Hành động vì tương lai bền vững

Hệ thống lương thựcthực phẩm là một khái niệm gắn liền với cuộc sống của con người.

Mỗi loại lương thực – thực phẩm chúng ta lựa chọn, cách chúng ta sản xuất, chuẩn bị, chế biến hay bảo quản lương thực, thực phẩm đều là đang tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thống này.

Hành động vì tương lai bền vững - Hình 1
Nông dân làm việc trên một cánh đồng lúa ở tỉnh Nam Hamgyong, Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN

Một hệ thống lương thực – thực phẩm bền vững là hệ thống đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ dinh dưỡng, an toàn, giá cả phù hợp với mọi người dân và đảm bảo không có ai bị đói hay suy dinh dưỡng. Đi cùng với hệ thống lương thực thực phẩm bền vững là nền sản xuất tốt hơn, nguồn dinh dưỡng tốt hơn, một môi trường tốt hơn và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là thông điệp mà Liên hợp quốc (LHQ) muốn lan tỏa qua chủ đề chính của Ngày Lương thực thế giới 16/10 năm nay: “Hành động hôm nay, tương lai ngày mai – Cải thiện sản xuất, dinh dưỡng, môi trường và cuộc sống”.

Hệ thống lương thực – thực phẩm đang tạo công ăn việc làm cho 1 tỷ người trên toàn cầu, nhiều hơn bất kỳ ngành kinh tế nào khác. Chỉ riêng các hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ đã tạo ra tới 33% số lương thực cho toàn thế giới ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức như đói nghèo, không được tiếp cận nguồn tài chính, đào tạo và kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn có tới khoảng 3 tỷ người, tương đương gần 40% dân số thế giới không có được chế độ ăn uống lành mạnh. Trong khi đó, số người thừa cân, béo phì do chế độ ăn uống không hợp lý và lối sống ít vận động lên tới gần 2 tỷ người. 14% lương thực trên thế giới bị hao hụt trong quá trình thu hoạch, xử lý, bảo quản và vận chuyển. 17% số thực phẩm trên toàn cầu bị lãng phí. Hệ thống thực phẩm toàn cầu đang chiếm tới 33% lượng khí thải nhà kính do con người tạo ra. Cách con người sản xuất, tiêu thụ lương thực – thực phẩm đang gây tổn hại nặng nề cho Trái Đất. Việc sản xuất lương thực quá thường xuyên đang làm giảm hoặc hủy hoại môi trường sống tự nhiên, đẩy nhiều loại động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres thậm chí đã cảnh báo: “Điều này đang gây ra áp lực chưa từng có trong lịch sử đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và môi trường tự nhiên của chúng ta, làm lãng phí hàng nghìn tỷ USD mỗi năm”.

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đang là thách thức toàn cầu dẫn tới tình trạng gián đoạn nghiêm trọng trong hệ thống lương thực – thực phẩm, đồng thời gây ra đợt suy thoái kinh tế toàn cầu chưa từng có. COVID-19 khiến những người nông dân rơi vào thảm họa kép. Họ vừa phải vật lộn với thiên tai khắc nghiệt hơn do biến đổi khí hậu, vừa phải tìm đầu ra cho nông sản khi các biện pháp hạn chế, phong tỏa khiến các chuỗi lưu thông hàng hóa bị đứt gãy.

Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc (FAO) nhận định biến đổi khí hậu ảnh hưởng tiêu cực tới người dân nghèo ở nông thôn, sản xuất và sản lượng nông nghiệp, có thể phần nào khiến chất lượng nông sản như hàm lượng protein, một số vitamine và khoáng chất trong các loại lương thực giảm đáng kể. Thêm vào đó, các biện pháp phong tỏa chống dịch COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm cũng như các vật tư đầu vào như hạt giống, phân bón, làm tăng chi phí sản xuất, vận chuyển, gây áp lực đẩy giá lương thực tăng cao.

Theo thống kê mới nhất của FAO, giá lương thực thế giới trong tháng 9 vừa qua đạt mức cao kỷ lục trong vòng một thập niên. Giá lương thực tăng mạnh trong lúc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng càng khiến tình trạng đói nghèo thêm trầm trọng. Do đại dịch, thêm 161 triệu người rơi vào tình trạng đói nghèo trong năm 2020. Con số này cao hơn tổng mức tăng trong 5 năm qua.

Video đang HOT

Đại dịch đã làm thụt lùi các nỗ lực chống đói nghèo thêm vài năm, đặc biệt đối với một số nước là cả một thập niên. Ở các khu vực thành thị, đói nghèo gia tăng khiến ngày càng nhiều người dân phải sử dụng tới các ngân hàng thực phẩm, hàng triệu người cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp. Một khảo sát của World Vision với hơn 750 hộ gia đình tại khu vực Thái Bình Dương và Timor Leste cuối năm 2020 đã chỉ ra rằng cứ 5 hộ gia đình thì có 1 hộ phải bỏ bữa hoặc dùng thực phẩm giá rẻ hơn kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát bởi vì họ không có đủ khả năng chi trả cho một bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng. Ở châu Á, tình trạng còn tồi tệ hơn khi khảo sát của World Vision cho thấy một nửa trong số 14.000 hộ gia đình tại đây phải dùng các bữa ăn giá rẻ và ít dinh dưỡng hơn, 36% giảm số lượng thức ăn và 28% bỏ bữa.

Đại dịch COVID-19 cùng lúc khiến giá lương thực tăng, thu nhập giảm và làm gián đoạn các dịch vụ dinh dưỡng đang tạo ra tình trạng khẩn cấp lương thực toàn cầu. LHQ cảnh báo, nếu không có sự hợp tác trên bình diện quốc tế, cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra “những hậu quả về sức khỏe và dinh dưỡng nghiêm trọng với quy mô chưa từng có trong hơn nửa thế kỷ”. Một nghiên cứu gần đây dự báo, đến cuối năm, cuộc khủng hoảng dinh dưỡng do COVID-19 có thể khiến hơn 13,6 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể gầy còm hoặc cấp tính, hơn 2,6 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi và hơn 283.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong.

LHQ cũng khẳng định vẫn chưa muộn để ngăn chặn tình trạng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng này, và hệ thống lương thực – thực phẩm chính là giải pháp phù hợp. Chủ đề của Ngày Lương thực thế giới năm nay nhấn mạnh tới cơ hội để cộng đồng quốc tế chia sẻ rộng rãi về vấn đề chuyển đổi hệ thống lương thực – thực phẩm nhằm đảm bảo tất cả người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng nhưng vẫn bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tháng 9 vừa qua, LHQ đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về các hệ thống lương thực lần thứ nhất để nêu bật sự cấp thiết của việc chuyển đổi hệ thống lương thực một cách hiệu quả, bao trùm và bền vững nhằm đạt được mục tiêu “Không còn nạn đói” mà tổ chức đa phương này đặt ra vào năm 2030. Tại hội nghị, các bên đều nhất trí rằng chuyển đổi các hệ thống lương thực nhằm chống đói nghèo, giảm bất bình đẳng và bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm và hành động của riêng nước nào hay cá nhân nào.

Với Việt Nam, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và đóng góp 14,85% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia. Mặc dù bị tác động của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, thiên tai, nông nghiệp Việt Nam vẫn đảm bảo mục tiêu về an ninh lương thực, thực phẩm cho gần 100 triệu dân và phục vụ xuất khẩu. Riêng 9 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản đạt 35,5 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp với biến đổi khí hậu, tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi các hệ thống lương thực – thực phẩm theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững… Trên tinh thần ấy, trong thông điệp gửi tới Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về hệ thống lương thực thực phẩm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng và cam kết thực hiện việc chuyển đổi và phát triển hệ thống lương thực – thực phẩm minh bạch – trách nhiệm – bền vững trong bối cảnh “bình thường mới”.

Con người đã bước vào “Thập niên Hành động” để đạt được các cam kết phát triển bền vững. Đây chính là thời điểm cần đẩy nhanh các giải pháp bền vững cho những thách thức lớn nhất của thế giới, từ đói nghèo, bất bình đẳng đến biến đổi khí hậu và khoảng cách giàu nghèo. Tổng Giám đốc FAO Qu Dongyu nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong thời điểm đòi hỏi các biện pháp tập thể đầy tham vọng. Đó không chỉ là nỗ lực của các chính phủ mà còn là sự tham gia và ủng hộ mạnh mẽ của mọi tầng lớp để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần cùng nhau xây dựng vì tương lai sau này!

Thúc đẩy an ninh lương thực bền vững vì tương lai

"Lương thực là sự sống,...là sự hy vọng... Hệ thống lương thực cần và phải đóng vai trò hàng đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của chương trình nghị sự 2030".

Tuyên bố trên được Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về các hệ thống lương thực, do ông chủ trì, đã nêu bật sự cấp thiết của việc chuyển đổi hệ thống lương thực một cách hiệu quả, bao trùm và bền vững nhằm đạt được mục tiêu "Không còn nạn đói" mà tổ chức đa phương này đặt ra vào năm 2030.

Thúc đẩy an ninh lương thực bền vững vì tương lai - Hình 1
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên khai mạc khóa họp lần thứ 76 Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ) ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Hầu hết các đại biểu tham dự hội nghị đều coi đây là cơ hội lịch sử để tăng cường hợp tác đa phương, chung tay thúc đẩy các giải pháp sáng tạo, thay đổi cách thức sản xuất, xử lý và tiêu thụ lương thực, thực phẩm để chuyển đổi các hệ thống lương thực theo hướng lành mạnh hơn, bền vững hơn và bình đẳng hơn, bảo vệ tốt hơn con người và hành tinh, không để ai bị bỏ lại phía sau, đưa thế giới phục hồi hậu COVID-19 cũng như trở lại lộ trình đạt được toàn bộ 17 SDG đến năm 2030.

Do đó, hơn 100.000 đại biểu tham dự hội nghị, với nhiều thành phần từ các nguyên thủ quốc gia, tới nông dân, thanh niên, người thiểu số, đều nhất trí cho rằng việc chuyển đổi các hệ thống lương thực nhằm chống đói nghèo, giảm bất bình đẳng và bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm và hành động của riêng nước nào hay cá nhân nào.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của chấm dứt nạn đói, đặc biệt là việc chuyển đổi các hệ thống lương thực, đã có 85 nhà lãnh đạo đưa ra phát biểu tại hội nghị, với các cam kết tài chính lớn, trong đó Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố dành 10 tỷ USD cho nỗ lực xóa đói, đầu tư vào các hệ thống lương thực tại cường quốc này cũng như trên thế giới. Quỹ Bill và Melinda Gates cũng thông báo đóng góp 900 triệu USD.

Hội nghị diễn ra khi các hệ thống lương thực toàn cầu vốn đã rơi vào khủng hoảng từ trước đại dịch COVID-19, đang chịu ảnh hưởng ngày một lớn của dịch bệnh. Lâu nay, cách thức sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ, lãng phí thực phẩm vẫn "tàn sát" thiên nhiên, là nguyên nhân làm suy thoái đất, ô nhiễm không khí và nước, làm gia tăng biến đổi khí hậu khi các hoạt động này chiếm tới 1/3 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn chưa từng có trong các tương tác xã hội, ảnh hưởng đến cả việc cung và cầu lương thực thực phẩm, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có.

Trong khi mỗi ngày có hàng trăm triệu người phải nhịn đói đi ngủ, 3 tỷ người không có được bữa ăn đủ dinh dưỡng, 462 triệu người nhẹ cân thì thế giới vẫn có tới 2 tỷ người trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Nhiều chương trình an sinh xã hội đã bị gián đoạn, trì hoãn hoặc tạm dừng, cản trở tiến trình xóa đói giảm nghèo, xóa suy dinh dưỡng và mù chữ đã được thực hiện trong nhiều thập niên.

Dù thế giới được đánh giá là đang có những bước phát triển vượt bậc, lượng lương thực đang được sản xuất nhiều hơn bao giờ hết, nhưng sau nhiều thập niên, số người bị mất an ninh lương thực và cần hỗ trợ khẩn cấp tăng lên mức cao nhất trong 5 năm qua, lên tới 811 triệu người vào năm 2020, có nghĩa cứ 10 người lại có hơn 1 người bị đói.

Thậm chí nạn đói còn "nghiêm trọng hơn rất nhiều" như LHQ nhận xét do đại dịch COVID-19. Đáng buồn là số người đói lại tập trung phần lớn ở nông dân - những người trực tiếp tham gia vào việc sản xuất lương thực. Chính vì vậy, tại hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Guterres đã đề nghị "nhìn nhận lại cách chúng ta đánh giá lương thực - không chỉ đơn giản như một loại hàng hóa để trao đổi mà là một quyền mà mỗi người đều có".

Trong bối cảnh đó, Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cùng nhiều đại biểu đều nhìn nhận hệ thống nông sản thực phẩm là "chìa khóa" để giảm bớt những bất bình đẳng này, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tiến sĩ Jyotsna Puri thuộc Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) khẳng định: "Rõ ràng là chúng ta cần một cuộc cách mạng".

IFAD cùng nhiều tổ chức và các nước đã đưa ra một loạt khuyến nghị về lộ trình thực hiện các hành động cụ thể nhằm chuyển đổi các hệ thống lương thực, trong đó có việc tập trung đầu tư và thay đổi chính sách vào chuỗi giá trị lương thực nông thôn để mọi người dân "đều có thể tiếp cận thực phẩm giàu dinh dưỡng theo cách không gây hại cho môi trường và mang lại mức thu nhập khá cho các nhà sản xuất thực phẩm", tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ mới dựa theo điều kiện tự nhiên, sinh thái nông nghiệp, các công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy sản xuất quy mô nhỏ của nông dân nhằm giúp họ sớm thích nghi với điều kiện canh tác biến đổi khí hậu, sử dụng các kỹ thuật carbon thấp và bền vững.

Trước việc 3 tỷ người chưa thể có được chế độ ăn uống lành mạnh, các đại biểu đề xuất cần đưa ra mô hình truyền thông, giáo dục thực phẩm dinh dưỡng dễ tiếp cận, hỗ trợ để người dân có thể tiếp cận được các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, cần chú ý tới việc giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.

Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nước tích cực tham gia thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm toàn cầu, cung cấp lương thực thực phẩm "minh bạch, trách nhiệm, bền vững" và muốn trở thành trung tâm sáng tạo về lương thực, thực phẩm ở khu vực. Do đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp với biến đổi khí hậu, tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi các hệ thống lương thực - thực phẩm theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững...

Trên tinh thần ấy, trong thông điệp gửi tới hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất một số giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trước bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh COVID-19, được các đại biểu đánh giá cao. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trước hết, cần chuyển đổi tăng trưởng nông nghiệp sang tích hợp đa giá trị bao gồm các giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, cảnh quan môi trường; bảo đảm phát triển nền nông nghiệp xanh, phát thải thấp và thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.

Chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, bảo đảm cung ứng lương thực, giảm thất thoát và lãng phí trong lương thực; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học. Cùng với đó, các quốc gia cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp, nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của người nông dân, xây dựng và cập nhật bản cân đối dinh dưỡng quốc gia làm cơ sở định hướng sản xuất, phân phối, tăng cường giáo dục truyền thông để tạo môi trường thực phẩm lành mạnh, thói quen ăn uống hợp lý, cân đối dinh dưỡng, xu thế tiêu dùng xanh, có trách nhiệm tránh thất thoát và lãng phí; chuyển đổi số cần đi liền với đổi mới an sinh xã hội, thể chế, trong đó lấy người nông dân và người tiêu dùng là trung tâm.

Để phát triển bền vững hệ thống lương thực, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề xuất cần mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, dự báo, xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro về thiên tai, dịch bệnh; Quản lý bền vững các nguồn tài nguyên đất nước, đa dạng sinh học và rừng; Quản lý nguồn nước xuyên biên giới, tài nguyên biển.

Thúc đẩy an ninh lương thực bền vững vì tương lai - Hình 2
Trẻ em Afghanistan chờ nhận thực phẩm viện trợ tại Jalalabad. Ảnh: AFP/TTXVN

Xác định an ninh lương thực là một trong những yếu tố quyết định việc thực thi các SDG, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sức khỏe và phúc lợi cộng đồng, cũng như xu hướng tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển đổi nông nghiệp tại một số quốc gia, hội nghị đã công bố việc thành lập 2 liên minh mới, trong đó có Liên minh Bữa ăn học đường nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các chế độ ăn uống lành mạnh từ các hệ thống thực phẩm bền vững, đặc biệt là trẻ nhỏ - đối tượng dễ bị tổn thương và thiệt thòi trong xã hội.

Có thể nói, tiếp sau thành công của hội nghị trù bị vào tháng 7, Hội nghị thượng đỉnh về các hệ thống lương thực tiếp tục thu được những kết quả khả quan, đúng như mục đích của Tổng Thư ký LHQ đề ra vào tháng 10/2019 khi công bố việc tổ chức hội nghị nhằm huy động "những cam kết đầy tham vọng để nuôi hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn". Việc chung tay thúc đẩy hành động để đạt được mục tiêu "Không còn nạn đói" tại hội nghị chắc chắn sẽ góp phần đặt nền móng giúp Diễn đàn Lương thực thế giới - một mạng lưới các đối tác toàn cầu độc lập, do giới trẻ thành lập và lãnh đạo, tổ chức sự kiện quan trọng đầu tiên tại Rome từ ngày 1-5/10, đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần hướng tới việc thực hiện toàn bộ 17 Mục tiêu phát triển bền vững.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chếtTrợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết
19:31:42 22/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
23:46:37 21/05/2025
Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông TrumpÔng Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump
23:42:02 20/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
06:09:21 22/05/2025
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lầnNhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần
13:38:39 22/05/2025
Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung ÁEurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á
05:37:37 22/05/2025
Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị MỹTác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ
12:57:11 21/05/2025
Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ UkraineLính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine
07:10:29 22/05/2025

Tin đang nóng

Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngàyTổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày
21:40:16 22/05/2025
Hình ảnh Ngân 98 làm việc tại Sở An toàn thực phẩm TP.HCM giữa lùm xùm thuốc giảm cân nghi có chất cấmHình ảnh Ngân 98 làm việc tại Sở An toàn thực phẩm TP.HCM giữa lùm xùm thuốc giảm cân nghi có chất cấm
21:02:13 22/05/2025
30 tấn hàng có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại chuẩn bị bán trên các nền tảng online30 tấn hàng có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại chuẩn bị bán trên các nền tảng online
18:28:35 22/05/2025
Điều ít biết về thiếu gia Đỗ Quang Vinh và bí mật của gia đình bầu HiểnĐiều ít biết về thiếu gia Đỗ Quang Vinh và bí mật của gia đình bầu Hiển
18:22:53 22/05/2025
Xót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thưXót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thư
21:16:31 22/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên từng trải qua quá khứ khốn khó như thế nào?Hoa hậu Thùy Tiên từng trải qua quá khứ khốn khó như thế nào?
18:52:42 22/05/2025
Bi kịch hôn nhân của nữ ca sĩ Việt: Chồng ngoại tình ngay trong đêm tân hồn, bật khóc giữa chốn đông người vì tổn thươngBi kịch hôn nhân của nữ ca sĩ Việt: Chồng ngoại tình ngay trong đêm tân hồn, bật khóc giữa chốn đông người vì tổn thương
21:19:43 22/05/2025
Mạnh Tử Nghĩa bị phản đối khi tham gia 'Keep Running'Mạnh Tử Nghĩa bị phản đối khi tham gia 'Keep Running'
19:46:55 22/05/2025

Tin mới nhất

Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa

Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa

22:44:14 22/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nam Phi Cyril Ramaphosa đã có những tranh cãi xung quanh cáo buộc diệt chủng ng&#...
Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

22:40:54 22/05/2025
Một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại lễ hạ thủy tàu khu trục mới của CHDCND Triều Tiên, theo Hãng thông tấn ...
Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

22:38:07 22/05/2025
Mười hai tiểu bang Mỹ đã yêu cầu tòa án liên bang dừng áp dụng thuế quan 'Ngày giải phóng' của Tổng th...
Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

22:10:17 22/05/2025
Phản hồi trước sự việc, người phát ngôn Chính phủ Anh cho biết không đưa ra bình luận về các vụ kiện ...
Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

21:47:21 22/05/2025
Bộ Xử lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc nhanh chóng kích hoạt phản ứng khẩn cấp cấp độ IV về thảm họa đ...
Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ

21:40:27 22/05/2025
Chuyên gia tư vấn thương mại Dmitry Grozoubinski cũng cho rằng thỏa thuận có thể "vi phạm một phần nhỏ" quy định WTO, c...
Anh - EU: bắt tay sau chia tay

Anh - EU: bắt tay sau chia tay

21:37:34 22/05/2025
Hơn 5 năm sau khi nước Anh ra khỏi EU (Brexit), mối quan hệ giữa hai bên trên danh nghĩa lẫn trong thực chất đều đã thật s̘...
Ukraine phóng UAV ồ ạt vào lãnh thổ Nga, các sân bay ở Moscow đóng cửa

Ukraine phóng UAV ồ ạt vào lãnh thổ Nga, các sân bay ở Moscow đóng cửa

21:29:18 22/05/2025
Bộ Quốc phòng Nga ngày 21.5 tuyên bố lực lượng phòng không đã bắn hạ hơn 370 máy bay không người lái (UAV) c...
Mỹ chính thức nhận 'cung điện bay' từ Qatar

Mỹ chính thức nhận 'cung điện bay' từ Qatar

21:25:01 22/05/2025
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sean Parnell ngày 21.5 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã đồng ý nhậ...
Lá chắn Vòm Vàng của Tổng thống Trump

Lá chắn Vòm Vàng của Tổng thống Trump

21:21:17 22/05/2025
Sáng kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump về xây dựng hệ thống phòng thủ đa tầng mang nhiều hứa hẹn nhưng cũng kh&ocir...
Kinh tế Trung Quốc giữa sóng ngầm thương mại với Mỹ

Kinh tế Trung Quốc giữa sóng ngầm thương mại với Mỹ

21:15:39 22/05/2025
Hôm qua (21.5), tờ South China Morning Post dẫn thông báo từ Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả việc Mỹ tì...
Nguy cơ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Nguy cơ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran

21:09:00 22/05/2025
Thông tin tình báo mới do Mỹ thu thập được cho thấy Israel đang chuẩn bị cho khả năng tấn công các cơ sở hạt nh&...

Có thể bạn quan tâm

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Tin nổi bật

23:22:39 22/05/2025
Chiếc xe đạp điện dựng trên vỉa hè, trước một kho hàng của một dịch vụ chuyển phát nhanh ở đường ...
"Sentimental Value" lập kỷ lục tại LHP Cannes 2025

"Sentimental Value" lập kỷ lục tại LHP Cannes 2025

Hậu trường phim

23:21:04 22/05/2025
"Sentimental Value" của đạo diễn Joachim Trier và Renate Reinsve đã tạo nên khoảnh khắc xúc động tại Liên hoan phim Cannes khi nh&...
Tiếp nhận công dân do Campuchia trao trả, phát hiện nghi phạm giết người bị truy nã

Tiếp nhận công dân do Campuchia trao trả, phát hiện nghi phạm giết người bị truy nã

Pháp luật

23:19:50 22/05/2025
Trong quá trình tiếp nhận 24 công dân được phía Campuchia trao trả, lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang phát hiện, b...
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng

Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng

Nhạc quốc tế

23:15:02 22/05/2025
Chiều 22/5, nền tảng phân phối vé mega concert có G-Dragon cập nhật bài đăng chi tiết, giải thích về lỗi kỹ thuật khi...
Nam nghệ sĩ có tiếng thập niên 80 hiện không nhà cửa, làm bảo vệ 16 tiếng/ngày

Nam nghệ sĩ có tiếng thập niên 80 hiện không nhà cửa, làm bảo vệ 16 tiếng/ngày

Sao việt

23:01:17 22/05/2025
Nghệ sĩ Tuấn Cường là gương mặt quen thuộc với khán giả yêu mến cải lương. Trong thập niên 80, ông cũng đ...
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang

Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang

Nhạc việt

22:55:35 22/05/2025
Hàng loạt nghệ sĩ như Soobin, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Thiều Bảo Trâm cùng các chương trình Tân binh toàn n...
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh

Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh

Tv show

22:37:11 22/05/2025
Thể hiện ca khúc 'Vợ tôi' trên sân khấu, thí sinh Đăng Nguyên khiến Ốc Thanh Vân và giám khảo thích thú...
Bi kịch khiến nam diễn viên hạng A sống như người nghèo, để chị gái trông như ăn xin cũng không đụng đến 18.000 tỷ

Bi kịch khiến nam diễn viên hạng A sống như người nghèo, để chị gái trông như ăn xin cũng không đụng đến 18.000 tỷ

Sao châu á

21:41:40 22/05/2025
Theo tờ HK01, tài tử Tân Bến Thượng có tiếng tiết kiệm ở showbiz Trung Quốc. Tiền không thiếu, nhưng cuộc sống thư...
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai

Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai

Sao thể thao

21:26:42 22/05/2025
Niềm vui đoạt danh hiệu vô địch Europa League của Son Heung-min không thực sự trọn vẹn, khi ngôi sao Tottenham vướng vào vụ l&ugra...