Hành động trong xe ô tô của người chồng và vấn đề vô hình ‘báo động’ hôn nhân
Một người đàn ông ở Trung Quốc không muốn về nhà sau giờ làm việc và bị quay clip khi anh ấy đang ngủ trong ô tô.
Manjing Video đưa tin, người đàn ông giấu tên đến từ tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc đã trở thành mục tiêu phẫn nộ của công chúng sau khi đoạn video lan truyền trên mạng, với nhiều người cáo buộc anh ta trốn tránh trách nhiệm với gia đình.
Đoạn video cho thấy người đàn ông ngả lưng vào ghế lái khi vợ nói chuyện với anh từ ghế phía trước.
“Tại sao không muốn về nhà? Nếu em không đến tìm anh, anh có ngủ trong xe cả đêm không?”, vợ anh ta hỏi.
Chồng cô nhìn chằm chằm về phía trước, ngáp dài rồi trả lời: “Tại sao anh phải về nhà. Nằm trong xe sướng hơn nhiều so với về nhà. Khi anh ở nhà, em không hài lòng với anh về mọi thứ. Khi anh muốn giải trí 1 chút trên điện thoại em không ngừng cằn nhằn anh”.
Sau khi nghe những lời phàn nàn từ chồng, vợ anh đưa tay ra định chạm nhẹ vào người anh nhưng anh gạt tay cô và lớn tiếng: “Tôi đã làm việc chăm chỉ cả ngày. Tôi không thể tận hưởng trong xe một lúc sao?”.
Vợ anh vẫn im lặng khi nghe anh nói.
“Tại sao không muốn về nhà? Nếu em không đến tìm anh, anh có ngủ trong xe cả đêm không?”, vợ anh ta hỏi.
Đoạn video đã gây ra sự chỉ trích rộng rãi đối với người chồng trên mạng xã hội đại lục. Mặc dù một số người bình luận đồng cảm với anh ấy, cho rằng chắc hẳn đây là hành động của “giọt nước tràn ly”, nhưng hầu hết đều đánh giá anh ấy ích kỷ và không công bằng.
Một người nói: “Anh ta làm như thể vợ anh ta không làm việc cả ngày vậy”.
Video đang HOT
Một người khác bình luận: “Rõ ràng vợ anh ấy còn mệt hơn anh ấy rất nhiều”.
“Anh ấy đổ lỗi cho vợ. Thật là một người chồng lười biếng và vô trách nhiệm”, người thứ ba bình luận.
Thế nhưng chỉ 1 cuộc nói chuyện ngắn mà vội đánh giá thì có quá phiến diện?
Làm thế nào để bình tĩnh đối mặt với những áp lực cuộc sống mà không ảnh hưởng đến hôn nhân?
Không riêng 1 ai, cả vợ và chồng đều có những áp lực vô hình đôi khi rất khó để chia sẻ cùng nhau. Và chỉ khi đứng ở vị trí của nhau họ mới phần nào hiểu được. Như câu chuyện trên, anh chồng bị lên án nhưng chỉ có cô vợ là người trong cuộc mới hiểu được thật sự vấn đề là gì. Sự càu nhàu của vợ mà anh ta nói có thể chỉ là 1 trong số rất nhiều yếu tố “cản bước” anh ta về nhà.
- Hôn nhân là chuyện của 2 người, đừng để bản thân hoặc đối phương trở thành người ngoài cuộc. Ai cũng có những trọng trách, gánh nặng riêng nên hãy dành thời gian để chia sẻ, lắng nghe những tâm tư của nhau. Khi không nói ra rất khó để đối phương hiểu được suy nghĩ của bạn, mà nếu bắt họ tự đoán thì chắc gì họ đã đoán đúng điều bạn đang nghĩ. Cáu gắt hay phàn nàn nó chỉ là biểu hiện của sự đi quá giới hạn, đừng để sự cáu gắt trở thành thói quen bởi nó không giúp chúng ta giải quyết triệt để vấn đề.
- Cả vợ và chồng đều phải có trách nhiệm san sẻ cùng nhau những công việc trong gia đình, đừng đặt nặng thắng – thua, đừng coi trọng nhiều – ít. Khi chúng ta mang 1 thái độ tiêu cực, sân si vào chính căn nhà mình đang ở thì tất cả thứ chúng ta thấy chỉ là bực dọc, khó chịu. Giống như việc ai cũng nghĩ mình là nạn nhân, ai cũng thấy đối phương là người có lỗi mà không chịu xem lại bản thân mình.
- Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không nên dùng sự trốn tránh hay vô tâm đối với những người thân trong gia đình. Nhà là nơi để về, là nơi “bão dừng sau cánh cửa”. Nếu nơi ấy chẳng may có cơn gió to làm tốc mái hãy cẩn trọng sửa chữa lại, xem vấn đề nằm ở đâu mà làm cho nó kiên cố, vững chắc hơn.
- Đừng phân biệt giới, ai là trụ cột hay trọng trách này dành cho ai. Người vợ không có phận sự phải lo cơm nước, con cái. Người chồng cũng không bị quy định đi làm kiếm tiền nuôi cả gia đình. Hôn nhân thành công là khi 2 người cảm thấy họ không còn là những cá thể, họ sẵn sàng hỗ trợ và gánh vác cho nhau. Nếu còn yêu, hãy cố gắng vì nhau mà nỗ lực.
Để hạnh phúc, 4 điều nên loại khỏi đời sống hôn nhân
Một cuộc hôn nhân dù khởi đầu đẹp đến đâu mà tồn tại những điều sau thì sớm muộn cũng xuất hiện vấn đề lớn.
Mối quan hệ giữa vợ chồng là mối quan hệ thân mật và nói nhiều nhất trên thế giới. Nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể đạt đến trình độ ấm êm, hạnh phúc. Có nhiều cặp đôi ban đầu rất thân mật nhưng sau khi trải qua sự dày vò của thời gian, có nhiều vấn đề vặt vãnh ảnh hưởng cuộc hôn nhân của bạn.
Tình cảm vợ chồng cũng vì thế mà mất dần đi.
Trong đời sống vợ chồng, có những vấn đề tồn tại sẽ khiến cho hôn nhân kém hạnh phúc. Tuy nhiên nếu xử lý kịp thời thì mối quan hệ vẫn được cứu vãn. Bạn hãy xem xét và nhanh chóng chấn chỉnh nếu đời sống vợ chồng xuất hiện những điều sau.
1. Ngại giao tiếp, vợ chồng không có điểm chung
Ban đầu, cả hai kết hôn vì yêu đương và có sự đồng điệu trong tâm hồn với nhau. Họ có thể kể chuyện với nhau cả ngày về đủ vấn đề của cuộc sống.
Theo thời gian, mỗi người vợ, người chồng đều có cuộc sống và vòng giao tiếp xã hội riêng. Lâu ngày, sẽ sinh ra những sự khác biệt, họ sẽ mất dần đi chủ đề chung để chuyện trò. Lúc này, cả hai vợ chồng sẽ không sẵn sàng giao tiếp và sẻ chia với nhau. Họ có ít chủ đề chung hơn, tình cảm vợ chồng cũng dần phai nhạt.
Nếu như hai bên không kịp thời ngăn chặn việc ít giao tiếp, không có điểm chung thì cả hai sẽ trở thành những người lạ chung nhà, hôn nhân kiểu gì cũng rạn nứt khó cứu vãn.
Ảnh minh họa.
2. Không muốn tha thứ, luôn gây gổ với nhau
Nhiều cặp vợ chồng luôn cãi vã khi có vấn đề xuất hiện trong cuộc hôn nhân. Họ thích nói những điều gây tổn thương để đối phương càng đau lòng càng tốt.
Bình thường, hôn nhân có cãi vã là chuyện ai cũng biết. Nhưng cãi vã đến mức đụng một chút đã bùng nổ thì không nên chút nào. Hai bên thích gây gổ, không muốn tha thứ, không muốn cảm thông cho nhau là điều khủng khiếp với hôn nhân.
Nó như một loại ngòi nổ vậy, khiến mối quan hệ tan vỡ nhanh chóng bởi mâu thuẫn đã quá mức sâu sắc rồi.
3. Cả hai đều lười biếng không thích làm việc nhà
Nếu hai người lười biếng, không chủ động chăm sóc gia đình, có nghĩa là cả hai không có tình yêu với tổ ấm mà mình đang có. Với nhiều vợ chồng, cùng nhau làm việc nhà là cách họ thắt chặt tình cảm, vợ chồng cùng bàn bạc, trang trí nhà cửa là cách để giúp họ làm mới tinh thần cũng như cảm xúc trong hôn nhân.
Một tổ ấm thì luôn cần sự chăm sóc và vun đắp, nếu như hai vợ chồng đều có chung chí hướng lười biếng thì mái nhà lấy đâu ra sự sạch sẽ, ấm áp. Khi đó thì cả hai bạn đều chẳng muốn quay về với mái nhà này đâu.
Quét dọn, dọn dẹp nhà cửa là một việc rất nhỏ. Tuy nhiên, nó có thể nói lên rằng các bạn có đủ quan tâm, có đủ chăm sóc và để ý đến tổ ấm hay không. Hai vợ chồng đều bỏ bê nhà cửa, không muốn đụng tay đến việc nhà thì những xích mích, cãi vã nổ ra, rất khó để duy trì được hôn nhân hạnh phúc.
Ảnh minh họa.
4. Cả hai đều không muốn về nhà
Nhiều cặp vợ chồng có cách sống cực kỳ lạ lùng. Họ thường có những cuộc giải trí riêng, làm thêm giờ, đắm chìm trong công việc, hoặc tiệc tùng, nhậu nhẹt đến tối không về. Đôi khi họ kiếm cớ qua đêm bên ngoài. Họ dường như muốn rời xa ngôi nhà của mình và chồng, nghĩ rằng đó là một cảm giác rất thư thái khi cuối cùng không còn thấy nhau nữa.
Với việc coi nhà mình như nhà trọ, tình cảm hôn nhân giữa hai vợ chồng cũng vì thế mà giảm sút. Hình ảnh tốt đẹp với hôn nhân là khi ông chồng về nhà, sà vào bữa cơm, cùng tâm sự với vợ chuyện cuộc sống, chuyện trong ngày. Thế nhưng thay vào đó là cảnh cả hai chẳng màng đến nhà cửa, ai đi đường nấy, tình trạng này kéo dài thì mối quan hệ cũng rạn nứt.
Tình yêu cần phải được quản lý một cách cẩn trọng trong hôn nhân. Nó là vật tiêu hao, nếu không tiết kiệm kịp thời sẽ nhanh chóng dùng hết. Nếu hai người trong hôn nhân không chung tay vun đắp thì tình cảm cũng dần dần sụt giảm theo thời gian. Bởi vậy, hãy cố gắng sửa đổi những thói hư tật xấu để hôn nhân bền chặt, vững vàng hơn.
Giọt nước mắt ở buổi hẹn cuối trước khi cầm quyết định ly hôn "Chúng ta đi xem phim nhé, ngày mai đã không còn là vợ chồng nữa rồi", Sơn nhắn thế và Phượng đồng ý. 01 Giống như những tình yêu khác họ đã từng mặn nồng đến mức cái nắm tay cũng làm rung lên mọi dây thần kinh cảm xúc. Họ đã từng buôn chuyện và ngủ vùi cùng chiếc điện thoại vì...