Hàng Việt cần được ưu tiên hơn nữa trong đầu tư công
Để nhanh chóng vực dậy nền kinh tế, Chính phủ đặt mục tiêu phải giải ngân hết số vốn đầu tư công còn lại trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020 khoảng 700.000 tỷ đồng (tương ứng 30 tỷ USD).
Doanh nghiệp được tạo điều kiện có việc làm thì nền kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn. Ảnh: Tường Lâm
Cơ hội kích cầu đang rộng mở, nhưng để giúp doanh nghiệp (DN) nắm bắt được cơ hội này, nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo mạnh mẽ, thống nhất từ trên xuống dưới trong việc ưu tiên sử dụng hàng Việt trong đầu tư công.
Đánh giá cao quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ, nhiều hiệp hội DN cho rằng đây là việc làm cần thiết và cấp bách để kích cầu đầu tư, tiêu dùng trong toàn xã hội cũng như giúp DN khôi phục và tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đề xuất của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, để tận dụng được cơ hội này, Chính phủ cần hỗ trợ sử dụng hàng hóa và dịch vụ của các DN trong nước, nhất là DN nhỏ và vừa, giúp DN có doanh thu và duy trì lao động, giữ chuỗi cung ứng không sụp đổ.
Đồng quan điểm, ông Đặng Hồng Anh – Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cũng mong muốn Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm các dự án dở dang, dự án kém hiệu quả (cương quyết, sát sao như chống dịch) để đưa các dự án vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo nguồn công việc cho DN. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện một số dự án đầu tư công như giao thông, năng lượng, chống ngập mặn… để tạo nhiều việc làm cho DN trong nước. Một khi DN có việc làm thì nền kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn.
Trong khi xuất khẩu chưa phục hồi, Hiệp hội Cơ điện tỉnh Bình Dương kiến nghị Chính phủ kiên quyết chỉ đạo tăng cường sử dụng sản phẩm, vật tư, thiết bị trong nước sản xuất được trong đầu tư công để các DN sản xuất trong nước tiêu thụ sản phẩm, phục hồi sản xuất.
Hiệp hội DN TP.HCM phản ánh ý kiến của nhiều DN trên địa bàn Thành phố cho rằng, Nhà nước cần hỗ trợ DN phát huy cao nhất khả năng tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường trong nước, hay nói cách khác là tạo thị trường trong nước cho DN. Đó là đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo ý thức và nề nếp của người dân tự nguyện ủng hộ hàn g Việt Nam. Các dự án đầu tư công cần tăng cường các tiêu chí ưu tiên cho DN trong nước tham gia đấu thầu, xét chọn nhà thầu. Các gói mua sắm chính phủ chú ý nhiều hơn đến việc sử dụng sản phẩm trong nước, tạo cơ hội cho DN trong nước hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh những chính sách ưu tiên hàng hóa sản xuất trong nước, ông Phạm Văn Thể – Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Quảng Ninh (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hoàng Hà) chia sẻ, Chính phủ nên nới lỏng các điều kiện để giúp DN tiếp cận, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Lúc đó, không chỉ các DN là nhà thầu xây dựng được hưởng lợi, mà còn kéo theo các DN sản xuất và cung ứng dịch vụ khác như sản xuất vật liệu xây dựng, ngân hàng…
Sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương cùng các cơ chế phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong nước phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tạo “cú đấm thép” từ dòng vốn đầu tư công.
Video đang HOT
Chuyển cao tốc Bắc-Nam sang đầu tư công, tiến độ sẽ nhanh hơn?
Việc sử dụng 100% vốn ngân sách Nhà nước đầu tư 8 dự án cao tốc Bắc-Nam sẽ thuận lợi hơn về tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn được đảm bảo.
Theo Bộ GTVT, khi dự án 8 dự án cao tốc Bắc-Nam được chuyển sang đầu tư công sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Khi dự án 8 dự án cao tốc Bắc-Nam được chuyển sang đầu tư công sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Việc chuyển đổi 8 dự án đầu tư PPP cao tốc Bắc-Nam sang đầu tư công sử dụng toàn bộ ngân sách Nhà nước là cấp thiết và phù hợp với thực tiễn khi sẽ đẩy nhanh tiến độ, giảm tổng mức đầu tư và giải quyết được bài toán khó huy động vốn vay của các nhà đầu tư từ các ngân hàng khi đầu tư theo hình thức PPP.
Đây là thông tin được Bộ GTVT lý giải về việc cần thiết chuyển đổi hình thức đầu tư 8 dự án PPP thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Vì sao phải chuyển đổi sang đầu tư công?
Bộ GTVT cho biết, đến nay, thiết kế kỹ thuật, dự toán cơ bản của 8 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đã hoàn thành, công tác giải phóng mặt bằng đã đạt trên 70% công việc. Nếu các dự án cao tốc Bắc-Nam được chuyển đổi sang đầu tư công sẽ là những điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện ngay trong năm 2020.
Theo tính toán của Bộ này, tổng mức đầu tư dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông sau khi được điều chỉnh là khoảng 99.493 tỷ đồng (trong đó bao gồm 55.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 được xác định tại Nghị quyết số 52). Như vậy, mức đầu tư dự án sẽ giảm khoảng 19.223 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Nghị quyết 52 (118.716 tỷ đồng).
Theo Bộ GTVT, nếu các dự án cao tốc Bắc-Nam được chuyển đổi sang đầu tư công sẽ là những điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện ngay trong năm 2020.
Với số vốn còn lại 44.493 tỷ đồng, Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm cân đối, bố trí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT. Chính phủ sẽ chỉ đạo, tổng hợp trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của quốc gia, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
Bộ GTVT tính toán, trong khi nếu tiếp tục triển khai theo hình thức PPP, với những khó khăn về khả năng huy động vốn tín dụng cũng như việc lựa chọn nhà đầu tư, phía Bộ GTVT thừa nhận sẽ không bảo đảm được tiến độ theo yêu cầu.
Trường hợp thuận lợi thì đến giữa năm 2021 mới có thể huy động được tín dụng và bắt đầu triển khai thi công, Bộ GTVT đưa ra kịch bản sẽ không thể hoàn thành dự án theo đúng tiến độ yêu cầu tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 (Nghị quyết 52) của Quốc hội.
Nếu nhà đầu tư không huy động được vốn tín dụng, các dự án cao tốc Bắc-Nam này sẽ phải chấm dứt hợp đồng và thực hiện các thủ tục theo quy định để chuyển đổi hình thức đầu tư, có thể đến năm 2022 mới bắt đầu triển khai thi công.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, có 3 khó khăn cơ bản khiến cao tốc Bắc - Nam phải chuyển đổi hình thức đầu tư: Thứ nhất, nguồn vốn vốn tín dụng để hút vốn cho dự án PPP ngày một thu hẹp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư cũng không hề dễ. Cụ thể, sau khi thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã quyết định hủy sơ tuyến quốc tế và chuyển sang đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư.
Kết quả sơ tuyển cho thấy, tại 7 dự án thành phần có nhiều hơn 2 nhà đầu tư qua sơ tuyển, riêng dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư tham gia.
Bộ GTVT cho rằng, chuyển đổi 8 dự án đầu tư PPP sang đầu tư công sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đưa vào khai thác các dự án thành phần là sự chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đón bắt thời cơ, thu hút đầu tư và các nguồn lực bên ngoài.
Trong bối cảnh dịch Covid -19 lan rộng, việc tận dụng nguồn vốn nhà nước ưu tiên xây dựng hạ tầng là hợp lý và cần thiết. Ngoài ra, cũng có một số nhà đầu tư tham gia nhiều dự án.
"Do đó, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, chuyển đổi 8 dự án đầu tư PPP sang đầu tư công sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đưa vào khai thác các dự án thành phần là sự chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đón bắt thời cơ, thu hút đầu tư và các nguồn lực bên ngoài từ nhiều quốc gia, khu vực phục vụ phát triển đất nước, tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và những năm tiếp theo", ông Nhật cho hay.
Mặt khác, sau khi dự án hoàn thành, Chính phủ sẽ nghiên cứu phương án phù hợp để thu hồi vốn nhà nước; mặc dù chưa thể bù đắp ngay cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn trước mắt, nhưng về lâu dài sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong các giai đoạn tiếp theo.
Hiệu quả về sử dụng vốn
Tại thời điểm Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị Quyết 52, Chính phủ cũng đã nhận diện rõ những khó khăn về việc huy động nguồn vốn tín dụng, trong thời gian qua Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ ngành để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để xử lý.
Các dự án cao tốc Bắc-Nam đã giải phóng trên 70% mặt bằng toàn tuyến.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có giải pháp khả thi để giải quyết triệt để các khó khăn nêu trên đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các Ngân hàng thương mại đang tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục các tác động của dịch bệnh COVID-19.
Mới đây, tại cuộc họp mở rộng để thẩm tra việc chuyển 8 dự án của cao tốc Bắc-Nam từ PPP sang đầu tư công ngày 14/5 vừa qua, khẳng định việc chuyển đổi hình thức đầu tư 8 dự án PPP cao tốc Bắc-Nam sang đầu tư công là cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết dư nợ tín dụng của các dự án BOT giao thông hiện nay khoảng 102.000 tỷ đồng.
Cụ thể, có 59/116 dựa án có doanh thu không đảm bảo phương án tài chính, doanh thu không đủ trả nợ ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, 43/116 dự án BOT giao thông hiện nay đang phải cơ cấu chuyển đổi nợ với tổng số tiền khoảng 66.474 tỷ đồng gồm 10 dự án khả năng chuyển ngay sang nợ xấu với số tiền 14.618 tỷ đồng và 33 dự án có nguy cơ chuyển sang nợ xấu với số tiền trên 51.000 tỷ đồng.
Đối với 8 dự án PPP cao tốc Bắc-Nam, ông Hùng đánh giá, các nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển chủ yếu là các nhà thầu, họ có năng lực về thi công nhưng năng lực về tài chính còn nhiều hạn chế.
"Chủ đầu tư chủ yếu là những nhà thầu sẽ rất khó thuyết phục và có khả năng là không ngân hàng nào họ đồng ý cho vay số tiền lên đến 5.000-10.000 tỷ đồng đầu tư các dự án cao tốc Bắc-Nam. Các dự án thành phần cao tốc Bắc- Nam có tổng mức đầu tư lớn nên nguồn vốn vay ngân hàng có thể vượt giới hạn cấp tín dụng trong khi hiện nay hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước đã chạm ngưỡng được quy định tại Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước," ông Hùng nhìn nhận.
Hơn nữa, ông Hùng cũng nhấn mạnh, theo quy định của pháp luật, không một cơ quan nào có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phải cho vay khi dự án không có hiệu quả tài chính hoặc là nhà đầu tư không đủ năng lực.
Được biết, Quốc hội sẽ có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển đổi hình thứ đầu tư. Vì vậy, Chính phủ và Bộ GTVT phải hoàn thiện hồ sơ và giải trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để đảm bảo tính thuyết phục.
Nếu được thông qua, Bộ GTVT đã chủ động chuẩn bị đầy đủ phương án, các thủ tục liên quan, sẵn sàng khởi công ngay 8 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam./.
TPHCM: Chuẩn bị trình HĐND TPHCM đầu tư hàng loạt dự án xây dựng hạ tầng giao thông quy mô lớn UBND TPHCM vừa giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đẩy nhanh tiến độ thẩm định hồ sơ điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 tại nhiều dự án đầu tư công, trong đó tập trung phần lớn vào một số công trình giao thông quy mô khá lớn. Cụ thể, dự án mở rộng Quốc lộ 50,...