Hãng Trung Quốc chuẩn bị tung ra GPU hiệu năng ngang ngửa GTX 1080
Model GPU thuộc dòng JM9 của Jingjia Micro có thông số hiệu năng tương đương với GPU “hàng đỉnh” một thời của NVIDIA.
Jingjia Micro, một công ty của Trung Quốc, cho biết họ đang trong quá trình hoàn thiện hai mẫu GPU do hãng này tự thiết kế và sản xuất. Một trong số đó cho hiệu năng ngang ngửa với GTX 1080, GPU thuộc hàng đầu bảng của NVIDIA cách đây 5 năm.
Cụ thể, vào ngày 14/9 vừa qua, Jingjia Micro đưa ra thông báo cho biết GPU thế hệ mới mang tên gọi “JM9″ đã hoàn tất giai đoạn đóng gói chip. Dù vậy, nó vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa thể bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.
Thông thường, một mẫu GPU sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt khoảng 1 năm sau quá trình đóng gói chip. Vì vậy, nếu mọi việc suôn sẻ, GPU của Jingjia Micro sẽ có mặt trên thị trường sớm nhất vào khoảng giữa hoặc cuối năm 2022. Thực tế, mẫu GPU JM9 đã được Jingjia Micro lần đầu công bố từ năm 2019, nhưng sau đó đã gặp phải tình trạng trì trệ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Video đang HOT
Dòng JM9 của Jingjia Micro gồm mẫu hai GPU: JM9231 và JM9271. JM9231 là mẫu GPU “bình dân” với xung nhịp 1.5Ghz, bộ nhớ 8GB GDDR5 và giao thức PCIe Gen3 x16. Nó có thể đạt được mức hiệu năng 2 TFLOPS với công suất tiêu thụ 150W, được đánh giá là ngang ngửa so với mẫu GPU tầm trung GTX1050 của NVIDIA.
Trong khi đó, JM9271 là mẫu GPU cao cấp hơn. Nó có xung nhịp 1.8Ghz, bộ nhớ 16GB chuẩn HBM và hỗ trợ PCIe Gen4 x16. Mức hiệu năng của JM9271 là 8 TFLOPS, tương đương với mẫu GTX 1080.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là con số hiệu năng đơn thuần và không đồng nghĩa với việc những mẫu GPU của Jingjia Micro sẽ có thể chơi game tốt như NVIDIA. Bởi lẽ, JM9 không hỗ trợ những tập lệnh đồ hoạ phổ biến như DirectX hay Vulkan, nên khó có thể coi đây là dòng GPU dành cho game thủ.
Mặc dù không dành cho game thủ, nhưng do Jingjia Micro có mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc, vì vậy những mẫu GPU mà hãng này sắp sản xuất rất có thể sẽ được sử dụng cho một số công việc đặc thù, ví dụ như trên máy bay quân sự.
TSMC xây dựng nhà máy chip tiên tiến ở miền nam Đài Loan
Hoạt động này diễn ra song song với kế hoạch mở rộng sản xuất ra toàn cầu của TSMC để giải quyết vấn đề nguồn cung chất bán dẫn.
Hoạt động xây dựng cơ sở sản xuất mới của TSMC sẽ bắt đầu trong năm 2022
Theo Nikkei, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) đang tiến tới xây dựng một nhà máy tiên tiến ở miền nam Đài Loan, như một phần trong kế hoạch mở rộng trị giá 100 tỉ USD nhằm giải quyết tình trạng thiếu chip chưa từng có trên toàn cầu. Việc xây dựng cơ sở mới sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022. Những người quen thuộc với vấn đề cho biết, nhà máy sản xuất chip mới dự kiến sẽ đặt ở thành phố Cao Hùng. Đây là lần đầu tiên TSMC có mặt tại thành phố cảng công nghiệp. Một trong những nhà cung cấp hóa chất quan trọng của TSMC là Entegris cũng đang đầu tư với số vốn lớn nhất từ trước đến nay vào thành phố này.
Kế hoạch xây dựng nêu trên được đưa ra khi chính quyền Đài Loan tăng cường nỗ lực nhằm duy trì thêm nhiều năng lực sản xuất chip của TSMC trong nước. Đảm bảo một ngành công nghiệp bán dẫn cạnh tranh không chỉ quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan, mà còn mang ý nghĩa chiến lược và an ninh.
Theo các nguồn thạo tin, nhà máy mới sẽ sản xuất chip sử dụng công nghệ tiên tiến 7 nanomet và 6 nanomet, vốn đang được sử dụng để sản xuất bộ vi xử lý di động tiên tiến và bộ xử lý điện toán, đồ họa cho Nvidia, AMD và MediaTek. Hiện tại, công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất trong ngành là công nghệ 5 nanomet, được sử dụng để chế tạo bộ vi xử lý di động cho iPhone 12 của Apple và iPhone 13 sắp ra mắt.
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng gần đây cũng nhận được phê duyệt quy định cuối cùng để xây dựng nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất ở thành phố Tân Trúc, Đài Loan. Ngoài ra, TSMC đang hoàn tất các cuộc thảo luận cho nhà máy sản xuất chip đầu tiên ở Nhật Bản.
TSMC từng có kế hoạch đưa công nghệ sản xuất 7 nm đến thành phố Nam Kinh, Trung Quốc, để giải quyết nhu cầu địa phương ngày càng tăng. Tuy nhiên, bất ổn địa chính trị leo thang đã khiến TSMC phải suy nghĩ lại về kế hoạch đối với Trung Quốc, thay vào đó công ty tuyên bố sẽ chi 2,8 tỉ USD để mở rộng sản xuất công nghệ trưởng thành tại nước này cho các loại chip được sử dụng rộng rãi hơn.
TSMC không bình luận trực tiếp về kế hoạch nhà máy nội địa mới, nhưng nói với Nikkei rằng họ coi Đài Loan là trung tâm mở rộng chính của mình. "Chính quyền Đài Loan không muốn TSMC đi đâu cả", Arisa Liu, chuyên gia phân tích chất bán dẫn của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, nói.
Đầu tư của TSMC trong năm nay chiếm 20% tổng vốn đầu tư tư nhân của Đài Loan. Nó rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của hòn đảo, thuế và toàn bộ hệ sinh thái địa phương, cũng như việc làm trả lương cao. Chưa kể ngành công nghiệp chip hiện có tác động lớn đến an ninh quốc gia và có thể trở thành quân bài thương lượng quan trọng để Đài Loan có các cuộc đàm phán quốc tế tốt hơn. Đồng thời, nó cũng sẽ làm cho Đài Loan trở nên an toàn hơn vì không ai trên thế giới muốn "xây dựng nhà máy quan trọng ở những nơi có thể bị gián đoạn".
Các thành phố ở Đài Loan cũng quan tâm rất nhiều đến vấn đề thu hút đầu tư chip, vì nó mang lại cơ hội để phát triển nền kinh tế địa phương và tăng giá bất động sản. "Khoản đầu tư lớn vào chip xung quanh các công viên khoa học trọng điểm trên khắp Đài Loan đã trở thành bảo chứng cho việc tăng giá bất động sản. Mức tăng giá nhà ở tổng thể khoảng 10% từ năm ngoái đến năm nay, nhưng mức tăng giá trung bình có thể lên đến 20% nếu ở xung quanh công viên khoa học và nơi đầu tư của TSMC", Chen Jie-ming, giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn nhà ở UBHouse, cho biết.
Card đồ họa 'sốt' trở lại Giá card đồ họa tăng mạnh sau khi Bitcoin quay lại mốc 50.000 USD, khiến người dùng phổ thông không thể tiếp cận sản phẩm. Giá Bitcoin đã tăng 4,2% lên gần 50.440 USD trong phiên giao dịch sáng 23/8. Theo Bloomberg , đây là lần gần nhất trong vòng ba tháng Bitcoin lấy lại mốc trên 50.000 USD. Ngoài những người tham...