Hành trình 9 năm làm nên “kỳ tích” ở Tân Bình
Về xã Tân Bình (Đầm Hà, Quảng Ninh) những ngày đầu năm, chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt diện mạo của một xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đường về trung tâm xã được đổ bê tông bằng phẳng, đủ cho hai làn ô tô chạy. Những đường hoa chạy dọc ven đê, ở những ngõ xóm…, tạo nên một bức tranh thanh bình, tươi đẹp.
Tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau
Sau 9 năm nỗ lực chung sức, chung lòng xây dựng NTM, xã Tân Bình đã hoàn thành tất cả các tiêu chí. Còn nhớ năm 2010, khi mới bắt tay vào xây dựng NTM, phần lớn các thôn ở Tân Bình còn thiếu về cơ sở vật chất, sản xuất manh mún, lạc hậu, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.
Toàn xã khi ấy chỉ có 6,5km đường liên xã, nội thôn, ngõ xóm, nội đồng được cứng hóa; hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư xây dựng; trình độ dân trí thấp, chưa có trường học đạt chuẩn và có duy nhất 1/9 nhà văn hóa đạt chuẩn; tỷ lệ hộ nghèo cao; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt mức 21,3 triệu đồng.
Diện mạo nông thôn xã Tân Bình đã có sự khởi sắc. Ảnh: N.Q
Đứng trước khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, các thôn đã họp, ban hành nghị quyết chuyên đề, xây dựng chương trình hành động và thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM. Với quan điểm “Tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau” nhưng phải làm thật, các chính quyền đã cùng người dân, rà soát từng tiêu chí, cách thức triển khai ở từng thôn, từng bước đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng gắn với phát triển kinh tế. Tân Bình xác định nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và là mục tiêu xuyên suốt của quá trình xây dựng NTM.
Video đang HOT
Từ đó, xã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác; xây dựng nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả.
Hiện nay, trên địa bàn xã có 25 trang trại, 16 gia trại và 6 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động có hiệu quả, trong đó có 4 HTX chăn nuôi trồng trọt và 2 HTX dịch vụ. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của xã được nâng lên hàng năm, giúp người có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Huy đông 256 tỷ đồng cho chương trình NTM
Đến nay, thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 43 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm còn 0,79%. Trong 9 năm triển khai, Tân Bình đã huy động vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM trên 256 tỷ đồng, trong nhân dân đóng góp đóng góp 235 tỷ đồng; hoàn thành 32km đường giao thông nông thôn bê tông hóa.
Hiêhn trên địa bàn xã Tân Bình, các tuyến đường trục xã, liên xã đã được đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa; đường trục thôn cứng hóa và xây dựng đường bê tông liên thôn. Hệ thống thủy lợi được đầu tư, nạo vét hằng năm.
Xã có 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia, Trạm Y tế xã được đầu tư nâng cấp, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Ngoài ra, 92% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và 9/9 thôn trên địa bàn xã đều thành lập tổ thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn…
Ông Lương Vĩnh Khiêm- Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bình phấn khởi cho biết: “Để cán đích NTM là một quá trình phấn đấu lâu dài. Ngay sau khi đề án xây dựng Tân Bình thành xã đạt chuẩn NTM được duyệt, chính quyền xã đã họp các trưởng thôn, thông báo cho từng hộ gia đình. Trong quá trình thực hiện, chú trọng kiểm tra đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, giải quyết ngay những tồn tại, vướng mắc làm cơ sở phấn đấu thực hiện các tiêu chí tiếp theo. Do vậy, phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được nhân dân trong đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa lớn và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực”.
Anh Phạm Văn Ngời – Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Tân Trung, xã Tân Bình, phấn khởi cho biết: “Qua hơn 9 năm xây dựng NTM, đến nay cơ sở vật chất trong thôn đã được cải thiện đáng kể, chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Năm nay, Tân Bình được công nhận xã đạt chuẩn NTM, bà con chúng tôi rất vui và tự hào vì đã góp một phần công sức nhỏ bé để cùng chính quyền xây dựng quê hương”.
Theo Danviet
Quảng Ninh: Tích cực phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi
Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại, nhiều nơi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, thậm chí các huyện miền núi xuống tới 5- 6 độ C, gây ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường chỉ đạo các địa phương, nhất là các huyện miền núi, hải đảo tích cực, chủ động, tích cực phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Người dân xã Quảng Đức, huyện Hải Hà chủ động nhốt đàn trâu trong truồng trong những ngày giá rét.
Trong mấy ngày qua, tỉnh Quảng Ninh đang bước vào đợt rét kỷ lục, do nền nhiệt thấp, duy trì liên tục và có kèm mưa như những ngày vừa qua đã tác động tiêu cực đến cây trồng, vật nuôi, nhất là đối với đàn gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh. Nhằm chủ động ứng phó với tình trạng này, những ngày qua, các đơn vị chuyên môn của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chống rét, cũng như tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động có các biện pháp chống, tránh rét, tăng cường sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm. Cùng với đó, các huyện miền núi như: Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ...đã có văn bản chỉ đạo phòng chống rét xuống các xã, thị trấn và chỉ đạo các đơn vị chức năng xuống các địa phương hướng dẫn, cũng như kiểm tra việc chống rét cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh tại các địa phương để nâng cao nhận thức cho người dân về chống rét, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, cũng như đảm bảo vụ sản xuất đông xuân.
Người dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu chủ động dự trữ rơm, cắt cở tươi cho đàn trâu trong những ngày rét lạnh.
Cụ thể, huyện Hải Hà đã tổ chức 8 lớp tập huấn cho 400 học viên về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và một số biện pháp phòng chống rét cho gia súc, gia cầm.Đồng thời, các xã, thị trấn cử cán bộ xuống các thôn, bản tuyên truyền, vận động và phát tài liệu hướng dẫn bà con trong công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Huyện Hải Hà hiện có 6.973 con trâu; 2.296 con bò, hơn 50 nghìn con lợn. Trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, cơ bản các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đã chủ động làm chuồng trại để nuôi nhốt đàn trâu, bò, gia cầm, quây bạt chuồng trại, nhằm chắn gió, giữ ấm cho vật nuôi.
Khi nhiệt độ tăng lên về buổi trưa, người dân xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí mới thả đàn trâu ra đồng.
Trước tình hình rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng tới sản xuất vụ đông xuân, huyện Đầm Hà đã thành lập các đoàn kiểm tra xuống trực tiếp các xã, thị trấn để hướng dẫn người dân phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Cụ thể, huyện Đầm Hà chỉ đạo bà con nông dân hạn chế gieo mạ cấy trà lúa xuân sớm, tập trung gieo cấy xuân muộn và thực hiện theo phương pháp gieo thẳng, hạn chế việc gieo mạ cấy lúa; thực hiện che phủ nilon tại những diện tích mạ còn non gặp thời tiết rét, lạnh. Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp che chắn chuồng trại chăn nuôi, giữ ấm cho đàn gia súc và dự trữ thức ăn cho đàn gia súc trong những ngày rét.
Qua kiểm tra, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tập trung hướng dẫn các hộ chăn nuôi chuẩn bị chuồng trại nuôi nhốt trâu, bò đảm bảo diện tích 4-5m2/con, gia cố chuồng, mái che, tường bao, đảm bảo luôn khô ráo, giữ ấm vào mùa đông; chuẩn bị đầy đủ bạt để quây quanh chuồng khi rét đậm, rét hại; chủ động nguồn thức ăn dự trữ cho trâu, bò; tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm.
Do chủ động, tích cực trong công tác phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi nên đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có tình trạng trâu, bò, gia cầm, tôm, cá chết do rét.
Phạm Hoạch
Theo TN&MT
Khởi công dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn ngay trong tháng 12 Tỉnh Quảng Ninh đang hoàn tất các điều kiện về giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư để có thể khởi công dự án cao tốc Móng Cái - Vân Đồn ngay trong tháng 12 này. Tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN Dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn, tuyến cao tốc nối...