Hàng triệu điện thoại Xiaomi có thể bị hack từ xa
Các smartphone của Xiaomi có thể bị các hacker đột nhập và chiếm quyền điều khiển cấp độ hệ thống do một lỗi bảo mật nguy hiểm vừa được phát hiện.
The Hacker News mới đây cho biết, đã xuất hiện một lỗ hổng nguy hiểm trong quá trình thực thi code từ xa (RCE) cho phép hacker xâm nhập và kiểm soát toàn bộ các điện thoại Xiaomi.
David Kaplan, nhà nghiên cứu của IBM X-Force, chính là người khám phá ra lỗ hổng này. Nó tồn tại trong các phiên bản MIUI trước phiên bản Global Stable 7.2 dựa trên Android 6.0.
Hacker có thể lợi dụng việc truy cập mạng tại nơi công cộng như Wi-Fi tại các quán cafe để lây lan, cài đặt phần mềm độc hại từ xa. Các nhà nghiên cứu tìm thấy một số ứng dụng trong gói phân tích của MIUI có thể bị lạm dụng để cung cấp thông tin cập nhật ROM chứa mã độc.
Xiaomi là hãng điện thoại lớn thứ ba thế giới. Ảnh: Deccanchronicle.
“Lỗ hổng mà chúng tôi phát hiện cho phép hacker triển khai cuộc tấn công MITI nhằm thực thi các code tùy ý giống như tài khoản Android có quyền cao nhất”, các nhà nghiên cứu phân tích.
Video đang HOT
Các gói phân tích dễ bị tổn thương tồn tại trong ít nhất bốn ứng dụng mặc định được Xiaomi cài sẵn trong hệ điều hành MIUI.
Hacker có thể lợi dụng lỗ hổng để thêm vào một phản ứng JSON nhằm kích hoạt tải về một bản cập nhật với đường link giả, chứa mã độc được thực hiện ở cấp độ hệ thống, cấp độ có quyền cao nhất trên các thiết bị Android.
Xiaomi là hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới với hơn 70 triệu thiết bị xuất xưởng chỉ riêng trong năm ngoái.
Để vá lại lỗ hổng này, người dùng thiết bị Xiaomi cần cập nhật phiên bản MIUI Global Stable 7.2.
Đại Việt
Theo Zing
Hacker kiếm hàng trăm nghìn USD nhờ săn lỗi bảo mật
Khác với những hạcker "mũ đen" chuyên đột nhập vào các hệ thống tài chính để trộm tiền, hacker "mũ trắng" làm giàu nhờ nghề tìm ra các lỗi bảo mật nghiêm trọng.
"Tôi biết có anh chàng đang thực hiện mục tiêu kiếm 500.000 USD trong năm nay. Anh ấy hoàn toàn có thể làm được" Jobert Abma, đồng sáng lập công ty startup HackerOne, nói với Business Insider.
Jobert Abma hiện 25 tuổi, đồng sáng lập HackerOne. Abma và bạn thân, Michiel Prins đã cùng nhau xâm nhập các hệ thống máy tính từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi học tại đại học Henz ở Hà Lan, Abma và Prins đã phát hiện ra lỗ hổng trong phần mềm quản lý điểm số của sinh viên và ngay lập tức cả 2 đã được nhà trường thuê với công việc tìm ra những lỗ hổng mới trong phần mềm để khắc phục.
Jobert Abma, đồng sáng lập công ty chuyên săn tiền thưởng bằng nghề hack tại Mỹ. Ảnh: BusinessInsider.
"Chúng tôi kiếm được nhiều tiền từ hợp đồng làm việc với nhà trường và có tiền trả học phí. Chúng tôi vừa đi học và vừa làm việc tại trường đại học của mình", Abma chia sẻ.
Được sự ủng hộ từ gia đình, Jobert Abma và Michiel Prins thành lập công ty của riêng mình. Cả hai thường xâm nhập vào hệ thống của khách hàng để chỉ cho họ thấy lỗ hổng bảo mật. Từ đó đưa ra những giải pháp và giúp khách hàng giải quyết vấn đề. Từ đó, công ty này nhận được nhiều hợp đồng từ các ngân hàng, công ty bảo hiểm lớn.
"Thời gian đó thật hào hứng, chúng tôi chỉ 20 tuổi nhưng đã kiếm được gần 10.000 USD mỗi tuần, đó là khoản tiền rất lớn đối với sinh viên đại học"Abma nói.
Sau đó, Abma và Prins đã tìm đến San Francisco, cùng với Merijn Terheggen và Alex Rice - cựu trưởng phòng An ninh bảo mật ở Facebook. Bộ tứ này cùng sáng lập nên HackerOne. Đây là website mà các công ty có thể yêu cầu các hacker tấn công vào mình để tìm các lỗ hổng an ninh và trả phí dựa trên mức độ nghiêm trọng được phát hiện.
Theo Business Insider, ý tưởng của HackerOne là treo thưởng cho mỗi lỗ hổng để các "hacker mũ trắng" có thể tìm ra những lỗ hổng đó trước khi các "hacker mũ đen" tìm ra.
Trước khi có HackerOne, ý tưởng này cũng được rất nhiều công ty công nghệ như Facebook, Google, Microsoft, Yahoo, ... áp dụng để phát hiện ra lỗ hổng và vá chúng.
Từ khi thành lập vào năm 2012, HackerOne đã giúp phát hiện 21.000 lỗi bảo mật khác nhau và tiền thưởng thu được lên tới 7 triệu USD vào thời điểm đó.
Các hacker của HackerOne chỉ tốn khoản 12 tuần để kiếm ít nhất 1 triệu USD tiền thưởng từ việc săn "bug" trong các phần mềm. Riêng với Jobert Abma, số liệu thống kê cho thấy trung bình anh kiếm được 4.000 USD với mỗi bug tìm được và tiền thưởng lớn nhất anh từng được nhận là 30.000 USD.
Tuy nhiên theo Abma, việc làm hacker săn tiền thưởng chỉ là nghề tay trái để có thêm thu nhập của các lập trình viên hay kỹ sư phần mềm. Công việc này đã mang lại cho anh 80.000 USD trong 8 tháng qua.
Việc phát hiện được lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng có thể mang lại số tiền rất lớn. Goolge từng thưởng tới 20.000 USD cho những lổ hổng bảo mật dạng này. Abma cho biết đã đặt ra mục tiêu kiếm được 100.000 USD (gần 2,2 tỷ đồng) trong năm nay.
Hoàng Vinh
Theo Zing
vBulletin.com bị hack sạch cơ sở dữ liệu Cuộc tấn công chớp nhoáng của một hacker "mũ đen" (blackhat) vào vBulletin.com rạng sáng 1/11, đánh cắp cơ sở dữ liệu, dữ liệu bản quyền và để lại "cửa sau" (shell) trên máy chủ. Rạng sáng ngày 1/11, một hacker "mũ đen" (blackhat) bí danh Coldzer0 đã tấn công vào website vBulletin.com - công ty bán phần mềm diễn đàn vBulletin có...