Hành trình ấn tượng khám phá đất nước Triều Tiên
Anh Đào Trọng Nghĩa, thành viên diễn đàn Otofun, đã cùng bạn đi xuyên qua Trung Quốc để khám phá đất nước Triều Tiên đang trở thành tâm điểm của thế giới.
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một đất nước đến nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn với thế giới. Tháng 4/2018, Triều Tiên trở thành tâm điểm thế giới khi lãnh đạo nước này – ông là Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In có cuộc gặp gỡ lịch sử. Ngày 28/2/2019 tới, ông Kim Jong Un sẽ có cuộc gặp cực kỳ quan trọng khác với Tổng thống Mỹ là Donald Trump ở Hà Nội. Đây sẽ là một dấu mốc nữa đánh dấu những thay đổi có thể vô cùng nhanh chóng của Triều Tiên. Chúng tôi sẽ xin giới thiệu với độc giả một chuyến đi thăm Triều Tiên với nhiều cảm xúc ngỡ ngàng của một thành viên diễn đàn Otofun.net. Chuyến đi của anh Đào Trọng Nghĩa (nick diễn đàn Otofun.net: Hoibihay) cùng người bạn vào giữa năm 2018. Bài viết về chuyến đi này trên diễn đàn bắt đầu vào tháng 8/2018, đến nay đã kéo dài 25 trang, gần 500 bình luận và vẫn còn tiếp tục được tác giả cập nhật.
Theo kế hoạch, đôi bạn sẽ xuất phát từ Đại Liên di chuyển đến thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc, đây cũng là nơi có cây cầu nối giữa 2 nước (Trung Quốc – Triều Tiên) qua con sông Áp Lục. Sau đó, hai người liên hệ với nhà tour chuyên tổ chức đi Triều Tiên ở thành phố biên giới Đan Đông để đặt tour sang Triều Tiên. Việc đặt tour từ Đan Đông đi Triều Tiên khá dễ dàng, tuy nhiên vì Trung Quốc không cấp “multiple entry visa” nên một khi đã đến Bắc Triều Tiên họ sẽ không có visa để quay lại Trung Quốc, chiều về anh Nghĩa và bạn sẽ phải bay chặng Bình Nhưỡng – Bắc Kinh, đợi transit ở sân bay rồi mới bay về Hà Nội.
Từ Đại Liên đi Đan Đông
Sau 3 ngày 2 đêm làm việc kết hợp với thăm thú ở Đại Liên, vào trưa ngày thứ ba, anh Nghĩa và bạn bắt đầu di chuyển ra ga tàu để tới thành phố Đan Đông, Trung Quốc. Tại nhà ga, từng đoàn người dài dằng dặc xếp hàng chờ mua vé, hai người sẽ có khoảng 2 tiếng ngồi tàu để di chuyển tới thành phố Đan Đông.
Đan Đông (thuộc tỉnh Liêu Ninh), là thành phố vùng biên lớn nhất của Trung Quốc, nằm sát biên giới Bắc Triều Tiên, chỉ cách con sông Áp Lục, cửa sông đổ ra Vịnh Triều Tiên. Đứng từ thành phố Đan Đông nhìn sang bên kia sông là thành phố Sinuiju, Bắc Triều Tiên. Hai thành phố được nối với nhau bằng cầu hữu nghị Trung-Triều.
Tượng Mao Trạch Đông đặt ngay trước cổng ga Đan Đông
Anh Nghĩa và bạn thuê khách sạn đường sắt ở sát ga Đan Đông. Từ khách sạn này đi thêm khoảng 1 km là tới cầu hữu nghị Trung-Triều bắc ngang qua sông Áp Lục.
Khu vực đài tưởng niệm và cây cầu hữu nghị Trung-Triều bắc ngang qua sông Áp Lục.
Cầu hữu nghị Trung-Triều nối giữa hai thành phố Đan Đông, Trung Quốc và Siniju, Triều Tiên. Cầu được đế quốc Nhật xây dựng tháng 4 năm 1937 đến tháng 5 năm 1943 khi họ đang cai quản Triều Tiên và Mãn Châu Quốc. Đây là một trong số ít các đường tiến và rời khỏi Triều Tiên, cầu cho phép ô tô và tàu hỏa đi qua, người đi bộ không được phép qua cầu.
Cầu hữu nghị Trung-Triều được hoàn thiện vào năm 1943 và được sử dụng cho tới ngày nay
Cửa khẩu Triều Tiên nằm ngay phía bên kia sông
Ngoài cây cầu xây năm 1943, cách khoảng 60 m về phía hạ lưu sông Áp Lục còn một cây cầu cũ hơn được xây từ tháng 5 năm 1909 đến tháng 10 năm 1911. Đây là một cây cầu giàn sắt có 12 nhịp trên trụ cầu bằng đá. Tổng chiều dài của cầu là 944,2 m. Nhịp thứ 4 có thể được tách ra và quay 90 theo chiều ngang để cho phép các tàu cao đi qua.
Cả hai chiếc cầu này đều đã từng bị máy bay Hoa Kỳ ném bom trong chiến tranh Triều Tiên. Các cây cầu đã được sửa chữa nhiều lần. Riêng cây cầu xây năm 1911 đã được cho phép phá hủy.
Khách du lịch tới Đan Đông có thể mua vé và đi bộ tham quan trên di tích cầu gãy
Video đang HOT
Di tích cầu gãy dài khoảng 600m, rộng rãi có làn đi bộ dành cho khách tham quan.
Bốn nhịp cầu của cây cầu cũ bên phía Trung Quốc vẫn được giữ lại và được đặt tên “cầu gãy” (đoạn kiều). Khách du lịch tới Đan Đông có thể mua vé và đi bộ tham quan trên di tích cầu gãy để xem những thiệt hại mà bom Mỹ đã gây ra, ngắm nhìn Sinuiji bên phía Triều Tiên, hay nhìn dòng ô tô di chuyển lặng lẽ, bí ẩn bên cây cầu mới.
Ngay đầu cây cầu là đài tưởng niệm liệt sĩ Trung Quốc trong cuộc chiến viện Triều
Vỏ đạn bom mà Mỹ thả đánh sập cầu
Đứng từ cây cầu gãy du khách có thể ngắm nhìn Sinuiji bên phía Triều Tiên
hoặc ngắm nhìn dòng ô tô di chuyển lặng lẽ, bí ẩn phía bên cây cầu mới…
Ngoài vị trí đứng từ trên cầu nhìn xuống, khách du lịch cũng có thể chọn đi tàu trên Áp Lục Giang. Bằng cách này du khách có thể chiêm ngưỡng cả hai cây cầu và cảnh Đan Đông từ mặt sông, tàu cũng có thể đưa du khách đến gần bờ sông của Triều Tiên.
Đi tàu trên Áp Lục Giang, khách du lịch có thể chiêm ngưỡng cả hai cây cầu và cảnh Đan Đông từ mặt sông.
Tàu cũng có thể đưa du khách đến gần bờ sông của Triều Tiên.
Đặt chân lên đất Triều Tiên
Sáng sớm ngày hôm sau, đôi bạn gói ghém di chuyển ra điểm hẹn dưới chân tượng đài Mao Trạch Đông để gặp đoàn. Tour họ đặt gồm có 8 người, 2 Việt Nam, còn lại là người Trung quốc. Trong đó có 2 vợ chồng người Trung Quốc sang Triều Tiên thăm mộ con (là liệt sĩ trong cuộc chiến viện Triều Tiên.)
Tàu từ Đan Đông, Trung Quốc sang Bình Nhưỡng, Triều Tiên chất lượng cũng gần giống tàu S loại thường Nam – Bắc của Việt Nam. Toa của anh Nghĩa có 6 giường tầng, chăn đệm sạch sẽ.
Chuyến tàu khởi hành từ Đan Đông, Trung Quốc sang Bình Nhưỡng, Triều Tiên và ngược lại.
Hành trình dự kiến sẽ khởi hành lúc 10h từ Trung Quốc, dừng để nhập cảnh và nối thêm toa khoảng 2 tiếng, rồi đi thêm 6 tiếng nữa là đến Bình Nhưỡng.
Ổn định chỗ xong, nhà tour phát cho mỗi du khách 1 tờ khai để nhập cảnh (nộp tại điểm nhập cảnh).
Sau một hồi loay hoay dò dẫm với tờ khai hoàn toàn là chữ Triều Tiên, cuối cùng anh Nghĩa và bạn đành phải nhờ đến sự trợ giúp của người khách du lịch Trung Quốc đi cùng trong đoàn. Tờ khai của họ chính vì vậy cũng trở thành song ngữ Trung – Việt.
Sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh Triều Tiên, từ đây khách du lịch hoàn toàn không được phép chụp ảnh ở khu vực cửa khẩu, cũng không được chụp ảnh binh lính.
Không khí trên tàu bắt đầu rơi vào trạng thái khẩn trương.
Anh Đào Trọng nghĩa kể lại: “Lúc này tàu đã từ từ lăn bánh để qua cầu, tàu đi chầm chậm như kiểu nó cũng rất hồi hộp khi tiến vào phần đất của Triều Tiên vậy. Đi khoảng 5 phút là đến ga bên kia, tàu vừa dừng thì trong khoang chúng tôi đã cảm giác được những bước chân leo lên tàu kèm theo những tiếng nói to, rất nghiêm nghị. Không khí trên tàu như trùng xuống, từ trong buồng tôi ngó ra hành lang tàu, thấy cả 2 đầu toa đều có quân lính và nhân viên hải quan đi vào. Dọc 2 bên đường ray tàu thì đều có lính bồng súng đứng. Trên tàu lúc đó hầu như không có tiếng động gì ngoài những tiếng nói sang sảng, nghiêm trang kiểu quân đội…
Sau khi kiểm tra số lượng người ở các toa, một sĩ quan bước vào toa của chúng tôi. Chú này vận quần áo lính, đội mũ kepi, đương nhiên không thể thiếu huy hiệu của lãnh tụ và cựu lãnh tụ Triều Tiên trên ngực. Đầu tiên chú hỏi bằng tiếng Trung, thấy tôi ú ớ chú mới chuyển sang hỏi bằng tiếng Anh. Khi biết hai chúng tôi là người Việt thì mặt chú lính giãn ra đôi chút..
Kế đến phần tra hỏi, họ chủ yếu hỏi: “Đi vào Triều Tiên mày mang những gì? có mang tài liệu, sách báo tuyên truyền không? có sách báo khiêu dâm không? camera, điện thoại, máy ảnh….”. Đặc biệt, họ nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại câu “any documents”.
Cuối cùng họ yêu cầu chúng tôi mở vali ra để kiểm tra trước khi kết thúc.
Xong xuôi chúng tôi thở phào, ra khỏi tàu hút thuốc, uống cafe cho tỉnh táo. Đang đứng thì có một an ninh khác trên tàu lại vẫy gọi đi lên. Tôi được dẫn vào một toa tàu trống. Trong lúc tôi hoang mang không hiểu họ gọi mình vào đây làm gì thì chú an ninh bảo “Đưa điện thoại ra” sau đó yêu cầu tôi mở để kiểm tra phần mềm Wechat. Thủ tục này cũng khép lại việc kiểm tra an ninh và nhập cảnh vào Triều Tiên.
Chúng tôi ngồi chờ thêm hơn một tiếng nữa tàu mới lăn bánh…”
Trên đường đến Bình Nhưỡng
Tàu lăn bánh cũng là lúc mọi người bắt đầu được phép chụp ảnh.
Trong khoảng thời gian ngồi tàu từ Đan Đông đi Bình Nhưỡng, anh Nghĩa quan sát và tạm rút ra 3 điều:
Thứ nhất, dọc đường đi đất đai bên lãnh thổ Triều Tiên có vẻ khô cằn. Trên thực tế, Bắc Triều Tiên có tới 80% lãnh thổ bao phủ bởi núi và các cao nguyên và chỉ khoảng 20% diện tích còn lại là đồng bằng, cộng thêm khí hậu khắc nghiệt. Một năm người dân Triều Tiên chỉ canh tác được vài tháng, chớm vào mùa đông là lạnh, xen kẽ bão tuyết không trồng được cây gì, nuôi được con gì…
Mô hình kinh tế tập trung của Bắc Triều tiên thể hiện đậm nét: Trên ruộng đồng (thời điểm anh Nghĩa và bạn tới Triều Tiên đang là vụ cấy nên đồng ruộng tập trung rất đông “người người, nhà nhà cùng xuống ruộng cấy lúa”; Trên các công trình (những ngôi nhà được xây dựng giống nhau); Trong cách ăn mặc của người dân (do được nhà nước cấp hàng loạt nên màu quần áo trang phục của người dân Triều Tiên rất giống nhau). Ngoài ra, ở Bắc Triều Tiên, người dân chủ yếu di chuyển bằng xe bus, trên các đường phố thỉnh thoảng cũng xuất hiện ô tô con nhưng số lượng không nhiều.
Cuối cùng, trên suốt dọc đường đi nơi nơi đều xuất hiện các khẩu hiệu với nội dung: “Kiên định đi theo con đường mà đồng chí Kim Jong Un kính yêu đã lựa chọn”.
Tàu dự định khoảng 6h chiều là đến Bình Nhưỡng nhưng vào các ga đỗ rất lâu nên 8h hơn đoàn mới vào được tới nơi. Từ đây, cả đoàn chính thức bắt đầu hành trình khám phá thủ đô Bình Nhưỡng…
Theo vnmedia.vn
Lý do Mỹ phản đối Hàn - Triều lập vùng cấm bay
Việc Mỹ phản đối kế hoạch chung của Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm thiết lập một vùng cấm bay ở khu vực biên giới đã cho thấy những rạn nứt trong quan hệ giữa hai đồng minh Seoul và Washington.
Binh sĩ Hàn Quốc và Triều Tiên đứng gác tại khu phi quân sự liên Triều (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, Mỹ và Hàn Quốc luôn công khai thể hiện rằng họ đồng tâm hiệp lực trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên ở phía sau hậu trường, hai đồng minh lâu năm này đã có những dấu hiệu cho thấy sự bất đồng khi Hàn Quốc và Triều Tiên thúc đẩy những kế hoạch nhằm hạ nhiệt căng thẳng quân sự cũng như tái thiết mối liên kết về kinh tế.
Thỏa thuận quân sự được ký trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3 nhân chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng hồi tháng trước được là một trong những thỏa thuận cụ thể nhất giữa hai nước láng giềng trong năm nay. Tuy vậy, giới chức Mỹ lo ngại rằng thỏa thuận này có thể làm giảm khả năng sẵn sàng phòng vệ và không mang lại tiến triển tích cực trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Thỏa thuận quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bao gồm cam kết dừng "tất cả các hành động thù địch", thiết lập vùng cấm bay quanh khu vực biên giới và dỡ bỏ dần dần các bãi mìn và chốt an ninh tại khu phi quân sự liên Triều - một trong những khu vực biên giới được vũ trang dày đặc nhất thế giới.
Theo Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ sự "bất bình" về thỏa thuận quân sự Hàn Triều trong một cuộc điện đàm. Đây là lần hiếm hoi quan chức Hàn Quốc hé lộ sự bất hòa giữa hai đồng minh thân cận.
Giới chức Hàn Quốc cho biết mặc dù Mỹ không công khai phản đối sáng kiến hợp tác liên Triều, tuy nhiên sự can dự chặt chẽ của Mỹ vào các lệnh trừng phạt và hoạt động quân sự trên bán đảo Triều Tiên đã tạo điều kiện cho Washington có khả năng trì hoãn hoặc thay đổi chính sách.
Các nguồn tin từ giới chức Hàn Quốc cho biết thiết lập vùng cấm bay tại biên giới Hàn - Triều là vấn đề then chốt đối với Mỹ vì nó sẽ cản trở các cuộc tập trận yểm trợ cự ly gần. Ngoại trưởng Mỹ được cho là đã đề cập tới vấn đề này trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc. Vùng cấm bay này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11.
Thỏa thuận quân sự Hàn - Triều cũng cấm các cuộc tập trận bắn đạn thật với sự tham gia của các máy bay cánh cố định và các vũ khí không đối đất có hệ thống dẫn đường chính xác tại vùng cấm bay. Hàn Quốc và Mỹ từng tổ chức các cuộc tập trận thường kỳ như vậy trước khi tạm dừng hồi tháng 6 năm nay.
Thỏa thuận quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã giới hạn hoạt động của các máy bay trực thăng, máy bay không người lái và khinh khí cầu tại vùng cấm bay, song cũng đặt ra những trường hợp ngoại lệ đối với các máy bay hoạt động thương mại hoặc phi quân sự vì mục đích cứu trợ y tế, thảm họa hay sử dụng trong nông nghiệp.
Trong hoạt động yểm trợ cự ly gần trên không, các máy bay quân sự sẽ cung cấp hỏa lực để hỗ trợ binh sĩ tác chiến gần lực lượng của đối phương. Hầu hết các máy bay chiến đấu được Mỹ triển khai tại Hàn Quốc như F-16 đều có khả năng yểm trợ như vậy.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Seoul vẫn hợp tác chặt chẽ với Washington cũng như Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC) do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên theo nghị sĩ Baek Seung-joo thuộc đảng Tự do Hàn Quốc, liên minh Mỹ - Hàn đang bị buông lỏng để đổi lấy việc xây dựng lòng tin với Triều Tiên. Trong khi đó Bình Nhưỡng vẫn chưa có nhiều động thái cho thấy sự tiến triển trong mục tiêu phi hạt nhân hóa như từng cam kết với Mỹ trước đây.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
WB sẵn sàng chào đón Triều Tiên khi Bình Nhưỡng thực hiện phi hạt nhân hóa Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 17-10 cho biết, Triều Tiên được hoan nghênh gia nhập thể chế tài chính này với tư cách là một thành viên, khi Bình Nhưỡng đáp ứng những mong đợi của cộng đồng quốc tế về "hòa bình và ổn định". Phó Chủ tịch cấp cao WB Mahmoud Mohieldin trả lời báo giới tại Seoul, Hàn Quốc...