Hãng Trung Quốc làm AI đọc sách trông hệt như tác giả
Sogou, công ty được Tencent hậu thuẫn, thông báo sẽ phát triển người đọc sách bằng trí tuệ nhân tạo (AI), với ngoại hình trông hệt như tác giả của cuốn sách đó.
Theo South China Morning Post, Sogou vừa ký hợp tác chiến lược với Zhangyue Technology, nhà phát triển ứng dụng trả tiền xem tiểu thuyết và iReader, máy đọc sách điện tử như Kindle của Amazon. Mục tiêu của quan hệ hợp tác là ứng dụng công nghệ AI vào mảng văn học trực tuyến.
Bước đầu, Sogou sẽ phát triển hai người đọc tiểu thuyết bằng AI cho Zhangyue. Ngoại hình của hai nhân vật này sẽ trông hệt như hai tác giả nổi tiếng Trung Quốc là Yue Guan và Bu Xin Tian Shang Diao Xian Bing. Video về phiên bản AI giống với tác giả tự đọc tiểu thuyết có thể được tìm thấy trên ứng dụng Zhangyue.
Người dẫn chương trình bằng AI nói tiếng Anh của Sogou làm cho Tân Hoa xã
Trước khi bước sang mảng văn học trực tuyến, Sogou đã hợp tác cùng Tân Hoa xã, sử dụng công nghệ AI, trong đó có tổng hợp giọng nói, phát hiện hình ảnh và dự đoán, cho người dẫn chương trình AI đầu tiên trên thế giới. Người dẫn chương trình AI nói tiếng Hoa và tiếng Anh xuất hiện hàng ngày trên trang web của Xinhua từ tháng 11.2018.
Các tiểu thuyết gia AI với khả năng đọc sách mới sẽ dùng công nghệ tương tự như những gì đằng sau người dẫn chương trình truyền hình AI kể trên. Vì thế, cách nó hoạt động cũng tương đồng. Hiện chưa rõ liệu người dùng Zhangyue có đón nhận sản phẩm mới này hay không.
Video đang HOT
Sogou vốn là công cụ tìm kiếm thứ nhì Trung Quốc, song giữa cảnh mảng kinh doanh tìm kiếm cốt lõi chậm lại, hãng tích cực nghiên cứu và thương mại hóa công nghệ AI. Tencent là một trong các cổ đông lớn nhất của Sogou, doanh nghiệp đạt 303,6 triệu USD doanh thu trong quý 2/2019, tăng 1% so với cách đây một năm.
Thương mại hóa công nghệ AI tiên tiến là thách thức lớn với nhiều startup và cả một số hãng lớn, chẳng hạn như Baidu ở Trung Quốc. Baidu đang cố thương mại hóa công nghệ xe tự lái với đội xe robot gồm 10 chiếc tại một tỉnh ở miền trung Trung Quốc.
Theo Thanh Niên
"Con ngựa Huawei" đang đau, ngay lập tức đã có hãng Trung Quốc khác nhảy lên ăn cỏ hộ
Có thể nói rằng nhắc đến smartphone Trung Quốc giữa tâm bão chiến tranh thương mại là nhắc đến Huawei trước tiên.
Nhưng không phải người Trung Quốc nào cũng yêu Huawei: với họ, cú ngã đau của Huawei là cơ hội vàng để vươn lên ngồi cùng một chiếu với Apple và Samsung.
Có lẽ khi đặt bút ký lệnh cấm các công ty Mỹ như Google, Qualcomm và Intel hợp tác với Huawei, tổng thống Trump đã không ngờ rằng ông sẽ góp phần cho Hoa Vỹ tiếp tục là hãng smartphone số 1 nước Trung Quốc. Từ đầu năm 2019 - khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nóng lên đáng kể, hàng loạt các công ty tại Trung Quốc đã lên tiếng tẩy chay Apple, một mặt cấm iPhone, mặt khác tặng miễn phí điện thoại cho nhân viên. Những cơn bão mạng xã hội nổ ra trên Weibo, và kết quả là doanh số Huawei vẫn cứ tăng vọt tại Trung Quốc bất chấp mọi lệnh cấm.
Nhưng không phải người Trung Quốc nào cũng sẽ ủng hộ Huawei. Đơn cử là Lei Jun, CEO của Xiaomi. Mới ngày thứ sáu vừa rồi, nhà lãnh đạo Tiểu mễ đã triệu tập một cuộc họp bất thường để công bố kế hoạch mở rộng chuỗi bán lẻ mới. Bằng cách vung ra 5 tỷ NDT, Xiaomi sẽ tăng mức hoa hồng với các đối tác bán lẻ và nhân viên sales nhằm đạt được mục tiêu trở thành hãng smartphone số 1 Trung Quốc, thế chỗ của Huawei.
Cuộc nội chiến làng smartphone Trung Quốc đã thực sự bắt đầu, như chúng tôi từng dự đoán trước kia.
Khi Huawei còn chưa hoàn hồn, Xiaomi đã vung tiền chuẩn bị bành trướng.
Không khó để nhận ra rằng, khi bị chặn đường làm ăn với Google và ARM, con đường bành trướng ra toàn cầu của Huawei đã chính thức khép lại. Khả năng Huawei có thể tự thiết kế những con chip cạnh tranh với Snapdragon hay Exynos giờ là con số 0, và khả năng người dùng quốc tế sẵn sàng đón nhận một mẫu smartphone không có bất kỳ ứng dụng nào của Google cũng là 0.
Cách duy nhất để bù đắp là tranh đấu mạnh mẽ hơn tại thị trường trong nước. Tại đây, Huawei vẫn là số 1 với hơn 100 triệu mẫu smartphone bán ra trong năm 2018. Ngay cả trước khi bị Google "nghỉ chơi", Huawei vẫn đặt ra mục tiêu chiếm hẳn 1 nửa thị trường quê nhà - tức khoảng 200 triệu máy nếu sức mua năm nay không giảm quá nhiều so với năm ngoái.
Trong mục tiêu này của Huawei, rõ ràng kẻ thiệt nhiều nhất sẽ là các hãng Trung Quốc khác, bởi tại Trung Quốc chẳng còn hãng smartphone nước ngoài nào có thị phần có nghĩa ngoại trừ Apple. Apple chỉ đứng thứ 5 tại Trung Quốc, thua xa OPPO, Vivo và Xiaomi. Nếu Huawei muốn bán được 200 triệu máy, Huawei chủ yếu sẽ phải giành miếng ăn từ OPPO, Vivo và Xiaomi.
Huawei mất đường bành trướng ra toàn cầu, Xiaomi, OPPO và Vivo dĩ nhiên phải vươn lên để thế chỗ!
Quả thật là Huawei đã từng định làm như vậy. Trước đó, trong một thông cáo báo chí toàn cầu, Huawei khẳng định thương hiệu con Honor sẽ vươn lên vị trí số 4 toàn cầu, tức là đánh bật Xiaomi ra khỏi cái ghế hiện tại. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4, CEO mảng di động của Huawei là Richard Yu lớn tiếng chê OPPO và Vivo là các "công ty nhỏ, không đầu tư tiền bạc và chỉ biết sao chép".
Thật trớ trêu, vừa mạnh miệng xong thì Huawei đã bị nước Mỹ giáng cho một đòn đau: không bắt tay với các công ty Mỹ là coi như vĩnh biệt thị trường quốc tế. Mà nếu Huawei đã không thể bán smartphone ra quốc tế, ai sẽ vươn lên để thay thế Huawei đóng vai trò thách thức Apple và Samsung?
Dĩ nhiên là các công ty Trung Quốc khác. Khi Xiaomi khoe đầu tư 5 tỷ NDT vào chuỗi phân phối, OPPO cũng khoe 10 tỷ NDT đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm, Vivo khoe hàng tỷ USD đầu tư mở rộng nhà máy. Mới gần đây, cả OPPO và Xiaomi đều cùng vừa úp mở hé lộ về công nghệ camera đặt dưới màn hình. Sự đầu tư vượt bậc của các hãng này vào các mẫu cận-cao cấp như Mi 9 (nay đã có...4 phiên bản) và Reno là cực kỳ rõ ràng: từ chỗ ngồi chiếu dưới, các hãng Trung Quốc này muốn vươn lên ngồi chiếu trên!
Không cần đánh đã loại bỏ được một đối thủ quá mạnh.
Đau đớn thay cho Huawei, hãng này từng là tiên phong cho smartphone Trung Quốc lên chiếu trên, tự tin sẽ đánh bật Samsung khỏi vị trí ngôi vương làng smartphone, giờ đây phải tìm đường ngăn cản các "chiếu dưới" khác nổi loạn. Smartphone Huawei giờ sẽ phải đặt trọn số mệnh vào quê nhà Trung Quốc, vốn là thị trường đã liên tục suy giảm trong vòng khoảng 3 năm vừa qua. Mất thị trường quốc tế là mất một nửa doanh số ngay trong lúc người tiêu dùng vẫn đang đi tìm những chiếc smartphone giá dễ chịu cấu hình cao...
Có lẽ giờ điều Huawei cần nhất là nước Mỹ sẽ nhẹ tay, sau khi họ đạt được mục đích ban đầu. Có như vậy, Huawei mới có thể thực sự trở lại mạnh mẽ hơn.
Theo GenK
Đã có trạm 5G thử nghiệm đầu tiên chuẩn bị phủ sóng tại TP.HCM Sau Hà Nội, TP.HCM là địa phương tiếp theo trên cả nước được triển khai lắp đặt các trạm phát sóng 5G. Đây là bước tiến tiếp theo nhằm chuẩn bị cho việc thương mại hóa 5G tại Việt Nam. Theo thông tin từ Tập đoàn Viễn thông - Quân đội Viettel, đơn vị này vừa hoàn thành tích hợp hạ tầng mạng...