Hành tây, “trợ thủ” đắc lực cho quý ông
Các bà nội trợ hẳn sẽ bị quyến rũ không chỉ bởi mùi vị ngọt thơm của hành tây mà còn vì rất nhiều công dụng “tay trái” khác nữa.
Ảnh minh họa: Internet
Hành tây đã trở nên quen thuộc trong các món ăn của nhiều nền văn minh khắp thế giới từ cách đây hàng nghìn năm. Hành tây có nguồn gốc từ vùng Trung Á, được trồng từ thời Thượng cổ. Ngày nay, hành tây được sử dụng phổ biến với nhiều cách chế biến khác nhau, từ ăn sống, trộn salad đến các món xào, chế dầu giấm và dùng làm thuốc.
Xuân dược cho các quý ông
Bí quyết này được các chuyên gia tình dục Trung Quốc nghiên cứu và phát hiện, hành tây là một trong những “dũng sỹ” giúp cánh mày râu tráng dương bổ thận, đem lại thể lực sung mãn và bảo vệ tuyến tiền liệt rất hiệu quả.
Người Italia thường sử dụng hành tây như loại thuốc bổ thận, còn người Ấn Độ lại sử dụng hành tây như một chất kích thích những ham muốn. Nhờ tính chất này mà bạn hoàn toàn có thể cải thiện chuyện “phòng the” bằng hành tây. Chỉ cần một thìa nước ép hành tây cùng một thìa nước gừng, trộn lẫn để uống 3 lần/ngày có thể làm tăng ham muốn tình dục lên đáng kể.
Hỗ trợ tim mạch
Ở Ấn Độ, những cộng đồng không bao giờ ăn hành tỏi đều có mức cholesterol và tricglyceride (yếu tố rủi ro gây xơ vữa động mạch) trong máu cao hơn và thời gian máu đông cục ngắn hơn so với những cộng đồng ăn nhiều hành tỏi. Trong hành tây có chứa một số sulfide có công dụng giảm mức lipid (mỡ) trong máu và hạ huyết áp. Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu.
Thêm vào đó, hành tây là nguồn dồi dào về flavonoid, chất có tác dụng chống lại các bệnh tim mạch. Hoạt tính phân hủy fibrin có trong hành tây có khả năng chống máu đóng cục và giúp ngăn chặn sự kết khối tiểu cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ủng hộ việc dùng hành tây trị bệnh kém ăn và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành tây có thể giúp giảm đáng kể lượng cholesterol cho bạn và bảo vệ bạn trước những cơn đau tim.
Video đang HOT
Phòng chống ung thư
Trên thế giới có nhiều thực tế chứng minh tác dụng này của hành tây. Tại miền trung Georgia có trồng loại hành Vidalia, và nhờ đó tỷ lệ tử vong vì ung thư dạ dày chỉ bằng phân nửa so với các vùng khác trên toàn nước Mỹ. Các nghiên cứu tại Hy Lạp đã chứng tỏ là ăn nhiều hành tây, tỏi và các loại thảo mộc allium khác có thể tránh được ung thư dạ dày. Người cao tuổi tại Hà Lan ăn ít nhất một nửa củ hành tây mỗi ngày có mức ung thư dạ dày thấp bằng phân nửa những người không ăn hành tây…
Các chuyên gia chỉ ra rằng, hành tây và những loại cùng họ có khả năng phòng chống và khống chế nhiều loại ung thư. Một nghiên cứu tại Pháp cho thấy, những phụ nữ thường xuyên ăn hành tây hoặc tỏi có tỷ lệ mắc ung thư vú rất thấp.
Công dụng chống ung thư của hành tây là nhờ hai chất selen và quercetin. Selen có khả năng kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó có thể khống chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư. Còn Quercetin có khả năng khống chế sự hoạt động của tế bào ung thư.
Các loại hành tây Western Yellow, New York Bold và Northern Red có hàm lượng flavonoid và phenolic cao nhất nên có hoạt tính chống oxy hóa và chống tăng sinh mạnh nhất trong số 10 loại hành được thử nghiệm.
Ngăn ngừa bệnh tả
Từ xa xưa, khi các bệnh dịch còn hoành hành khắp nơi trên thế giới, người dân thường treo những chuỗi hành bên trong nhà mình còn các thầy lang hay sử dụng hành tây như một vị thuốc đa năng và bình dân dùng để chữa bệnh.
Hành tây có vị cay và mùi hương đặc trưng, trong khi sơ chế bạn thường bị chảy nước mắt. Chính mùi vị riêng rất đặc biệt này mà hành tây có khả năng kích thích tiết acid dạ dày và tăng cảm giác ngon miệng. Hành tây đặc biệt tốt với những người không có cảm giác ngon miệng do teo dạ dày, nhu động dạ dày yếu, rối loạn tiêu hóa.
Ăn hành tây còn là một biện pháp khắc phục có hiệu quả với khuẩn tả, giúp giảm nôn và tiêu chảy ngay lập tức.
Tại Nga, các nhà khoa học đã lấy được từ hành tây một chiết xuất có rượu là Allyltchep. Chất này kích thích hoạt động của ruột và làm cải thiện sức khỏe. Người ta dùng chất này như tác nhân diệt khuẩn và để điều trị xơ vữa động mạch.
Một số chất chống viêm trong hành tây có thể làm giảm tình trạng viêm như đau và sưng, viêm khớp dạng thấp, phản ứng do viêm dị ứng của bệnh hen suyễn, tắc nghẽn đường hô hấp (nghẹt mũi) liên quan với cảm lạnh thông thường.
Chắc xương, chắc răng
Hành tây giúp duy trì xương chắc khỏe, chống loãng xương và ngăn ngừa mất calci. Các bác sỹ Nga đã khẳng định tính chất diệt khuẩn của loại thực phẩm này. Theo những phát hiện này, nếu một người ăn hành tây mỗi ngày, nhai kỹ sẽ bảo răng khỏi một loạt các rối loạn răng miệng, trong đó có sâu răng, cao răng, nướu răng… nhờ hỗn hợp lưu hóa có trong thành phần của hành tây.
Đồng hành cùng sắc đẹp
Ngăn rụng tóc: Nếu tóc bạn bị rụng nhiều thời gian gần đây, cách dễ dàng và đơn giản nhất là sử dụng hành tây đắp lên da đầu để giúp tóc khỏe và mọc trở lại.
Tốt cho da: Hành tây có thể giã nát và đắp lên chỗ sưng nhọt, vết bầm tím, vết thương rất tốt. Nước ép hành tây trộn với mật ong hoặc dầu ô liu cho biết để được điều trị tốt nhất cho tình trạng mụn trứng cá.
Chống béo phì
Theo báo Courier-Mail (Úc), các nhà khoa học thuộc Đại học Nam Queensland nhận thấy, rutin – chất chiết xuất từ hành tây – có tác dụng đốt cháy chất béo, nhờ đó cải thiện được chứng béo phì.
Theo SKGD
Sữa đậu nành tốt cho phụ nữ mãn kinh
Sữa đậu nành được làm từ đậu nành nguyên hạt. Không ai có thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành. Nó là sản phẩm tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người đứng tuổi và trẻ nhỏ.
Sữa đậu nành được làm từ đậu nành nguyên hạt. Không ai có thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành. Nó là sản phẩm tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người đứng tuổi và trẻ nhỏ. Sữa đậu nành bổ sung vitamin cho trẻ đang bú, trẻ được nuôi đặc biệt như bị dị ứng với sữa bò. Sữa đậu nành chứa chủ yếu 3 nhóm chất: bột đường, béo và đạm.
- Chất bột đường, carbohydrate, bao gồm tinh bột và các loại đường như đường đôi sucroz, đường ba raffinoz, đường bốn stachyoz. Các loại đường này khi thủy phân cho glucoz, fructoz, galactoz, rhamnoz, arabinoz là những đường rất dễ tiêu hóa.
- Chất béo, trong đó axít béo không no chiếm đa số, gồm: axít oleic, axít linoleic, axít linolenic. Các nhà dinh dưỡng học lấy axít linoleic làm chuẩn để phân loại chất béo có hoạt tính sinh học cao, theo đó, sữa đậu nành chiếm ưu hạng.
- Chất đạm: Thủy phân đậu nành thu được 19 amino acid trong số 22 amino acid thường thấy trong thực phẩm, trong đó có đủ 8 amino acid thiết yếu (động vật và người không tổng hợp được trong cơ thể, phải nhờ nguồn thức ăn đưa vào). Tuy hàm lượng tryptophan, methionin thấp nhưng hàm lượng lysin cao nhất trong các loại hạt.
Những phụ nữ hay ăn các sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, chao) ít bị các triệu chứng khó chịu của giai đoạn mãn kinh và nếu có thì cũng rất nhẹ. (Ảnh minh họa)
Trong quá trình chế biến, các chất bột đường, béo, đạm hoặc tan vào dung dịch sữa hoặc tạo thành nhũ tương dưới dạng những hạt rất nhỏ để được cơ thể dung nạp. Tuy nhiên, dịch sữa đó cũng hàm chứa những hợp chất hữu cơ tuy rất nhỏ nhưng lại tạo ra mùi khó ưa và hơi đắng. Để giảm thiểu những mùi vị này, người chế biến thường nấu với lá dứa cho có mùi thơm.
Estrogen làm ngực, mông phát triển ở tuổi dậy thì với da dẻ mịn màng... Ở tuổi mãn kinh, cơ thể phụ nữ mất cân bằng do sự sụt giảm nghiêm trọng nội tiết tố nữ estrogen. Lúc này, niêm mạc âm đạo mỏng, việc bài tiết chất nhờn ở âm đạo giảm. Sự mãn kinh còn kéo theo bệnh loãng xương do estrogen giảm.
Liệu pháp estrogen bổ sung được sử dụng để hạn chế những tác động tiêu cực khi mãn kinh nhưng cách này có nhiều chống chỉ định. Do đó người ta chọn phytoestrogen (estrogen thực vật) để thay thế. Phytoestrogen có trong thức ăn thực vật như bắp cải, lạc, mè và nhiều nhất ở hạt đậu nành. Những phụ nữ hay ăn các sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, chao) ít bị các triệu chứng khó chịu của giai đoạn mãn kinh và nếu có thì cũng rất nhẹ. Ngoài tác dụng chống loãng xương, đậu nành còn giúp phòng ngừa tiểu đường, giảm nguy cơ bệnh tim và phòng chống ung thư.
Theo Nld
Lý giải "sức mạnh" chống ung thư trong rau, quả Trong hầu hết những khuyến cáo về bảo đảm sức khoẻ gia đình, luôn đề cao bổ sung rau củ, hoa quả có chất giúp phòng chống ung thư. Mỗi ngày một người nên đảm bảo ăn đủ lượng rau là 300g và 80g hoa quả. Đối thủ của chất bảo quản Nếu đã biết, chất nitrit là tác nhân gây nên ung...