Hàng triệu trang web Mỹ sập bởi mã độc chia sẻ miễn phí
Một mã độc được chia sẻ miễn phí trên mạng được cho là nguyên nhân đang gây sập nhiều trang web lớn ở Mỹ, trong khi các chuyên gia chưa thể lần ra thủ phạm.
Sáng 21/10, một loạt trang web lớn tại Mỹ đã bị đánh sập bởi phương thức tấn công DDoS. Nhiều trang như Twitter, Netflix, Spotify, Reddit…, cùng hàng loạt khách hàng của nhà cung cấp tên miền Dyn, đã bị gián đoạn kết nối, vài trường hợp bị xóa trắng.
Nguyên nhân vụ việc đang được xác minh, nhưng nhiều nghi ngờ được chỉ đến hệ thống tự động (botnet) dựa trên Mirai, nhà báo chuyên về bảo mật Brian Krebs dẫn lời Flashpoint.
Giám đốc chiến lược của Dyn là Kyle Owen cũng xác nhận điều này, cho biết hàng chục triệu yêu cầu gây hại đã được gửi đến các địa chỉ IP của công ty, trong một “cuộc tấn công tinh vi và phức tạp”.
Vụ việc ảnh hưởng nghiêm trọng trên phạm vi toàn nước Mỹ. Ảnh: The Verge.
Mã độc này chiếm quyền điều khiển các thiết bị, biến chúng thành những cỗ máy tự động, bắt đầu gửi hàng loạt yêu cầu vô nghĩa đến các hệ thống nhằm giảm tốc độ và hướng đến việc đánh sập máy chủ.
Bằng cách tấn công vào đối tượng lớn như Dyn, kẻ giấu mặt đã đánh sập được hàng loạt trang web tiếng tăm. Dyn đã quản lý lại dịch vụ DNS của mình để hạn chế thêm thiệt hại. Trong lúc đó, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đang điều tra vụ việc bởi tính chất nghiêm trọng của nó với an ninh mạng xuyên suốt nước Mỹ.
Phần mềm Mirai được chia sẻ miễn phí trên Internet, do đó sẽ khó xác định kẻ đứng sau vụ việc. Một người dùng tên Anna-senpai từng đăng mã nguồn Mirai lên trang Hackerforums dùng tiếng Anh. Người này thừa nhận muốn rò rỉ mã nguồn trước khi các chuyên gia an ninh tìm ra cách đề phòng.
Video đang HOT
Trong lúc đó, hàng tá công ty Internet và hàng chục triệu người dùng đang chịu ảnh hưởng. Dyn tốn nhiều giờ để xoa dịu vấn đề. Họ vẫn đang tiếp tục khắc phục hậu quả sau đợt tấn công thứ hai khoảng 8 tiếng sau.
Theo CNBC, sẽ còn một đợt tấn công thứ 3 nhắm vào Dyn.
Lê Phát
Theo Zing
5 loại mã độc đáng sợ nhất trên Android
Shedun, Godless hay Hummingbad là những cái tên khiến nhiều người run sợ, từng hành hạ hàng loạt người dùng Android trên toàn thế giới.
Những năm vừa qua, hệ điều hành di động Android đã phát triển mạnh mẽ, tiếp cận đến hàng tỷ thiết bị đến từ hàng chục ngàn nhà sản xuất.
Cũng chính vì điều này đã khiến cho Android ngày càng dễ bị tổn thương với các ứng dụng độc hại. Dưới đây là 5 loại mã độc đáng sợ nhất trên Android hiện nay.
1. Shedun
Shedun là mã độc khét tiếng trên Android được phát hiện từ cuối năm 2015. Sau khi lây nhiễm vào máy, nó có khả năng tự động root thiết bị và tải về các quảng cáo.
Nhiều trường hợp, Shedun xuất hiện trong các ứng dụng hợp pháp trên Play Store khiến cho người dùng rất khó khăn để phòng tránh. Mã độc này cũng từng được cài đặt sẵn trên một vài thiết bị có xuất xứ Trung Quốc.
2. Godless
Godless được chèn vào các ứng dụng trên Play Store khiến cho khả năng người dùng vô tình cài đặt mã độc rất cao. Thậm chí khi đã xâm nhập vào 1 máy, mã độc có khả năng lây nhiễm sang máy khác nếu người dùng không cẩn thận.
Godless cũng có khả năng tự động root thiết bị mà không cần hỏi ý kiến của chủ nhân. Mã độc này xuất hiện trên các điện thoại và máy tính bảng chạy Android 5.1 trở xuống.
3. Ứng dụng giả mạo
Các ứng dụng nổi tiếng luôn là mục tiêu để kẻ xấu lợi dụng vào việc lừa đảo. Chúng tạo ra hàng loạt ứng dụng có tên và hình ảnh gần giống với ứng dụng gốc. Điều này khiến cho người dùng không thể phân biệt đâu là ứng dụng thật sự họ cần.
Trong số những ứng dụng giả mạo vô tác dụng, đôi khi còn kèm theo mã độc hết sức nguy hiểm. Điển hình nhất là ứng dụng hướng dẫn chơi Pokemon Go. Đã có hơn 500.000 thiết bị cài đặt ứng dụng này và cho phép quyền truy cập những thông tin nhạy cảm.
4. Hummingbad
Hummingbad là cái tên được nhắc đến nhiều nhất từ tháng 7/2016. Mã độc này có thể đánh cắp thông tin người dùng, tự động tải về ứng dụng mà không đưa ra thông báo nào đến người dùng. Hãng bảo mật Check Point cho biết Hummingbad đã lây lan trên 2 triệu thiết bị.
5. Gunpoder
Gunpoder được chèn vào ứng dụng giả lập một số tựa trò chơi của Nintendo và phát hành bên ngoài Play Store. Nhiều người dùng vẫn ưu thích các game "bốn nút" xưa cũ và tìm đến những ứng dụng trôi nổi trên web. Đây chính là cơ hội để Gunpoder lây nhiễm.
Loại bỏ chúng ra khỏi thiết bị của mình là điều không hề dễ dàng đối với người dùng phổ thông. Vì vậy cách tốt nhất là phải phòng tránh lây nhiễm bằng việc cẩn thận khi cài đặt ứng dụng.
Người dùng cần xem xét thật kĩ đánh giá về ứng dụng, kể cả ứng dụng từ Play Store, đồng thời hạn chế tối đa việc cài ứng dụng từ tập tin APK trôi nổi trên web.
Nguyễn Mai
Theo Zing
Cách khắc phục mã độc chiếm tài khoản Facebook Nếu không cẩn thận nhấp vào các liên kết chứa mã độc, người dùng Facebook rất dễ bị hack tài khoản cá nhân để sử dụng vào các mục đích không tốt. Người dùng Facebook có thể tự kiểm tra tài khoản của mình có bị hack thông qua chức năng theo dấu đăng nhập (Where You're Logged In) của Facebook. Tính năng...