Hành trình 50 năm trở lại Mặt Trăng của Mỹ: “Chúng tôi đang mơ lớn”
“ Chúng tôi đang mơ lớn” – Đó là lời của cựu Giám đốc NASA khi nói về SLS. Vài ngày nữa, chúng ta sẽ biết giấc mơ đó có thể thành công hay không.
Khi phi hành gia người Mỹ Gene Cernan (1934-2017), đánh dấu tên viết tắt của cô con gái nhỏ bên cạnh dấu chân của mình trên bề mặt Mặt Trăng trước khi trở về Trái Đất, một nỗi sợ nhen nhóm trong lòng người phi hành gia kỳ cựu…
Đó là tháng 12/1972 và Đại úy Hải quân Mỹ Gene Cernan chuẩn bị theo hai người đồng đội của mình trở lại bậc thang của mô-đun Mặt Trăng trong sứ mệnh Apollo 17 để trở về Trái Đất. Kể từ đó cho đến tháng 8/2022, phi hành gia NASA Gene Cernan vẫn nổi tiếng là “Người đàn ông cuối cùng trên Mặt Trăng”.
Phi hành gia người Mỹ Gene Cernan (1934-2017) – Chỉ huy sứ mệnh Apollo 17 của NASA (Nguồn: NASA)
Và đó chính là nỗi sợ của ông cách đây tròn 50 năm: Ông sợ rằng, nước Mỹ sẽ không đưa người trở lại Mặt Trăng, sợ rằng ông sẽ là người cuối cùng lưu dấu chân mình ở đây.
Những dấu chân đó và những ký tự đó chắc chắn vẫn còn trên Mặt Trăng – bởi vệ tinh tự nhiên của Trái Đất không có gió để thổi bay chúng – nhưng nỗi sợ hãi của chỉ huy Apollo 17 Gene Cernan rằng ông sẽ là người cuối cùng bước đi trên Mặt Trăng giờ đây dường như không còn hiện hữu.
XÓA TAN NỖI SỢ THẾ KỶ
Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, nếu tất cả đúng theo lịch trình, Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida (Mỹ) sẽ chứng kiến sứ mệnh tiên phong lên Mặt Trăng đầu tiên kể từ khi tàu Apollo 17 cuối cùng nổ tung vào không gian – dưới sự chứng kiến của hàng trăm nghìn người yêu thiên văn.
50 năm sau sứ mệnh cuối cùng của Apollo thế kỷ 20, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) có kế hoạch phóng tên lửa vũ trụ mạnh nhất mà thế giới từng thấy cho một sứ mệnh chưa một quốc gia nào thực hiện: Đưa người trở lại Mặt Trăng thế kỷ 21.
Đối với các phi hành gia du hành vũ trụ trong Chương trình Artemis, họ sẽ không chỉ bước lên Mặt Trăng đủ lâu để tham quan một chút Mặt Trăng rồi thu thập một số vật liệu quan trọng trước khi quay trở lại Trái Đất, như trong các sứ mệnh của Apollo – Họ còn có tham vọng lớn hơn hồi thế kỷ 20: Đó là ở lại, thiết lập các căn cứ trên Mặt Trăng tại cực Nam vệ tinh tự nhiên này; đồng thời còn xây dựng một trạm vũ trụ trên quỹ đạo Mặt Trăng nữa!
Bộ đôi tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion (màu trắng) gắn trên đỉnh SLS tại bệ phóng đã sẵn sàng cho Sứ mệnh Artemis I sắp tới (Nguồn: NASA)
Hai cơ sở này (căn cứ trên Mặt Trăng và trạm vũ trụ trên quỹ đạo Mặt Trăng) được hy vọng sẽ cho phép NASA thử nghiệm các công nghệ và quy trình hoạt động mới để phát triển các sứ mệnh hành tinh trong tương lai, chẳng hạn như sứ mệnh phi hành đoàn lên sao Hỏa vào một thời điểm nào đó trong những năm 2040 và cả các chuyến đi đến các tiểu hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.
Đó sẽ là một bước nhảy vọt khổng lồ cho nhân loại. Bước nhảy vọt khổng lồ đó cần có một bước đệm nhỏ hơn ngay lúc này đó là: Siêu tên lửa SLS đưa một thế hệ phi hành gia mới lên Mặt Trăng (thế hệ Artemis) và quay trở lại Trái Đất một cách an toàn.
KỶ NGUYÊN ARTEMIS RỘNG MỞ HƠN BAO GIỜ HẾT
Đã 50 năm trôi qua, NASA không phóng một tên lửa được thiết kế cho không gian sâu nào. Tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) và tàu vũ trụ Orion mà nó mang theo trên đỉnh sẽ được phóng vào ngày 29/8 /2022 sẽ mở đầu cho sứ mệnh Artemis I trong chuỗi Chương trình Artemis đưa người đổ bộ Mặt Trăng năm 2025 của cơ quan này.
Theo kế hoạch, NASA sẽ có 120 phút để kích hoạt tên lửa và đưa nó vào không gian. Nếu có vấn đề, SLS sẽ tái phóng vào đầu tháng 9/2022.
Video đang HOT
Ở độ cao 98 mét – cao 23 tầng so với bệ phóng ở Cape Canaveral thuộc Trung tâm Vũ trụ Kennedy nơi nó được đưa đến vào tuần trước – tên lửa SLS này ngắn hơn một chút so với tên lửa huyền thoại Saturn V thời Apollo đã đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng vào những năm 1960 và 1970.
Đổi lại, 4 động cơ RS-25 của SLS (giống như động cơ được sử dụng trên Tàu con thoi), chạy bằng cả nhiên liệu rắn và lỏng, cung cấp lực đẩy lớn hơn và tốc độ tối đa cao hơn nhiều so với Saturn V, lên tới 39.428 km/giờ. (Tên lửa Saturn V chỉ sử dụng nhiên liệu lỏng).
Đó là sức mạnh cần thiết để đẩy một tàu vũ trụ lớn ra khỏi quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO) lên Mặt Trăng cách đó khoảng 386.242 km.
Tàu vũ trụ Orion dự kiến sẽ bay quanh Mặt Trăng ở một quỹ đạo xa trong vài tuần trước khi quay trở lại để rơi xuống Thái Bình Dương 6 tuần sau lần phóng đầu tiên.
Cấu tạo của tàu vũ trụ Orion (Nguồn: NASA)
Mặc dù sứ mệnh Artemis II dự kiến đưa các phi hành gia bay quanh Mặt Trăng vào năm 2024, với sứ mệnh thứ ba Artemis III sẽ đưa người hạ cánh xuống Mặt Trăng vào đầu năm 2025, nhưng sẽ không có phi hành gia nào đi trên chuyến bay đầu tiên của Artemis I này.
Dẫu vậy, Orion sẽ không bị bỏ trống. Đi cùng nó là bộ ba hình nộm được trang bị những công nghệ cảm biến hiện đại nhằm đo tác động của chuyến bay cũng như bức xạ sẽ có trong suốt chuyến bay lên con người – giúp ích cho các sứ mệnh có người của NASA về sau.
Trên ghế chỉ huy Orion sẽ là hình nộm Chỉ huy Moonikin Campos – một sự tôn vinh dành cho kỹ sư điện làm việc cho NASA Arturo Campos, người đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sứ mệnh Apollo 13 gặp khó khăn trở về Trái Đất an toàn vào năm 1970.
Mặc bộ đồ không gian mới của Orion có tên Crew Survival System, hình nộm Chỉ huy Moonikin Campos sẽ cung cấp cho các nhà khoa học NASA dữ liệu quan trọng về những gì con người trải qua trong chuyến du hành lên Mặt Trăng sắp tới.
Ghế của phi hành đoàn được gắn trên hệ thống giảm chấn năng lượng để mang lại hành trình êm ái hơn – hai cảm biến đặt sau ghế chỉ huy và dưới tựa đầu sẽ ghi lại gia tốc và độ rung được tạo ra trong suốt nhiệm vụ, và bản thân hình nộm được trang bị hai cảm biến để đo lượng tiếp xúc với bức xạ.
Trong thần thoại Hy Lạp, Artemis là em gái song sinh của Apollo, và NASA rõ ràng đã chọn một nữ thần là có lý do. Trong số 24 phi hành gia đã du hành đến Mặt Trăng cho đến nay – 12 người trong số họ đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng – tất cả đều là nam giới và NASA muốn mở rộng sự đa dạng của các phi hành đoàn của mình.: Họ muốn đưa nữ phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng.
Hai hình nộm khác tên là Helga và Zohar sẽ ngồi trên ghế hành khách của Orion, và chúng phản ánh quyết tâm của NASA rằng một chuyến bay có người lái lên Mặt Trăng sẽ có một phi hành gia nữ. Các hình nộm có thân làm bằng vật liệu mô phỏng mô, cơ quan và xương mềm hơn của phụ nữ. Helga và Zohar sẽ được trang bị khoảng 5.600 cảm biến và 34 máy dò bức xạ để đo mức độ phơi nhiễm bức xạ mà họ gặp phải trong nhiệm vụ.
Một hình nộm nữ sẽ mặc áo chống phóng xạ và hình nộm kia thì không. Các nhà khoa học nói rằng các cơ quan khác nhau có độ nhạy cảm khác nhau đối với bức xạ không gian, và sự hiểu biết đó sẽ là điều cần thiết để khám phá không gian trong thời gian dài. Phụ nữ nói chung có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn, vì họ có nhiều cơ quan nhạy cảm với bức xạ hơn như buồng trứng và mô vú.
Bên cạnh các vật lưu niệm khác, Artemis I cũng sẽ mang theo nhiều loại cây và hạt giống như một phần của các thử nghiệm để nghiên cứu cách chúng bị ảnh hưởng bởi bức xạ không gian.
Trồng cây trong không gian được coi là một yếu tố quan trọng trong việc cho phép con người phát triển trong các nhiệm vụ không gian dài hơn, không chỉ cung cấp thức ăn mà còn cung cấp oxy.
“CHÚNG TÔI ĐANG MƠ LỚN”
Như mọi khi, kinh phí vẫn là một vấn đề quan trọng trong du hành vũ trụ. Nhiều năm trì hoãn đối với dự án SLS, được thành lập hơn một thập kỷ trước, đã làm tăng thêm hàng tỷ đô la vào chi phí, mặc dù – hiếm khi đối với Washington – cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đều ủng hộ tiếp tục tài trợ cho chương trình NASA.
Trong khi 23 tỷ USD đã được chi để phát triển và xây dựng hệ thống SLS có vẻ đắt đỏ, nhưng số tiền đó cũng chỉ bằng một nửa số tiền đã được chi cho tên lửa Saturn V thời Apollo (tính theo tỷ giá ngày nay). Cụ thể, chi phí xây dựng tên lửa Saturn V là 6,4 tỷ đô la Mỹ vào những năm 1960, tính theo số tiền ngày nay là khoảng 51,8 tỷ đô la Mỹ.
Tên lửa huyền thoại Saturn V của NASA. Nguồn: NASA
Tuy nhiên, chúng rẻ hơn nhiều khi khởi chạy mỗi lần – mỗi lần phóng SLS dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 4,1 tỷ USD.
Giống như tên lửa Saturn V, SLS sẽ không thể tái sử dụng, điều này khiến nó gặp bất lợi đối với tên lửa do công ty SpaceX của doanh nhân công nghệ Elon Musk vận hành.
Các sứ mệnh lên Mặt Trăng trong tương lai sẽ không chỉ đa dạng hơn về con người (cả phi hành gia nữ và phi hành gia nam, phi hành gia da màu…) mà còn trên phạm vi quốc tế, vì 10 cơ quan không gian quốc tế đã tham gia vào Chương trình Artemis.
NASA đã hứa cho Nhật Bản một chỗ ngồi trong chuyến du hành Mặt Trăng trong tương lai, trong khi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cũng là một bên đóng góp lớn cho dự án Artemis và có thể cũng sẽ mong đợi điều đó.
“Chúng tôi đang mơ lớn” – Cựu Giám đốc NASA Charles Bolden nói về chương trình SLS cách đây vài năm.
Trong vài ngày tới, chúng ta sẽ xem liệu những giấc mơ đó cuối cùng có thể thành công hay không!
NASA "ghé thăm" chị Hằng sau 50 năm
Ngày 29-8, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng tàu thăm dò lên Mặt trăng trong khuôn khổ chuyến bay thử nghiệm thuộc chương trình Artemis từ Mặt trăng đến sao Hỏa bằng tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion.
Toàn cảnh khu vực bệ phóng tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion trên đỉnh bệ phóng di động tại Launch Pad 39B ngày 28-8 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida - Ảnh: NASA
Sứ mệnh Artemis I
Trong chuyến bay đầu tiên, gọi là sứ mệnh Artemis I, tàu Orion sẽ được phóng lúc 19h33 (giờ Việt Nam) từ Florida bằng tên lửa SLS (Space Launch System - Hệ thống phóng không gian).
Chuyến bay của tàu Orion kéo dài 42 ngày, đến Mặt trăng, bay quanh Mặt trăng rồi trở về Trái đất. Sau khi hoàn thành hành trình dài tất cả 2,1 triệu km, tàu sẽ đáp xuống Thái Bình Dương ngoài khơi San Diego ngày 10-10.
SLS là tên lửa mạnh nhất từng được NASA chế tạo, có lực đẩy mạnh hơn 15% so với tên lửa Saturn V dùng trong sứ mệnh Apollo cách đây nửa thế kỷ.
Các chuyên gia của Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida đã dành cả ngày 28-8 cho các công tác chuẩn bị cuối cùng trước ngày dự kiến triển khai chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion.
Theo NASA, hệ thống đã sẵn sàng và với các điều kiện thời tiết hiện tại, khả năng có thể phóng tàu theo kế hoạch trong ngày 29-8 là 80%. Trong trường hợp bị hoãn, những ngày có thể phóng tàu tiếp theo là ngày 2-9 và 5-9.
Trở lại Mặt trăng
Tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) của NASA và tàu vũ trụ Orion trên đỉnh bệ phóng di động tại Launch Pad 39B ngày 28-8 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida - Ảnh: NASA
NASA có kế hoạch đưa các phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2025. Mục đích của chương trình là thiết lập cơ sở hạ tầng lâu dài trên Mặt trăng, từ đó tạo bàn đạp cho các chuyến du hành tham vọng hơn trong tương lai là đưa con người lên sao Hỏa.
Ông Mike Sarafin, người phụ trách sứ mệnh Artemis, cho biết: "Chúng tôi có cảm giác mong đợi và phấn khích cao độ. Đây là chuyến bay thử nghiệm của một tên lửa mới và tàu vũ trụ mới để đưa con người lên Mặt trăng trong chuyến bay tiếp theo - điều chưa từng được thực hiện trong hơn 50 năm. Chúng tôi sẽ học được rất nhiều điều từ chuyến bay thử nghiệm Artemis I và sẽ thay đổi và sửa đổi những gì cần thiết để chuẩn bị cho chuyến bay có phi hành đoàn tiếp theo".
Theo Đài CNN, nếu hai chuyến bay đầu tiên thuộc sứ mệnh Artemis thành công, NASA sẽ nhắm đến mục tiêu đưa phi hành gia hạ cánh xuống Mặt trăng, trong đó sẽ có người phụ nữ và người da màu đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.
Thời hạn dự kiến sớm nhất cho mục tiêu này là vào năm 2025, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng khung thời gian trên có thể sẽ bị chậm một vài năm.
Những người đi bộ trên Mặt trăng "gần đây nhất" là nhóm hai phi hành gia trên tàu Apollo 17 năm 1972, theo bước chân của 10 phi hành gia khác trong năm sứ mệnh trước đó bắt đầu với Apollo 11 vào năm 1969.
Sau hơn một thập kỷ phát triển, tàu vũ trụ SLS-Orion đã tiêu tốn của NASA ít nhất 37 tỉ USD.
Artemis I qua những con số:
11: Là số lượng dù để giảm tốc độ của tàu Orion từ vận tốc 520km/h xuống vận tốc 27km/h khi hạ cánh ở Thái Bình Dương. Các dù này thuộc một hệ thống và phải được bung ra đúng thứ tự.
39.400km/giây là tốc độ của tàu Orion khi nó lao vào bầu khí quyển của Trái đất trong hành trình quay về.
2.760 độ C là nhiệt độ mà lá chắn nhiệt của tàu Orion sẽ chịu đựng khi quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất. Mức nhiệt này nóng bằng một nửa bề mặt của mặt trời.
6 tuần: là thời gian của toàn bộ sứ mệnh Artemis I.
2,1 triệu km: là tổng độ dài đoạn đường Artemis I dự kiến sẽ đi qua.
0: là số phi hành gia sẽ tham gia sứ mệnh này, vì đây là chuyến bay thử nghiệm hệ thống nên sẽ không có người trên tàu vũ trụ.
3 phút 40 giây: là thời gian quả tên lửa phóng lên quỹ đạo.
Trung Quốc sử dụng năng lượng hạt nhân để thực hiện sứ mệnh tới sao Hải Vương Trung Quốc cũng đang dự tính một tàu Neptune Explorer chạy bằng năng lượng hạt nhân để khám phá hành tinh băng khổng lồ và mặt trăng lớn nhất của nó (Triton), cũng như các vệ tinh và vành đai của hành tinh này. Trong thập kỷ tới đây (2023-2032) NASA sẽ thực hiện một số sứ mệnh không gian trong Hệ Mặt...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Xử lý 2 tài xế xe ôm đánh nhau loạn xạ trên đường ở Hóc Môn
Pháp luật
00:27:07 30/03/2025
Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong
Tin nổi bật
00:11:45 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Cẩm Ly sang Mỹ phẫu thuật: Òa khóc trước khi lên bàn mổ, Minh Tuyết nói một câu
Tv show
23:13:08 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính thức đóng cửa USAID
Thế giới
22:12:40 29/03/2025