Hàng vạn quân Mỹ sang Israel để tập trận hay đánh Iran?
Hàng ngàn lính Mỹ đang được triển khai tới Israel, động thái mà phía Iran tin là lời cảnh báo mới và rõ ràng nhất về việc Washington sẽ sớm tấn công Tehran.
Căng thẳng giữa 2 nước những tháng gần đây đã thực sự trở nên tồi tệ vào đầu tháng 12, khi Iran “bẫy” được một máy bay không người lái Mỹ được cho là xâm phạm không phận nước này. Nhiều người đã suy đoán rằng chiến tranh sẽ sớm nổ ra và leo thang giữa 2 quốc gia.
Nguồn tin Reuters cho hay, theo dự kiến, trong vài tuần tới quân đội Mỹ – Israel sẽ có cuộc tập trận tên lửa chung với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Trong cuộc diễn tập này, Mỹ sẽ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao THAAD thử nghiệm cùng các tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và chương trình riêng của Israel với các tên lửa Arrow, Patriot và Iron Drone.
Hàng vạn lính Mỹ được đưa vào Israel có đơn giản chỉ để tập trận?
Theo hãng tin RT của Nga, việc Mỹ đóng quân ngay gần eo biển Hormuz và trang bị vũ khí hạng nặng cho các nước láng giềng đã khiến chính quyền Tehran tin rằng đây không đơn thuần là một cuộc tập trận, mà là sự chuẩn bị cho một điều gì đó lớn hơn nhiều.
Các quan chức quân sự Israel thì khẳng định, việc diễn tập đã được lên kế hoạch từ trước khi xảy ra những căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Iran. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt dấu hỏi rằng việc diễn tập có phải là lí do chính đáng để triển khai hàng ngàn quân Mỹ vào Israel hay không. Tờ Jerusalem Post dẫn lời Tư lệnh Mỹ, Trung tướng Frank Gorent cho biết, cuộc tập trận sẽ không chỉ là một buổi diễn tập thông thường, mà còn liên quan đến việc triển khai hàng vạn binh sĩ Mỹ tới Israel.
Ngoài ra, một căn cứ chỉ huy sẽ được thành lập từ lực lượng Mỹ ở Israel, trong khi quân lực lượng phòng vệ Israel IDF sẽ được triển khai ở căn cứ tại Đức.
Video đang HOT
Hồi tháng 9, Ban chỉ huy quân sự Mỹ ở Châu Âu đã cho thiết lập một hệ thống radar ở Israel. Cùng với việc trang bị vũ khí cho Arab Saudi và UAE, hàng loạt động thái mới này đang khiến Tehran lo ngại về một chiêu bài mở rộng.
Hải quân Iran tập trận tại eo biển Hormuz
Theo một nguồn tin tiết lộ, số lính thủy đánh bộ Mỹ được triển khai vào vùng Vịnh sau khi Iran dọa đóng cửa eo biển Hormuz đã lên tới 15.000 người.
Ở một diễn biến liên quan, ngày hôm qua (5/12), Bắc Kinh đã lên tiếng về việc áp đặt lệnh trừng phạt mới của Mỹ và đồng minh đối với Iran. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, đây là một động thái làm gia tăng căng thẳng; đồng thời nhấn mạnh không một quốc gia nào được phép đặt luật riêng của mình cao hơn luật quốc tế.
Trung Quốc là một trong 2 đối tác nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Iran. Đối tác thứ 2 là Liên minh Châu Âu EU ngày hôm qua đã đạt được thỏa thuận về lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu dầu mỏ đối với Iran; tuy nhiên vẫn chưa thống nhất được thời gian áp dụng do một số nước trong khu vực vẫn đang phải phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ Tehran.
Trong khi đó, tại cuộc điện đàm diễn ra mới đây, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Iran Mahmud Ahmadinezhad đã trao đổi những vấn đề liên quan đến việc từng bước khôi phục lòng tin đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran; đồng thời thảo luận những vấn đề cấp bách đối với việc phát triển quan hệ song phương giữa 2 nước trong năm mới 2012.
Theo VTC
Anh sẽ cùng Mỹ "đánh" nếu Iran đóng cửa Hormuz
Anh sẽ sẵn sàng tham gia vào hoạt động quân sự giúp duy trì sự thông thoáng ở eo biển Hormuz, thư ký bộ quốc phòng Anh, Philip Hammond phát biểu tại Washinton ngày hôm qua.
Hải quân Hoàng gia vẫn có mặt trong đội hình chung với Mỹ ở Bahrain.
"Bất kỳ nỗ lực đóng con đường vận chuyển thương mại chủ chốt của vùng Vịnh đều là bất hợp pháp và sẽ không thành công", ông nói và cho biết Hải quân Hoàng gia sẽ tham gia vào việc ngăn chặn những hành động tương tự nếu xảy ra.
Người đứng đầu quân đội Iran trước đó đã cảnh báo Mỹ không được đưa tàu sân bay trở lại Vùng Vịnh sau khi tàu sân bay USS John C. Stennis rời khỏi vịnh này một tuần trước. Mỹ đã "gạt phăng" yêu cầu của Iran và nói sẽ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực này.
Theo hãng tin Bloomberg, tranh cãi giữa hai nước và một nguy cơ gián đoạn nguồn cung do các lệnh trừng phạt lên Iran đã đẩy giá dầu thô lên hơn 4 đô/thùng. Trong phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô ở mức 104 đô/thùng, cao nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây. Iran là nhà cung cấp lớn thứ hai trong Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Số liệu trong tháng 12 vừa qua cho biết mỗi ngày nước này sản xuất được 3,58 triệu thùng.
"Sự hiện diện chúng của chúng tôi ở Vịnh Ảrập là việc mà các đối tác trong vùng rất ủng hộ và là chìa khóa để giữ cho eo biển được thông suốt nhằm phục vụ cho các hoạt động thương mại quốc tế", ông Hammond phát biểu.
"Việc giữ cho thương mại toàn cầu tự do, mở cửa và thông thoáng là nằm trong các lợi ích của chúng tôi. Sự gián đoạn trong vận chuyển dầu mỏ qua eo biển Hormuz sẽ đe dọa đến sự phát triển của khu vực và nền kinh tế toàn cầu".
Tờ Telegraph đưa tin chính phủ các nước Châu Âu đã đạt được thoả thuận về một lệnh cấm vận thương mại nhưng vẫn chưa công bố khi nào lệnh này sẽ được thực thi.
Việc đóng cửa eo biển này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới toàn cầu. Một trong những nhà cung cấp hàng đầu về năng lượng của Anh đã cảnh báo, một lệnh cấm vận có thể sẽ đẩy giá dầu ở Anh lên cao. Theo báo cáo, mỗi ngày có 15,5 triệu thùng dầu thô được vận chuyển qua vùng biển hẹp giữa Iran và Các tiểu Vương quốc Ảrập.
Tổng giám đốc điều hành của Npower, Volker Beckers hôm thứ 4 đã nói eo biển này "vô cùng quan trọng và chắc chắn sẽ gây biến chuyển về giá dầu".
Gần đây, Hải quân Hoàng Gia Anh thể hiện sự hiện hiện trong vịnh Ảrập khá mạnh mẽ với tư cách là lực lượng hàng hải hợp tác tại căn cứ Mỹ đặt tại Bahrain.
Các tàu thăm dò dầu mỏ của Anh cũng đang hoạt động trong khu vực này.
Theo VTC
Mỹ không ngán cảnh cáo của Iran Hoạt động trên tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ vẫn diễn ra bình thường, bất chấp lời đe dọa cứng rắn từ Iran. Các phi công Mỹ cùng một chiến đấu cơ trở về tàu USS John C. Stennis hôm qua. Ảnh: The New York Times Hàng không mẫu hạm thuộc loại lớn nhất của Mỹ hiện ở hải phận...