Hành trình 10 năm, FE CREDIT trở thành Công ty tài chính đóng góp ngân sách lớn nhất
Theo danh sách Tổng cục Thuế Việt Nam công bố ngày 6/10/2020, FE CREDIT là 1 trong 30 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp FE CREDIT đại diện duy nhất của khối tài chính tiêu dùng lọt top 30 doanh nghiệp đóng góp tích cực cho ngân sách quốc gia.
FE CREDIT – doanh nghiệp dẫn đầu thị phần tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.
Thống kê năm 2019, tổng thu ngân sách do ngành thuế thực hiện đạt hơn 1.276 tỷ đồng, vượt 9,3 dự toán và gấp gần 3 lần số thu năm 2010.
Riêng thu từ khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng tới 70% tổng số thu, với mức tăng trưởng bình quân ấn tượng 10,6%/năm trong suốt giai đoạn 2011 – 2019. Trong đó, không thể không kể tới sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân những năm gần đây đã đóng góp lớn vào ngành thuế, góp phần đưa quy mô thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng.
Góp mặt trong bảng xếp hạng top 30, khối tài chính – ngân hàng xuất hiện “áp đảo” với 10 ngân hàng và duy nhất đại diện Công ty tài chính FE CREDIT – doanh nghiệp dẫn đầu thị phần tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.
Video đang HOT
Trong 3 năm 2017, 2018 và 2019, FE CREDIT liên tiếp được Tổng cục Thuế vinh danh trong bảng xếp hạng 30 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất, tổng số tiền thuế đạt gần 3.800 tỷ đồng. Chỉ tính trong năm 2019, công ty đã đóng góp hơn 1.400 tỷ đồng vào ngân sách, xếp vị trí thứ 24 trong danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam.
Đây chính là giai đoạn FE CREDIT ghi dấu ấn tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ khi thành lập vào năm 2010 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng luôn đạt hai con số và vươn lên nắm giữ hơn 50% thị phần.
Lãi trước thuế năm 2019 của FE CREDIT đạt 4.500 tỷ đồng, đứng thứ 32 trong top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất. Trong bối cảnh đại dịch bùng phát nhưng 6 tháng đầu năm 2020, FE CREDIT vẫn báo lãi trước thuế 2.400 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay tăng thêm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu đã cải thiện lên mức 5,3% so với mức gần 6% cuối năm 2019, cho thấy khả năng kiểm soát rủi ro ngày càng hiệu quả của công ty. Từ đà tăng này, dự báo mục tiêu duy trì mức lợi nhuận 2020 ngang bằng năm ngoái của FE CREDIT là hoàn toàn có thể đạt được.
Sau 10 năm phát triển với bộ sản phẩm tài chính tiêu dùng toàn diện gồm: Vay tiền mặt, Vay mua xe máy, Vay mua điện thoại – điện máy, Bảo hiểm và Thẻ tín dụng, hiện FE CREDIT đã và đang mang đến cơ hội tiếp cận nguồn tài chính chính thống cho hơn 10 triệu khách hàng.
Song song với những đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, hàng năm, FE CREDIT dành một phần lợi nhuận thực hiện nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng cộng đồng như: chương trình ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, chung tay phòng chống và khắc phục thiên tai, dịch bệnh…
Những tháng đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, FE CREDIT đã trao tặng 5 tỷ đồng (10 nghìn bộ dụng cụ xét nghiệm) nhằm chung tay cùng Chính phủ và Bộ Y tế đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh. Đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch, công ty triển khai chương trình hoãn thanh toán, miễn các khoản phí chậm trả, hỗ trợ tái cơ cấu khoản vay cho gần 200.000 khách hàng, tương đương tổng khoản vay trị giá 4 nghìn tỷ đồng đã được giải ngân thành công.
Với dân số gần 100 triệu người, sức tiêu thụ ngày càng tăng đi cùng xu thế phát triển của nền kinh tế, Việt Nam đang được đánh giá là dư địa tiềm năng đối với lĩnh vực dịch vụ. Theo đó, nhu cầu tài chính phục vụ tiêu dùng của người dân cũng ngày một gia tăng, đó là lý do thị trường tài chính tiêu dùng nước ta được dự là triển vọng hàng đầu trong khu vực. Sự tăng trưởng của FE CREDIT nói riêng và các công ty tài chính nói chung chính là góp phần chuẩn bị tiềm lực phục vụ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế: Nhiều mục tiêu vượt kỳ vọng
Đã có 14/ 22 mục tiêu về cơ cấu lại nền kinh tế được giao tại Nghị quyết 24 hoàn thành và dự kiến hoàn thành. Trong đó, 5 mục tiêu quan trọng hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra.
5 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể theo dự thảo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, đã có 14/ 22 mục tiêu về cơ cấu lại nền kinh tế được giao tại Nghị quyết 24 hoàn thành và dự kiến hoàn thành. Trong đó, 5 mục tiêu quan trọng hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra và 3/5 mục tiêu này thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách.
Bao gồm: Mục tiêu quy mô nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55% GDP cuối năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ công có thể tăng đến 56 - 57% GDP, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016 - 2020 là không quá 65% GDP. Thứ hai là quy mô nợ Chính phủ giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP đến cuối năm 2019, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%. Mục tiêu thứ ba là dư nợ thị trường trái phiếu đến năm 2019 đạt 40,14% vượt xa so với mục tiêu đến năm 2020 đạt 30% GDP. (Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 của Thủ tướng đã nâng mục tiêu này lên 45% GDP vào năm 2020).
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế đạt nhiều thành quả
Trong số 7 mục tiêu không hoàn thành, có 2 mục tiêu là tỷ lệ bội chi ngân sách và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng đến năm 2019 đã hoàn thành. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã khiến nợ xấu gia tăng, thu ngân sách nhà nước (NSNN) có khả năng giảm trong khi chi NSNN tăng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, dẫn đến 2 mục tiêu này có khả năng không hoàn thành.
Nhìn chung có thể thấy nhiệm vụ cơ cấu lại NSNN, khu vực công được giao tại Nghị quyết 24 đã đạt nhiều kết quả ấn tượng. Cơ cấu NSNN thay đổi tích cực về quy mô, cơ cấu thu, chi. Quy mô thu NSNN được cải thiện, cơ cấu thu bền vững hơn. Giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu NSNN đạt khoảng 24,36% GDP (giai đoạn 2011 - 2015 là 23,96% GDP), trong đó tỷ trọng thu nội địa tiếp tục được cải thiện, bình quân 5 năm 2011 - 2015 là 68,7%; năm 2016 là 80,5%; cập nhật 3 năm 2017 - 2019 là 81,08%.
Về nợ công, an toàn nợ công được đảm bảo và giảm áp lực trả nợ lên NSNN với nhiều giải pháp cơ cấu lại nợ. Cụ thể như kéo dài kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ, giảm lãi suất huy động, tăng tỷ trọng vay trong nước được thực hiện.
Để tiếp tục cơ cấu lại ngân sách, Chính phủ cho biết sẽ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 trong đó bao gồm mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ theo hướng thấp hơn so với giai đoạn 2016 - 2020 để đảm bảo an toàn nợ công và khả năng trả nợ của ngân sách, tạo dư địa tài khóa để ứng phó với nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước, với rủi ro thị trường hay cú sốc vĩ mô trong bối cảnh mới.
TP. HCM vẫn còn gần 14.000 tỷ đồng nợ thuế khó thu Trong tổng số nợ thuế gần 29.500 tỷ đồng của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM, số nợ thuế thuộc diện khó thu lên đến 13.883 tỷ đồng, chiếm 47,16%. TP. HCM vẫn còn gần 14.000 tỷ đồng nợ thuế khó thu. (Ảnh minh hoạ) Theo Cục Thuế TP. HCM, tính đến hết tháng 8/2020, tổng nợ thuế trên địa bàn...