội đô và 18,5% ở cao tốc so với xe sử dụng máy xăng cùng dung tích. Nhờ đó, lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính của xe Hybrid cũng giảm tương đương.
Cơ chế nào khiến phanh xe Hybrid "ăn" hơn?
Hybrid là loại xe điện hoá sử dụng đồng thời động cơ đốt trong truyền thống kết hợp thêm với một mô tơ điện. Tái sử dụng năng lượng dư thừa là ưu điểm lớn nhất của dòng xe lai điện Hybrid. Nhờ trang bị hàng loạt công nghệ, xe Hybrid có thể tận thu và tái tạo nguồn năng lượng này nạp vào pin để tái sử dụng.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc - Viện Cơ khí động lực, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Điểm mấu chốt khiến quãng đường phanh và thời gian phanh của xe Hybrid đều ngắn hơn xe thuần xăng chính là nhờ vào một bộ phận là phanh tái tạo năng lượng".
Sơ đồ hoạt động của xe Hybrid. (Ảnh: Toyota)
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh tái tạo là có thể chuyển đổi động năng của xe thành năng lượng điện nạp vào pin. Khi bắt đầu đạp phanh, các bánh xe sẽ được kết nối với động cơ điện qua bộ điều khiển PCU, lúc này động cơ điện trở thành máy phát cung cấp điện sạc cho pin, góp phần giúp chiếc xe giảm tốc. Bộ phận này hoạt động như một phanh phụ khi giảm tốc giúp tăng hiệu quả phanh lên đáng kể.
Khi cần gia tốc phanh lớn để dừng xe trong quãng đường ngắn nhất thì PCU sẽ tính toán và tăng áp lực thích hợp tác động lên các bánh xe. Do đó, xe Hybrid thường có thời gian phanh ngắn hơn nhiều so với xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, với mẫu xe vừa được nhóm nghiên cứu đánh giá thì xe Toyota Corolla Cross bản 1.8HV (Hybrid) có phanh trợ lực điện, phanh tái tạo và hệ thống phanh ABS; còn Cross 1.8V (thuần xăng) thì chỉ có ABS, trợ lực chân không. Do đó HEV có khả năng điều khiển phanh tốt hơn và cho kết quả như công bố ở trên.
Tuy nhiên, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc cũng cho rằng, đây chỉ là số liệu được thử nghiệm trên 1 dòng xe (Toyota Corolla Cross), không hoàn toàn đúng hết cho các xe Hybrid khác vì còn phụ thuộc vào chương trình điều khiển tối ưu của từng dòng xe và các điều kiện phanh khác nhau.
Hiện nay, xe điện hoá được chia ra thành 4 dòng chính là xe Hybrid (HEV), xe Hybrid có sạc (PHEV), xe điện (BEV) và xe nhiên liệu Hydro (FCEV). Mẫu Toyota Corolla Cross 1.8HV được thử nghiệm thuộc loại HEV hay còn gọi là xe Hybrid tự sạc.
Theo Bloomberg, đến 2030, thị trường toàn cầu có hơn 90 triệu xe ô tô điện, trong đó xe Hybrid HEV và PHEV sẽ là xu hướng chính của dòng xe điện hoá trước khi chuyển dần sang xe điện hoàn toàn (BEV) và xe nhiên liệu Hydro (FCEV).
4 kỹ thuật phanh xe ôtô hữu ích không nên bỏ qua Dưới đây là một số kinh nghiệm sử dụng phanh xe ôtô đúng cách, giúp bạn lái xe an toàn hơn. Kỹ thuật phanh xe ôtô đúng cách và an toàn. Ảnh: Anycar Đạp/nhả phanh theo nhịp Trong trường hợp ôtô không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, khi xe chạy với tốc độ cao mà phanh gấp rất dễ gặp...