Hãng viễn thông Hàn Quốc làm bản đồ 5G cho xe tự lái
SK Telecom vừa ký thỏa thuận với Khu Kinh tế Tự do Incheon (IFEZ) để phát triển cơ sở hạ tầng xe tự lái dựa trên 5G.
Ảnh: AFP/Getty Images
Theo CNBC, bản ghi nhớ thỏa thuận đôi bên còn tập trung vào phát triển các startup công nghệ thông tin và truyền thông tại IFEZ. Đây là khu kinh tế được chỉ định đặc biệt thuộc Incheon, tây bắc Hàn Quốc. IFEZ được thành lập vào năm 2003, gồm nhiều khu vực như Songdo, Yeongjong và Cheongna.
5G là thế hệ mạng di động thứ năm. Công nghệ này không những hứa hẹn cho người dùng điện thoại di động trải nghiệm duyệt web cực kỳ nhanh mà còn có lợi cho lĩnh vực như xe tự hành. Tất cả là nhờ khả năng xử lý luồng thông tin và dữ liệu đồng thời, nhanh chóng.
Theo tuyên bố đưa ra hôm 29.4, SK Telecom cho biết họ sẽ tạo bản đồ có độ phân giải cao cho toàn bộ vùng IFEZ. Hãng nói thêm rằng bản đồ có độ chính xác lên đến mức cm và cung cấp thông tin liên quan đến điều kiện đường, làn đường, độ dốc đường và tốc độ giới hạn.
Kỳ vọng của doanh nghiệp là bản đồ sẽ giúp IFEZ sẵn sàng đón phương tiện tự hành Cấp 4, theo định nghĩa của SAE International. SAE International là hiệp hội toàn cầu gồm hơn 127.000 kỹ sư, xác định năm cấp độ tự lái của ô tô tự hành. Ví dụ của xe tự hành Cấp 4 là chiếc taxi không người lái, trong khi Cấp 5 là loại xe có khả năng tự điều khiển, điều hướng trong mọi điều kiện.
Bản đồ được xây dựng bằng nền tảng dựa trên 5G, tự động cập nhật khi nhận dữ liệu quan sát đường từ các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến qua mạng 5G. Các hệ thống hỗ trợ tài xế tiên tiến, hay ADAS, đang trở thành công cụ ngày càng quan trọng trong các phương tiện hiện đại. Nó dùng một loạt công nghệ, trong đó có cảm biến và camera, để phát hiện các mối nguy tiềm ẩn và hành động để ngăn tai nạn xảy ra.
Để phát hiện bất cứ thay đổi nào trên đường, SK Telecom cho biết hãng lên kế hoạch cài đặt cả ADAS và công nghệ truyền thông 5G cho tất cả phương tiện giao thông công cộng và xe chính phủ thuộc IFEZ. “Cốt lõi của 5G nằm ở khả năng biến chuyển tất cả các ngành công nghiệp, giúp chúng mang lại giá trị chưa từng có với cuộc sống hằng ngày của người dân”, Park Jin-hyo, giám đốc công nghệ của SK Telecom, cho biết.
Video đang HOT
“Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Cơ quan IFEZ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi IFEZ thành đô thị thông minh được hỗ trợ bởi mạng 5G và công nghệ di động của SK Telecom”, ông Park chia sẻ. Tuy vậy, xe tự hành sẽ cần kha khá thời gian trước khi phổ biến. Chuyên gia Simon Segars cho rằng việc dự đoán điều chiếc xe có thể làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào là cực kỳ khó. “Tôi nghĩ là bạn sẽ bắt đầu thấy các dịch vụ sớm song khá hạn chế trong vài năm tới trước khi công nghệ hoàn toàn phổ biến”, ông Segars nói.
Theo Thanh Niên
Sau yêu cầu của Mỹ, các quốc gia nào 'cấm cửa' và hoan nghênh sự hiện diện của Huawei?
Hưởng ứng yêu cầu từ Mỹ, các quốc gia như Australia và Nhật Bản đã cấm Huawei, nhưng các quốc gia khác như Đức và Anh thì không.
Sau khi Mỹ yêu cầu các nước đồng minh không sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei trong lĩnh vực 5G, các quốc gia như Úc và Nhật Bản đã cấm Huawei, nhưng các quốc gia khác như Đức và Anh thì không. Một số quốc gia vẫn cố gắng tìm ra cách tiếp cận với Huawei khá dè chừng.
Mỹ
Trong thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ liên tục yêu cầu các nước đồng minh không sử dụng công nghệ di động 5G của Huawei. Phía Washington đã cáo buộc công nghệ của Huawei sẽ làm mất an ninh quốc gia, các thiết bị do nhà sản xuất Trung Quốc có thể sử dụng làm công cụ gián điệp.
Hướng ứng yêu cầu từ Mỹ, các quốc gia như Úc và Nhật Bản đã cấm Huawei.
Vào năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo trong đó cho biết thiết bị của Huawei và đối thủ ZTE có thể làm suy yếu lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của Hoa Kỳ.
Đây chưa phải là vận đen của Huawei. Trước đó, công ty viễn thông Trung Quốc dự định phát triển 1 dòng smartphone tại thị trường Mỹ thông qua nhà mạng AT&T. Tuy nhiên, thỏa thuận này không thành công khi Chính phủ Mỹ lo ngại vì lý do an ninh.
Liên minh châu Âu
Mặc dù vậy, lời yêu cầu của Mỹ tới các nước đồng minh không thực sự được hưởng ứng. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) chưa có một chính sách thống nhất về vấn đề này. Các quốc gia thành viên vẫn có những tranh cãi về các thiết bị của Huawei.
Trong tháng 3, Ủy ban châu Âu đã đưa ra khuyến nghị về bảo mật 5G. Cơ quan điều hành của EU cho rằng các quốc gia thành viên nên thực hiện đánh giá rủi ro an ninh mạng trên mạng lưới quốc gia của họ. Vào cuối năm sẽ có đánh giá toàn diện về điều này và đưa ra các ý tưởng làm giảm thiểu các rủi ro mất an toàn bảo mật.
Anh và Đức không cấm Huawei.
Đức sẽ không cấm Huawei khi tham gia vào mạng 5G của nước này. Ông Jochen Homann, Chủ tịch điều hành Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức cho biết, ông vẫn chưa thấy bằng chứng khẳng định các thiết bị của Huawei có rủi ro về bảo mật. Ông Homann cho biết Huawei có thể tham gia triển khai 5G nếu tuân thủ tất cả các yêu cầu bảo mật.
Tại Anh, các quan chức nước này cũng cho phép Huawei tham gia vào hệ thống mạng 5G. Tuy nhiên, khác với Đức, Anh chỉ cho phép Huawei tham gia giới hạn vào một số bộ phận không phải cốt lõi của hệ thống. Mạng 5G được tạo thành từ mạng lõi và mạng truy cập vô tuyến (RAN). Các chuyên gia khuyên việc giữ Huawei ra khỏi cốt lõi có thể là một cách để giảm thiểu mọi rủi ro bảo mật. Mặc dù vậy, Chính phủ Anh có một số lo ngại về Huawei.
Các nhà mạng - viễn thông tại Anh đã cảnh báo, lệnh cấm hoàn toàn đối với Huawei có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp của họ. Trong đó, Vodafone cho biết một động thái như vậy sẽ tiêu tốn của nó hàng trăm triệu bảng Anh. Đặc biệt, điều này sẽ làm chậm việc triển khai mạng 5G. Trước đó, Huawei đã tham gia vào mạng 4G của Anh.
Tương tự như hai đồng minh thân cận của Mỹ là Anh và Đức. Nước Pháp không cấm các thiết bị viễn thông 5G của Huawei. Tuy nhiên, các nhà lập pháp của Pháp đang tranh luận về một dự luật để kiểm tra các thiết bị do Huawei cung cấp có thật sự gây rủi ro bảo mật hay không.
Trong khi đó, Brazil và Ý cũng không cấm các thiết bị 5G của Huawei, bất chấp yêu cầu từ Mỹ. Canada chưa có quyết định về sự tham gia của Huawei vào hệ thống mạng 5G tại quốc gia này.
Tại châu Á và Australia
Ấn Độ vẫn chưa quyết định có nên để Huawei tham gia vào mạng 5G hay không. Thay vì lựa chọn Huawei, Chính phủ nước này đã cho phép Nokia và Ericsson (công ty đối thủ) thử nghiệm 5G tại nước này.
Tuy nhiên, theo Nikkei Asian Review, Ấn Độ không loại hoàn toàn Huawei mà đang tìm cách hạn chế sự tham gia của công ty viễn thông Trung Quốc.
Vào tháng 8/2018, Australia cũng "cấm cửa" Huawei và ZTE tham gia vào mạng 5G.
Trong khi đó, Hàn Quốc là nước tiên phong cho mạng 5G sử dụng các công nghệ của 2 công ty viễn thông nội địa là KT và SK Telecom. Hai công ty này không sử dụng thiết bị do Huawei sản xuất.
Ở chiều ngược lại, vào tháng 12 năm ngoái, Nhật Bản đã cấm Huawei và các công ty viễn thông Trung Quốc khác vì nghi ngại thiết bị có thể mang lại rủi ro bảo mật. 3 nhà mạng di động lớn nhất Nhật Bản là SoftBank Group, NTT Docomo và KDDI quyết định không sử dụng thiết bị Huawei trong buổi giới thiệu 5G.
Một nhà mạng khác là Softbank đang sử dụng thiết bị 4G của Huawei cũng đang tìm cách thay thế nó bằng thiết bị được sản xuất bởi các nhà cung cấp khác. Vào tháng 8/2018, Australia cũng "cấm cửa" Huawei và ZTE tham gia vào mạng 5G.
Theo vtc
Đừng coi thường khi thấy thông tin của mình hoặc người thân chình ình trên mạng! Có 17% người dùng đã thấy những thông tin về bản thân hoặc thành viên gia đình mình xuất hiện một cách không mong muốn trên internet. Với lượng dữ liệu cá nhân được chia sẻ trên các phương tiện internet không ngừng tăng nhanh, một số người dùng cho rằng dù họ nỗ lực thế nào thì việc duy trì quyền riêng...