Hàng triệu người phải làm lại thẻ ATM: Tiền trong tài khoản ra sao?
Đến 31/12/2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Trong thời gian chuyển đổi, tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ đảm bảo hoạt động thẻ diễn ra liên tục, ổn định, an toàn…
Chuyển đổi thẻ ATM bằng thẻ từ sang thẻ chip
Đó là nội dung Thông tư số 41/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016 của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thẻ ngân hàng.
Thông tư này bổ sung quy định tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, là Bộ Tiêu chuẩn cơ sở của Ngân hàng Nhà nước về các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa công nghệ chip tiếp xúc tại Việt Nam và yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa công nghệ chip không tiếp xúc tại Việt Nam.
Một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 41/2018/TT-NHNN là Ngân hàng Nhà nước đưa ra lộ trình cụ thể cho việc chuyển đổi toàn bộ thẻ ATM làm bằng thẻ từ sang thẻ chip (thẻ gắn vi mạch điện tử).
Lộ trình chuyển đổi toàn bộ thẻ ATM làm bằng thẻ từ sang thẻ chip được quy định như sau: Đến ngày 31/12/2019, ít nhất 35% ATM, 50% thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại điểm bán đang hoạt động phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Đến 31/12/2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Video đang HOT
Sắp có lộ trình chuyển hàng chục triệu thẻ ATM sang thẻ chip.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, trong thời gian chuyển đổi, tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ phải đảm bảo hoạt động thẻ diễn ra liên tục, ổn định, an toàn và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ thẻ.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 18/2.
Dùng thẻ chip để hạn chế mất tiền
Theo thống kê, hiện nay, cả nước có hơn 85 triệu thẻ ATM đang lưu hành. Thực hiện nội dung Thông tư số 41/2018/TT-NHNN, đến cuối năm 2019, hơn 25 triệu thẻ ATM sẽ phải hoàn tất việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc đẩy nhanh chuyển thẻ ATM sang công nghệ thẻ chip nhằm tăng bảo mật, hạn chế tình trạng người tiêu dùng bị mất tiền trong tài khoản là cần thiết. Bởi trong thời gian qua, nhiều vụ mất tiền trong tài khoản thẻ ATM trong khi thẻ vẫn nằm trong túi, nhất là vào ban đêm, liên tiếp xảy ra.
Mặc dù một số vụ mất tiền trong thẻ ATM là do chủ thẻ để lộ mật khẩu nhưng cũng không thể phủ nhận một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc mất tiền của khách là do chất lượng thẻ ATM. Hiện đa số thẻ ATM tại Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ từ, một công nghệ có tính an toàn không cao, dễ bị sao chép, đánh cắp dữ liệu làm thẻ giả, bị hack, rút tiền. Chỉ có một số loại thẻ thế hệ sau mới áp dụng công nghệ bảo mật bằng chip.
Trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện thay thế toàn bộ thẻ từ sang thẻ chip từ lâu với độ bảo mật, an toàn cao hơn nhiều.
Các chuyên gia dự báo, sau đợt chuyển đổi này, tổng số lượng thẻ ngân hàng của Việt Nam sẽ giảm vì hiện tại một người có cùng một lúc rất nhiều thẻ ngân hàng, thậm chí có thẻ để nhận tiền, thẻ để chuyển tiền, thẻ thanh toán quốc tế… được phát hành cùng một ngân hàng.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, nhận định trên Pháp luật TP.HCM để việc chuyển đổi suôn sẻ, NHNN cần hoàn thiện hành lang pháp lý cần thiết để cho thẻ chip được vận hành thông suốt. Ví dụ, cần có bộ tiêu chuẩn về thẻ chip và các ngân hàng dựa vào tiêu chuẩn chung đó để xây dựng lộ trình chuyển đổi, tránh tình trạng mỗi ngân hàng đưa ra một loại thẻ, sau đó phải đồng bộ lại mất rất nhiều thời gian và chi phí.
Ngoài ra, cần tăng tính kết nối và sử dụng chung nền tảng công nghệ giữa các ngân hàng với nhau. Bởi nếu mỗi một tổ chức phát hành thẻ trên một nền tảng công nghệ khác nhau sẽ gây lãng phí lớn. Hơn nữa một số thẻ ATM của ngân hàng nhỏ nhưng có thể dùng được trên nền tảng công nghệ của ngân hàng lớn.
Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, quan điểm của NHNN là bắt buộc chuyển đổi sang thẻ chip càng sớm càng tốt. Dù vậy, chi phí đầu tư cho quá trình chuyển đổi, hệ thống ATM, POS và thẻ ATM làm bằng chip là khá tốn kém nên NHNN sẽ linh hoạt lộ trình dựa trên điều kiện thực tế của từng ngân hàng thương mại.
Theo viet nam net
Sắp có thẻ ATM gắn chip đầu tiên ở Việt Nam
Hiện một số ngân hàng đang triển khai thí điểm ứng dụng Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa và dự kiến những chiếc thẻ ATM có gắn chip đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường vào quý I-2019.
Ngày 20-12, thông tin từ Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết đơn vị này đang phối hợp với 6 ngân hàng thương mại triển khai thí điểm ứng dụng Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa và dự kiến chính thức công bố phát hành ra thị trường những chiếc thẻ chip nội địa đầu tiên vào quý I-2019.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định công bố Bộ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Đây là lần đầu tiên ngành ngân hàng có một bộ tiêu chuẩn chung thống nhất về sản phẩm thẻ thanh toán, giúp các ngân hàng và các hãng sản xuất thẻ, thiết bị chấp nhận thẻ (POS) dễ triển khai, khách hàng có thể thanh toán đồng nhất trên hạ tầng thanh toán của toàn bộ ngân hàng thương mại.
Việc ban hành Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số lượng thẻ ATM từ thẻ từ sang thẻ chip có độ bảo mật cao hơn, ngăn ngừa tình trạng đánh cắp thông tin thẻ, mất tiền trong thẻ...
Dự kiến thị trường thẻ Việt Nam sẽ có dòng thẻ ATM có gắn chip đầu tiên vào quý I-2019.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối quý III-2018, cả nước có khoảng 101,3 triệu thẻ ngân hàng các loại, trong đó có hơn 85 triệu thẻ ATM (được làm bằng thẻ từ, có độ bảo mật kém hơn thẻ chip). Hiện các ngân hàng đang triển khai kế hoạch, lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Trưởng phòng phụ trách thẻ ATM, một ngân hàng thương mại lớn tại TP HCM cho biết có nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip mà ngân hàng đang phải tính toán như nâng cấp công nghệ, thay thế máy ATM, POS không đọc được thẻ chip, tính toán chi phí, lộ trình chuyển đổi hợp lý. Chi phí tối thiểu để phát hành thẻ chip khoảng 70.000 đồng/thẻ nên với lượng lớn thẻ ATM đang lưu hành trên thị trường sẽ là bài toán mỗi ngân hàng phải cân nhắc.
Thời gian qua, Napas đã ưu tiên nguồn lực triển khai các dự án hoàn thiện hạ tầng thanh toán quốc gia như xây dựng Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa, xây dựng hoàn thiện hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia ACH, phát triển dịch vụ thanh toán điện tử đa tiện ích, cũng như tăng cường an ninh, bảo mật cho các giao dịch điện tử của khách hàng.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới gần nhất, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực chỉ đạt 4,9%, trong khi tỉ lệ này ở Trung Quốc là 26,1%, còn Thái Lan là 59,7%. Dù vậy, trong năm 2018, các ngân hàng đã có mức tăng trưởng ấn tượng về lượng giao dịch điện tử xử lý qua hệ thống Napas với hơn 1,3 triệu giao dịch/ ngày, tăng 1,75 lần so với cùng kỳ năm trước. Thói quen của người dùng trong thanh toán đang dần thay đổi theo hướng tích cực.
Theo Báo Mới
Sai lầm cơ bản khiến bạn lộ thông tin cá nhân, mất tiền trong thẻ Số thẻ tín dụng có thể bị lộ do bản thân người dùng sơ suất, hoặc khả năng bảo mật kém từ những nhà cung cấp dịch vụ mua hàng online. Thời gian gần đây, các thông tin cá nhân được cho là của khách hàng FPT Shop và Thế Giới Di Động liên tục bị đăng tải lên diễn đàn r***.ms, nơi...