Hàng triệu lao động nữ bị giảm lương hưu
Từ 1.1.2018 sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu theo luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cách tính này sẽ khiến hàng triệu lao động nữ bị giảm lương hưu.
Đồ họa: Du Sơn.
Hụt 10% tiền lương
Theo quy định hiện hành, người lao động (NLĐ) đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 15 năm được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau khi đạt tỷ lệ 45%, cứ mỗi năm đóng BHXH, NLĐ nữ được tính thêm 3%, còn NLĐ nam được tính thêm 2%. Trong khi đó, từ ngày 1.1.2018 sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu tại khoản 2, điều 56, luật BHXH năm 2014.
Cụ thể, từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, NLĐ nữ được tính thêm 2%. Như vậy, NLĐ nữ đủ 55 tuổi nghỉ hưu, thay vì chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75% như trước, thì từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75%.
Đối với NLĐ nam, nghỉ hưu năm 2018 để được hưởng mức 45% phải đóng đủ 16 năm. Tức NLĐ nam nghỉ hưu trong năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2019 phải có đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018, chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho hay với cách tính trên, từ năm thứ 16 trở đi thay vì được cộng 3% như trước đây, NLĐ nữ chỉ được cộng 2%. Như vậy, NLĐ nữ sẽ bị hụt mất 10% tổng quỹ tiền lương hưu. “Mong muốn của chúng ta là đảm bảo sự công bằng, có đóng có hưởng, đóng cao hưởng cao, đóng thấp hưởng thấp. Trước đây, chúng ta đang ưu tiên NLĐ nữ, giờ chúng ta lại điều chỉnh mà không có lộ trình, nên đã tác động ngay đến lương hưu của phụ nữ. Những năm đầu NLĐ nữ chưa đóng BHXH đạt 30 năm, sẽ phải chịu thiệt lương khi nghỉ hưu”, ông Lợi nói.
Ông Phạm Lương Sơn, Phó giám đốc BHXH VN, thừa nhận với quy định này, ngay cả NLĐ có ngày sinh trong tháng 12, khi đã đủ 25 năm đóng BHXH đối với nữ và 30 năm đối với nam sẽ bắt đầu nghỉ hưu từ 1.1.2018, họ phải chịu cách tính tiền lương hưu từ năm 2018 là quá thiệt thòi. Nhiều người, chỉ sau 1 đêm thiệt 10% lương hưu!
Không công bằng và thiếu nhân văn với lao động nữ
Video đang HOT
Phó trưởng ban Quan hệ LĐ (Tổng liên đoàn LĐ VN) Lê Đình Quảng ước tính, có khoảng 50.000 NLĐ sẽ về hưu từ năm 2018. Trong đó, có 21.000 NLĐ nữ có số năm đóng BHXH dưới 30 năm. “Trong quan hệ lao động, phụ nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi, vừa phải làm việc nước, việc nhà, đảm đương thiên chức làm mẹ. Đến khi về hưu, luật quy định nam giới có lộ trình, còn nữ giới giảm “sốc”. Quy định này không công bằng và thiếu nhân văn, đặc biệt tác động đến NLĐ nữ có thời gian đóng BHXH dưới 25 năm, có thể bị giảm đến 10% lương hưu”.
PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động – Xã hội, thẳng thắn: “Việc cắt giảm tỷ lệ hưởng lương hưu đối với NLĐ nữ quá đột ngột là sự bất bình đẳng không thể chấp nhận được. Đối với NLĐ nữ trong khu vực hành chính, có biên chế hoặc hợp đồng dài hạn sẽ ít chịu tác động, nhưng với NLĐ khu vực ngoài nhà nước, ký hợp đồng ngắn hạn hoặc phải thường xuyên thay đổi chỗ làm việc sẽ chịu tác động nhiều nhất của chính sách này”.
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho biết tại thời điểm trình dự án luật BHXH sửa đổi năm 2014, Bộ LĐ-TB-XH đã trình phương án giãn lộ trình thay đổi cách tính lương hưu cho cả nam và nữ theo hướng giảm từ từ. Tuy nhiên, phương án giãn lộ trình cho nữ đã không được lựa chọn. “Rõ ràng khi nhìn vào thực tiễn, cách làm này không bình đẳng giữa nam và nữ. Nếu cần đi nhanh hơn có thể là 2 năm tăng 1%, giảm đột ngột như hiện nay, chắc chắn là gây “sốc” đối với NLĐ nữ”, ông Huân nói.
Bà Trần Thị Thúy Nga, nguyên Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), chia sẻ: “Những người làm chính sách lâu năm không bao giờ xây dựng luật có bước nhảy vọt. Chúng tôi đã nhìn thấy thiệt thòi cho phụ nữ và đã báo cáo Chính phủ, tiếc là không bảo vệ được quan điểm của mình”.
Kiến nghị giãn lộ trình giảm lương hưu
Chỉ còn 2 tháng nữa là quy định BHXH có hiệu lực, để khắc phục những tồn tại bất cập nêu trên, ông Phạm Minh Huân kiến nghị cần phải thực hiện giãn lộ trình trong thời gian từ 10 – 20 năm. Ông Lê Đình Quảng cho biết, Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn LĐ VN cũng đã yêu cầu Liên đoàn LĐ các địa phương báo cáo tình hình để có những đề xuất với các cấp có thẩm quyền xem xét, vừa đảm bảo thực thi chính sách pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. “Quan điểm cá nhân tôi là mong muốn Quốc hội xem xét sửa đổi điều 56 và 74 của luật BHXH. Tuy nhiên, việc sửa đổi cần có lộ trình, trong khi chúng ta chỉ còn 2 tháng nữa là thực hiện, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nữ, Quốc hội có thể ra nghị quyết giãn lộ trình thực hiện quy định trên”, ông Quảng nói.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, nhìn nhận: “Nam giới có quy định lộ trình thực hiện trong 5 năm thì nữ giới cũng kéo dài thực hiện lộ trình 5 năm hay 10 năm, để giảm sốc từ từ, đừng “phanh” bất ngờ dẫn đến phụ nữ cảm thấy hụt hẫng và thua thiệt. Điều này rất đáng để chúng ta kéo dài lộ trình thêm cho phụ nữ, để giảm bớt căng thẳng”. Tuy nhiên, theo ông Lợi đến thời điểm này chưa thấy cơ quan nào đề nghị với Bộ LĐ-TB-XH nghiên cứu để báo cáo Chính phủ đề xuất. Ông Lợi cho rằng nếu Chính phủ có đề xuất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội ra nghị quyết hoặc có lộ trình để kéo dài nhằm đảm bảo lương hưu cho NLĐ nữ.
Trước những bất cập trên, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết Bộ đang nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi cách tính lương hưu theo quy định tại điều 56, điều 74 luật BHXH để hài hòa khoảng cách về giới trong thụ hưởng chính sách BHXH. Đây vấn đề cần phải làm sớm, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ, có thể sửa đổi theo hướng thông qua một nghị quyết sửa đổi cách tính lương hưu.
Theo thống kê của BHXH VN, trong 4 năm trở lại đây, thời gian đóng BHXH bình quân của NLĐ nam là trên 32 năm, còn NLĐ nữ là 29 năm; có khoảng 68% số người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Với cách tính thay đổi trên có thể ảnh hưởng đến 32% số người nghỉ hưu (chủ yếu là NLĐ nghỉ hưu sớm).
Lương hưu chênh nhau 80 lần Chiều 31.10, trao đổi với báo chí tại hội nghị trực tuyến cung cấp thông tin định kỳ tháng 10, bà Đinh Thu Hiền, Phó trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH VN), cho biết hiện có 3.228 người có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng. Những người là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi nghỉ hưu nếu thấp hơn mức lương cơ sở sẽ được bù đủ 1,3 triệu đồng/tháng. Còn cán bộ xã không chuyên trách và những người tham gia BHXH tự nguyện không được bù thì sẽ phải chịu mức lương thực tế tính đóng.Bà Hiền cũng cho biết thêm, người hưởng mức lương hưu cao nhất hiện nay là NLĐ nam từng làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài ở TP.HCM. Người này có thời gian đóng tương đồng với cô giáo Trương Thị Lan (Hà Tĩnh) nhưng mức đóng lên tới 66 triệu đồng/tháng nên khi về hưu năm 2015 được hưởng mức lương hưu là 87 triệu đồng/tháng. Đến nay, sau 2 lần tăng lương, lương hưu của người này là hơn 100 triệu đồng, cao gấp 80 lần so với cô giáo Lan (lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng).
Theo Thu Hằng (Thanh niên)
35% lao động tự do muốn tham gia bảo hiểm xã hội
Tin vui này được đưa ra tại hội thảo "Một số vấn đề về việc làm và tiếp cận chính sách liên quan của lao động phi chính thức ở Việt Nam" trong ngày 6.10. Tuy nhiên, nhiều lao động cho biết vẫn chưa tiếp cận được với bảo hiểm xã hội (BHXH).
Lao động muốn điều chỉnh mức đóng
Trong buổi hội thảo, Viện Khoa học - Lao động và Xã hội đã công bố một nghiên cứu khảo sát lao động phi chính thức tại 2 tỉnh, thành là Hà Nội và Nghệ An. Bà Nguyễn Thu Nga - Giám đốc Trung tâm Nâng cao dân số, lao động việc làm (Viện Khoa học lao động và xã hội) - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, hầu hết lao động phi chính thức làm việc theo thỏa thuận, không có hợp đồng lao động.
Chỉ có 0,2% lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện (ảnh minh họa). Ảnh: Minh Nguyệt
"Hiện nay, mức đóng BHXH cũng linh hoạt, phù hợp với kinh tế của người lao động. Đặc biệt, lao động thuộc diện hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 30%, người cận nghèo được hỗ trợ 35% và đối tượng khác được hỗ trợ 10%. Mặc dù mức hỗ trợ này còn thấp nhưng là nỗ lực rất lớn của các cơ quan nhà nước nhằm giúp họ gia nhập thị trường BHXH". Bà Nguyễn Thị Hà -
Vụ Bảo hiểm xã hội
(Bộ LĐTBXH)
Phần lớn người lao động, cán bộ cho rằng, thủ tục tham gia BHXH là đơn giản thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thủ tục chất lượng dịch vụ, tư vấn chế độ của BHXH tự nguyện còn chưa tốt bằng các loại bảo hiểm khác... Có đến 35% người lao động phi chính thức muốn tham gia trong thời gian tới. Có 10% người lao động mong muốn điều chỉnh mức đóng, thời gian đóng hay tăng chế độ hưởng BHXH (không chỉ dừng 2 chế độ hưu trí, tử tuất...) như hiện nay.
Nhiều người kỳ vọng về mức đóng cao hơn gấp 3 lần, trung bình hơn 400.000 đồng/tháng (thay vì 154.000 đồng/tháng). Quan trọng nhất, khâu tuyên truyền chưa thuyết phục nên những lao động không hiểu chưa tham gia. Đặc biệt, có khoảng 56% lao động không tham gia BHXH kể cả khi có thay đổi về chính sách thực hiện. Nguyên nhân bởi họ có tuổi đời khá cao, không đủ thời gian đóng, cũng như các chế độ hưởng BHXH quá ít.
Trước thực trạng trên, nhóm nghiên cứu đưa khuyến nghị, thời gian tới Việt Nam nên tăng sự chuyển dịch cho lao động phi chính thức sang chính thức; thúc đẩy đào tạo nghề nhằm tự tạo việc làm gắn kết giữa đào tạo và tạo việc làm.
"Nên bổ sung thêm các chế độ của BHXH tự nguyện như thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Bên cạnh đó, đổi mới nâng cao chất lượng tiếp cận đối tượng trong việc thu - chi BHXH tự nguyện, học tập mô hình bảo hiểm thương mại" - bà Nga nói.
Tăng hỗ trợ cho lao động
Ông Phillippe Marcadent - Giám đốc Chương trình Việc làm phi chính thức của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng, cần có nhiều chính sách cùng tác động để chuyển dịch lao động phi chính thức. Muốn vậy, cần phải can thiệp đa chiều thúc đẩy chính thức hoá doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; tăng hỗ trợ cho lao động khi tham gia BHXH tự nguyện.
"Có quá nhiều rào cản để mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện trong nhóm lao động phi chính thức tại Việt Nam. Cần phải giải quyết được những vấn đề này nếu muốn lao động tham gia BHXH tự nguyện" - ông Marcadent nói.
Riêng lao động phi chính thức làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chuyên gia của ILO cũng cho rằng cần phải đưa lao động này vào diện bao phủ của pháp luật về lao động và an sinh xã hội. Tính toán các khoản thu phù hợp với hoàn cảnh của lao động nông nghiệp, nông thôn do tính chất công việc có thu nhập thấp và không thường xuyên nên tiền công lao động thấp.
Ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học lao động (Bộ LĐTBXH) thừa nhận thời gian qua dù có nhiều nỗ lực, hoàn thiện chính sách, cũng như thực hiện các tuyên bố về chuyển dịch lao động trong khu vực ASEAN nhưng quá trình chuyển dịch lao động ở Việt Nam còn chậm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ bao phủ BHXH ở Việt Nam chưa cao, trong đó có việc người lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện quá thấp.
Trước đó, công bố lao động phi chính thức năm 2017 tại Việt Nam được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, hơn 70% lao động Việt Nam làm việc ở lĩnh vực phi chính thức, nhưng chỉ 0,2% tham gia BHXH.
Theo Danviet
Lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần gia tăng là do bị sa thải? 9 tháng đầu năm, cả nước có gần 537.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo các chuyên gia, trong số các lao động nghỉ việc sớm có không ít người bị doanh nghiệp sa thải sớm, kể cả những lao động chưa đến 35 tuổi. Thực tế đau xót này được ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường...