Hàng triệu hình chụp bằng bẫy ảnh được mở cho người dùng Internet
Website mới cho phép bất cứ ai trên thế giới đều có thể tiếp cận kho ảnh động vật hoang dã lên đến hàng triệu tấm được chụp bằng bẫy ảnh.
Bức ảnh này, cho thấy một con báo đốm trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Nouragues ở Guiana thuộc Pháp, nằm trong kho ảnh của Wildlife Insights, dữ liệu bẫy ảnh lớn nhất thế giới hiện nay với 4,5 triệu tấm, theo CNN.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thường sử dụng bẫy ảnh để bí mật ghi lại hình ảnh cuộc sống đời thường của các loài động vật. Ảnh trên chụp một con hổ ở Vườn quốc gia Bardia, Nepal.
Các máy ảnh đứng yên này có một cảm biến được kích hoạt bởi nhiệt độ hoặc chuyển động, cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi loài vật mà không làm phiền chúng. Ảnh trên chụp các con vật bên một vũng nước tại Zambezi, Namibia.
Các bẫy ảnh có thể được triển khai trong nhiều tháng, đôi khi chụp được hàng trăm nghìn hình ảnh, theo ông Jorge Ahumada, nhà khoa học thuộc tổ chức phi lợi nhuận về môi trường Conservation International. Trong ảnh là một con sư tử đực tại Vùng Zambezi, Namibia.
Song những hình ảnh này, và thông tin có giá trị mà chúng tiết lộ, thường chỉ nằm trên ổ cứng của các nhà nghiên cứu, người khác không thể tiếp cận. Trong ảnh là một con linh cẩu tại Zambezi, Namibia.
Video đang HOT
Vì vậy, ông Ahumada bắt đầu tạo ra một nền tảng trực tuyến nơi các nhà nghiên cứu có thể chia sẻ ảnh của họ và Wildlife Insights ra đời vào tháng 12/2019. Ảnh chụp một con linh ngưu, biểu tượng quốc gia của Bhutan.
Được hỗ trợ bởi Quỹ Thiên nhiên hoang dã Thế giới (WWF), cùng một số bên khác, mục đích của Wildlife Insights là khuyến khích sự hợp tác giữa các nhà sinh vật học và các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, và đưa tư liệu từ bẫy ảnh lên hàng đầu trong các nỗ lực bảo tồn. Trong hình là hai con marmot, một loài sóc, ở Akesai, Trung Quốc.
Bên cạnh việc cho phép các nhà nghiên cứu khác tiếp cận kho ảnh, website sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) do Google thiết kế để khắc phục một vấn đề quan trọng với các loại ảnh này: bẫy ảnh tạo ra hằng hà sa số bức ảnh để phân tích thủ công. Trong hình là một con lợn rừng ở Trongsa, Bhutan.
Ông Ahumada cho biết nhiều ảnh trong số đó cho biết là ảnh trống, khi máy ảnh được kích hoạt bởi môi trường xung quanh chứ không phải bởi động vật. Sắp xếp thủ công và xóa những bức ảnh này là một công việc tốn nhiều công sức. Trong hình là một con thú ăn kiến ở Manaus, Brazil.
Để giải quyết vấn đề đó, sau khi ai đó tải băng ghi hình lên cơ sở dữ liệu của Wildlife Insights, AI sẽ xác minh xem hình ảnh có được lấy từ bẫy ảnh hay không và tự động xóa tất cả ảnh trống. Nếu có một con vật trong ảnh, AI sẽ xác định loài. Trong ảnh là một con báo ở Zambezi, Namibia.
Hiện tại, AI nhận ra khoảng 450 loài động vật. Ông Ahumada cho biết cón số này sẽ tăng theo thời gian khi có thêm nhiều cảnh quay được thu thập từ khắp nơi trên thế giới. Trong ảnh là một con đười ươi Borneo ở Indonesia.
Ông cho biết mô hình AI có độ chính xác 80-95% cho khoảng 100 loài phổ biến. “Đối với những hình ảnh bị xác định sai bởi AI, người ta có thể truy cập và sửa lại chính xác”, ông Ahumada, giám đốc điều hành của nền tảng, nói. Trong ảnh, một con mèo gấm ocelot tiến lại gần bẫy ảnh.
“Độ chính xác của những hình ảnh đó sẽ tăng theo thời gian khi thu thập được nhiều dữ liệu hơn”, ông nói thêm. Đội ngũ của ông hy vọng AI sẽ tiết kiệm thời gian cho các nhà nghiên cứu và làm cho các chương trình bảo tồn hiệu quả hơn. Ảnh trên chụp những con hươu cao cổ ở Zambezi, Namibia.
Cùng với việc thu thập và xem xét hình ảnh, nền tảng sẽ đưa ra phân tích có thể tiết lộ xu hướng của các quần thể động vật cho các dự án khác nhau. Thông tin đó có thể giúp các nhà nghiên cứu biết được một loài đang tăng hay giảm về số lượng cá thể. Ảnh trên chụp một con khỉ macaca ở Vườn quốc gia Bukit Barisan Selatan ở Indonesia.
Wildlife Insights cuối cùng có thể tổng hợp các cảnh quay từ mỗi bẫy để cung cấp số liệu thống kê và xu hướng theo thời gian thực về tình trạng của các quần thể động vật trên khắp thế giới. Trong ảnh là một gia đình voọc xám.
Wildlife Insights vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và mặc dù bất kỳ ai cũng có thể truy cập hình ảnh, hiện chỉ có các đối tác được chọn mới có thể tải ảnh lên. Song kế hoạch cuối cùng là mở kho dữ liệu cho bất kỳ ai. Ảnh trên chụp loài voi châu Phi.
Tuy nhiên, dù là nền tảng truy cập mở, Wildlife Insights đã thực hiện các bước để đảm bảo thông tin này không bị trao cho nhầm đối tượng. Trong ảnh là một con heo vòi ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Trung Suriname.
Theo Zing
30.000 người dùng internet tại Singapore và châu Á có nguy cơ mất an toàn dữ liệu
Hãng bảo mật Kaspersky đã theo dõi tin tức về sự cố vi phạm dữ liệu trên "Get" - một ứng dụng cung cấp thông tin và bán vé sự kiện - có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn người dùng ở Singapore và một số khu vực ở APAC, cũng như Ấn Độ, Hồng Kông, và Úc.
Một ứng dụng phổ biến chuyên bán và thanh toán vé sự kiện dành cho sinh viên trên khắp châu Á, được hỗ trợ bởi quỹ đầu tư mạo hiểm của Temasek - Công ty đầu tư nhà nước Singapore đã bị vi phạm dữ liệu lần thứ hai, có khả năng tiết lộ thông tin cá nhân của hơn 30.000 người dùng.
Ứng dụng đặt vé dành cho sinh viên của Singapore bị rò rỉ dữ liệu. Ảnh: Unsplash
Về sự cố này, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á Yeo Siang Tiong chia sẻ: "Với sự tăng trưởng theo cấp số nhân của thương mại điện tử trong khu vực, sự cố vi phạm dữ liệu mới nhất này sẽ không phải là sự cố cuối cùng. Điều quan trọng là chúng ta cần chủ động nâng cao nhận thức về bảo mật dữ liệu.
Theo báo cáo bảo mật toàn cầu mới nhất của Kaspersky, 53,6% người tham gia khảo sát tại châu Á - Thái Bình Dương cho biết dữ liệu riêng tư của họ đã bị truy cập bởi một người khác mà không có sự đồng ý của họ. Đây là thách thức bảo mật mà rất nhiều người dùng internet đối mặt hết này đến lần khác."
Cũng theo ông Yeo Siang Tiong, người dùng có thể giảm thiểu rủi ro bị vi phạm dữ liệu bằng cách hạn chế quyền truy cập với bên thứ ba, hoặc chỉ cho phép khi điều đó thực sự cần thiết.
Ví dụ: mặc dù người dùng phải đăng ký thông tin cần thiết trong quá trình sử dụng ứng dụng bán vé và thanh toán, họ nên cẩn trọng khi đăng ký bất kỳ chương trình khuyến mãi nào được cung cấp bởi các nhà quảng cáo bên thứ ba vì nguồn gốc của quảng cáo có thể không rõ ràng. Luôn cân nhắc kỹ càng, đặc biệt là khi giải quyết các vấn đề tài chính trên ứng dụng di động. Ngoài ra, người dùng nên dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ với số dư tài khoản được đặt hạn mức thấp hơn để sử dụng trực tuyến.
Ngoài ra, sự cố này cũng cho thấy sự cần thiết của các tổ chức, bất kể lớn hay nhỏ, về sự cấp bách khi xử lý các vi phạm dữ liệu. Dù dữ liệu bị đánh cắp có bản chất tài chính hay cá nhân, chúng luôn có thể bị thao túng để gây tổn thất tài chính hoặc danh tiếng của cá nhân hay doanh nghiệp.
"Do đó, trang bị giao thức phản ứng sự cố thích hợp là rất quan trọng. Thay vì thực hiện phản ứng sau khi đã xảy ra, chúng ta nên triển khai các công cụ bảo mật để đánh giá các dấu hiệu của một cuộc tấn công trước khi nó leo thang hoặc xảy ra lần nữa", ông Yeo Siang Tiong nói.
Theo công luận
Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm Wikipedia Website bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia đã trở lại Thổ Nhĩ Kỳ sau gần 3 năm bị chặn. Theo Bloomberg, một cơ quan Internet thuộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm Wikipedia sau khi Tòa án cho rằng lệnh cấm này vi phạm tự do ngôn luận. Website công báo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ...