Hành trình 16 năm chinh phục khán giả của loạt phim hoạt hình Kung Fu Panda
Thương hiệu hoạt hình “ Kung Fu Panda” sắp trở lại với phần 4 đặc sắc, tiếp tục viết nên hành trình chinh phục “đỉnh cao mới” của chú gấu trúc Po.
Suốt 16 năm qua, loạt phim “Kung Fu Panda” đã ghi dấu ấn đậm nét trên màn ảnh rộng và trong lòng khán giả toàn cầu.
Loạt phim “khủng từ chất đến lượng”
“Kung Fu Panda” ra mắt phần 1 vào năm 2008, qua đó tạo nên hiệu ứng “gây sốt” toàn cầu. Phim ban đầu được chiếu tại LHP Cannes, sau đó “càn quét” rạp chiếu với doanh thu khủng (gấp gần 6 lần kinh phí). “Kung Fu Panda” là phim hoạt hình có doanh thu cao nhất năm 2008, đứng thứ 3 nói chung và giúp DreamWorks lấy lại vị thế đỉnh cao sau Shrek. Bộ phim đến từ John Stevenson được đánh giá cao về chất lượng, mang về 2 đề cử cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Oscar lẫn Quả cầu vàng.
Thành công vang dội của phần 1 đã đặt nền móng cho phần 2 và phần 3 ra mắt lần lượt vào năm 2011 và 2016. “Kung Fu Panda” 2 cho đến nay vẫn là phần có doanh thu cao nhất series, mang về 665 triệu USD, cũng như tiếp tục được đề cử Oscar nhờ chất lượng đảm bảo. Sau đó, phần 3 ra mắt và lần đầu tiên được phát hành với những suất chiếu đặc biệt tại thị trường Trung Quốc trước khi ra mắt chính thức toàn cầu. Với 521 triệu USD kiếm được, “Kung Fu Panda” 3 là phim phát hành vào tháng 1 có doanh thu cao thứ nhì mọi thời đại, cũng như được giới phê bình tán dương, chốt hạ chuỗi “cà tươi” với con số cao nhất, ngang với phần 1 là 87%.
Cách DreamWorks tạo ra “Kung Fu Panda”
Dự án về loạt phim “Kung Fu Panda” đã được DreamWorks phát triển từ năm 2004. Đạo diễn phần 1 John Stevenson bày tỏ sự yêu thích với dòng phim võ thuật, mong muốn mang nó trở lại đỉnh cao nhưng với một nhân vật hoạt hình. Ông đã tham khảo nhiều siêu phẩm như Tuyệt Đỉnh Kungfu của Châu Tinh Trì, Anh Hùng, Ngọa Hổ Tàng Long, Thập Diện Mai Phục… để “Kung Fu Panda” tiệm cận văn hoá Trung Hoa nhất có thể.
Ban đầu đội ngũ DreamWorks muốn đây là một dự án “hài parody”, nhưng Stevenson đã kiên quyết giữ cho phim đúng tinh thần võ hiệp. Về phần nhân vật chính Po, hình tượng gấu trúc đại diện cho sự phá vỡ khuôn mẫu về võ sư trên màn ảnh. Cao thủ võ lâm không cần 6 múi, mảnh khảnh, trái lại có thể to lớn, ham ăn như Po nhưng vẫn vô cùng xuất chúng. Po ở tiếng Trung có nghĩa “báu vật”, và trùng hợp thay gấu trúc chính là “quốc bảo” của đất nước tỷ dân.
Ngoài ra, Po suýt nữa được xây dựng theo hướng ngỗ ngược, đáng ghét. Thế nhưng sự thể hiện đỉnh cao, duyên dáng của nam diễn viên Jack Black đã khiến ekip đổi ý, biến Po thành chú gấu trúc đáng yêu, hài hước và lương thiện.
Gấu trúc Po: Từ vô danh đến nhân vật “quốc dân”
Hình tượng chú gấu Po đã tinh tế len lỏi vào trái tim hàng triệu khán giả toàn cầu nhờ cách xây dựng gần gũi, truyền cảm hứng. Phần 1 của “Kung Fu Panda” là hành trình để Po đi tìm về bản ngã của mình. Một chú gấu trúc thích ăn bánh bao, được kỳ vọng sẽ kế thừa… xe mì của bố lại mang trong mình đam mê mãnh liệt với kung fu. Sau khi trở thành học trò của Sư phụ, Po từng bước chinh phục những đỉnh cao của bộ môn võ thuật với tốc độ tiếp thu thần kỳ, còn đánh bại kẻ ác và khiến nhóm Ngũ Đại Hào Kiệt phải bái phục.
Sang phần 2, Po tiếp tục vượt qua những khó khăn mới, đối mặt với “bóng ma” quá khứ và những thứ khiến cậu nghi ngờ vào bản thân. Việc đánh bại tên công độc ác đã giúp Po có được niềm tin, dùng quá khứ làm “nhiên liệu” cho tương lai. Sang đến phần 3, việc tìm lại gia đình “gốc” đã tiếp thêm sức mạnh, giúp Po trở thành anh hào đáng tin cậy của Thung lũng Bình Yên, và là người xứng đáng trở thành Thần Long Đại Hiệp trong truyền thuyết. Po thật sự trưởng thành sau gần 10 năm, song Po vẫn là Po – tốt bụng, trong sáng và đáng học hỏi.
Ở “Kung Fu Panda” 4, khán giả sẽ có dịp thấy một Po khác xưa khá nhiều. Đối mặt với kẻ thù khó lường như , Po không hề nao núng nhờ tin tưởng tuyệt đối vào chính mình. Hành trình “tuyển dụng” hậu bối của Po chắc chắn sẽ thú vị, khiến màn ảnh rộng tháng 3 tới phải rung chuyển!
Diễn viên Mỹ gốc Việt Lana Condor nói về vai diễn trong 'Ruby thủy quái tuổi teen'
Ruby thủy quái tuổi teen khiến khán giả Việt háo hức vì có sự tham gia của nữ diễn viên lồng tiếng gốc Việt - sao nữ 9X Lana Condor.
Năm 2018, Lana Condor bùng nổ toàn cầu nhờ đóng vai nữ chính Lara Jean Covey trong series tuổi teen đình đám To All the Boys I've Loved Before của Netflix.
Nữ diễn viên Mỹ gốc Việt Lana Condor. CGV
Vai diễn này giúp cô đạt giải thưởng MTV cho hạng mục Nụ hôn xuất sắc nhất cùng bạn diễn điển trai Noah Centineo, bên cạnh đó là 2 đề cử tại lễ trao giải Teen Choice. Về sau, Lana Condor tiếp tục trở lại trong 2 phần phim tiếp theo là To All the Boys: P.S I Still Love You và To All the Boys: Always and Forever.
Danh tiếng có được từ loạt phim To All the Boys đã giúp Lana Condor vươn lên tầm cao mới. Cô mở rộng sự nghiệp cả điện ảnh lẫn truyền hình, thậm chí lĩnh vực lồng tiếng.
Trailer phim Ruby thủy quái tuổi teen
Dự án đầu tiên mà Lana Condor lồng tiếng là Rilakkuma and Kaoru, trong đó cô thể hiện nhân vật chú gấu trắng nổi tiếng Kaoru. Sang đến BoJack Horseman, Lana Condor lồng tiếng cho nhân vật Casey nhưng chỉ trong 2 tập phim.
Vì vậy, phải đến phim hoạt hình Ruby thủy quái tuổi teen của DreamWorks thì Lana Condor mới được xem là có vai diễn lồng tiếng thực thụ đầu tiên trong sự nghiệp.
Nhân vật Ruby Gillman trong phim. CGV
Sinh ra tại Cần Thơ, Lana Condor từng sống trong trại trẻ với tên ban đầu là Trần Đồng Lan. Gần 6 tháng tuổi, bé Lan may mắn được một cặp vợ chồng Mỹ nhận nuôi, sau đó đổi tên thành Lana. Bên cạnh Lana, vợ chồng nhà Condor còn nhận nuôi thêm một bé trai và đặt tên Arthur, là anh trai lớn hơn 3 tháng của Lana.
Trần Đồng Lan và anh trai khi còn ở Việt Nam. CGV
Ngay từ nhỏ, Lana Condor đã cho thấy năng khiếu về múa ballet, vì vậy được bố mẹ cho theo học tại các trường sân khấu. Lớn lên, sao nữ sinh năm 1997 bắt đầu theo học diễn xuất tại Học viện Phim ảnh New York, rồi giành được học bổng tại Trường Nghệ thuật bang California.
Từ nhỏ, Lana Condor đã cho thấy năng khiếu về múa ballet. CGV
Ngay khi tốt nghiệp vào năm 2016, Lana Condor đã có vai diễn đầu tay trong bom tấn X-Men: Apocalypse với vai dị nhân Jubilee có khả năng điều khiển điện tích. Jubilee xuất hiện vài phút trên màn ảnh nhưng khiến khán giả thích thú bởi phong cách và tính tình khá độc lạ. Sau đó, Lana Condor được các nhà làm phim để mắt như một ngôi sao gốc Á đang lên thuộc thế hệ đầu Gen Z.
Trong Ruby thủy quái tuổi teen, Lana Condor thể hiện chất giọng của nữ chính Ruby Gillman, một cô bé thủy quái đang bước vào độ tuổi dậy thì. Sự thay đổi tâm sinh lý đã khiến Ruby Gillman gặp nhiều "khủng hoảng" như cách giao tiếp với bố mẹ, cảm xúc lo sợ và thiếu tự tin khiến cô tách mình khỏi đám đông và chưa thể kiểm soát hình dạng thủy quái khổng lồ của mình. Chỉ khi đến bên người bà của mình và được bà huấn luyện trở thành nữ chiến binh, Ruby Gillman thể hiện con người thật của mình.
Lana Condor lồng tiếng cho nhân vật Ruby Gillman. CGV
Về cảm nhận đối với nhân vật, Lana Condor cho biết Ruby Gillman là một cô bé đứng đắn nhưng cũng nổi loạn ngầm, đặc biệt "Ruby là một cô gái có trái tim ấm áp. Cô ấy luôn trân trọng bạn bè, gia đình và cộng đồng. Lạc quan, kiên định và chân thành, Ruby khá rụt rè và thực sự lúc nào cũng chỉ muốn được ở bên cạnh bạn bè của mình".
Phim hoạt hình Ruby thủy quái tuổi teen (tựa gốc: Ruby Gillman, Teenage Kraken) do Kirk DeMicco đạo diễn, có phần lồng tiếng của Lana Condor, Toni Collette, Annie Murphy, Sam Richardson... đang chiếu rạp tại Việt Nam.
Vai diễn đặc biệt của sao Hollywood gốc Cần Thơ có hơn 10 triệu người theo dõi Lana Condor chia sẻ với VietNamNet, nhân vật thủy quái tuổi teen cô đảm nhiệm trong phim mới có nhiều điểm chung với nữ diễn viên. Clip Lana Condor trong phim 'Ruby thủy quái tuổi teen' Lana Condor, nữ diễn viên từng vô cùng thành công với loạt phim tuổi teen To All the Boys I've Loved Before (2018) sẽ trở lại màn...