Hàng triệu ảnh từ webcam của người dùng Yahoo bị xem lén
Chính trị gia và các tổ chức nhân quyền đang tỏ ra rất giận dữ trước việc cơ quan gián điệp GCHQ của Anh đã can thiệp và thu thập ảnh webcam của hàng triệu người mà không hề thông báo cho họ biết. Cơ quan tình báo NSA của Mỹ cũng có liên quan đến vụ việc này.
Dữ liệu từ năm 2008 đến 2010 của GCHQ cho thấy một chương trình giám sát có tên Optic Nerve đã thu thập ảnh webcam của một lượng lớn người dùng Yahoo và lưu vào cơ sở dữ liệu của cơ quan này. Bất kể ai, không nhất thiết là cá nhân đang bị tình báo giám sát, cũng có thể là nạn nhân.
Trong vòng 6 tháng trong năm 2008, cơ quan này đã thu thập ảnh webcam, trong đó có một lượng lớn ảnh có nội dung người lớn từ 1,8 triệu người dùng Yahoo trên toàn cầu. Thành viên quốc hội anh, ông Davis Davis cho biết: “Chúng tôi giờ mới biết rằng hàng triệu tài khoản Yahoo đang bị ghi hình qua webcam mà không được thông báo, sau đó các bức ảnh sẽ được lưu trữ bởi GCHQ và NSA. Thành thật mà nói, điều này thật đáng sợ hãi”.
Davis cho rằng các cơ quan tình báo hoàn toàn có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào để nhắm vào các nghi phạm khủng bố, bắt cóc và các hành vi phạm tội nghiêm trọng khác, song tính không phân biệt của Optic Nerve lại rất đáng báo động. Ông cho biết: “Hoàn toàn không nên sử dụng kiểu giám sát có quy mô tới cả những công dân bình thường”.
Thành viên quốc hội Anh Julian Hupper cho biết, ông hoàn toàn bị sốc trước thông tin bị hé lộ này. “Đây là một sự xâm phạm quyền riêng tư rất rõ ràng, tôi không thể tưởng tượng ra lời biện minh nào”.
Video đang HOT
Các tài liệu về Optic Nerve được cung cấp bởi cựu nhân viên NSA Edward Snowden. Theo đó, chương trình này được thử nghiệm vào năm 2008 và vẫn hoạt động trong năm 2012. GCHQ đã cố gắng không cho nhân viên tiếp cận với các bức ảnh người lớn mà Optic Nerve ăn trộm được dù không đả động đến quyền riêng tư khi tiến hành lưu trữ chúng.
Hệ thống này được phát triển để thử nghiệm cho công nghệ nhận dạng khuôn mặt tự động để giám sát các đối tượng của GCHQ và nhận dạng các đối tượng mới. Nick Pickles, giám đốc tổ chức vận động quyền tự do công dân Big Brother cho rằng can thiệp và chụp ảnh hàng triệu người đang chat qua webcam là “sợ hãi nhất có thể”.
“Chúng ta có CCTV ngoài đường và giờ chúng ta có cả GCHQ ở nhà. Đúng là các dịch vụ an ninh có thể nhắm vào các đối tượng nhất định và can thiệp vào hành vi giao tiếp của họ, chứ không phải là hàng triệu người. Đây là sự xâm phạm không phân biệt và quá đáng đối với quyền riêng tư của mọi người”.
Pickles cũng cho rằng đây là một ví dụ nữa cho thấy các công cụ giám sát phù hợp với luật pháp của các tổ chức an ninh đã thất bại trong việc đuổi kịp sự tiến bộ của công nghệ. “Càng này càng rõ ràng hơn rằng pháp luật không thể đuổi kịp được công nghệ, và chúng ta cần khẩn trương nhìn nhận lại các quy định về giám sát và theo dõi. Càng ngày càng có nhiều người mua các thiết bị có camera hơn, từ Xbox Kinect cho tới laptop và Smart TV, chúng ta cần bảo đảm rằng luật pháp không cho phép hành vi xâm nhập thường xuyên mà không làm dấy lên nghi ngờ gì về hành động sai trái này”.
Carly Nyst, giám đốc pháp lý của Privacy International cho biết vụ việc lần này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các xã hội dân chủ trong việc giới hạn quyền hạn của các tổ chức tình báo.
“Giờ đây chúng ta phát hiện ra rằng, chúng ta sử dụng công nghệ để giao tiếp với bạn bè, gia đình và người thân đồng nghĩa với việc các thông tin riêng tư của chúng ta có thể được chia sẻ với cả GCHQ cũng như các cơ quan tình báo khác. Làm thế nào hành vi thu thập và lưu trữ những giây phút riêng tư thân mật lại có thể giúp đảm bảo an ninh quốc gia?”
Alex Adbo đến từ Liên hiệp Quyền tự do Công dân Mỹ miêu tả thông tin vừa được tiết lộ là “thực sự gây sốc”: “Nó cho thấy sự quan trọng của cuộc tranh luận về quyền riêng tư đang diễn ra và cả chính sách cải tổ đang được xem xét. Ở một thế giới mà các công cụ giám sát không gặp rào cản về công nghệ cũng như pháp lý nào, mục đích của các cơ quan giám sát của chính phủ phải được quyết định bởi công chúng chứ không phải các cơ quan gián điệp bí mật”.
Theo The Guardian
Samsung bị nghi "xem lén" người dùng qua tính năng Context
Samsung có thể đang quan tâm đến việc thu thập dữ liệu người dùng từ các thiết bị của hãng, một phần của dịch vụ "Context" sẽ cho phép các dịch vụ của bên thứ ba cung cấp tính năng nhắm mục tiêu đến một người sử dụng điện thoại di động và thu thập thông tin về những gì người đó thích, trang tin The Information cho biết.
Không giống như Google và Facebook, thu thập nhiều dữ liệu người dùng để cung cấp quảng cáo tốt hơn, phù hợp hơn đến với khách hàng của họ, Samsung có thể sử dụng các tính năng Context (một lớp cơ bản chứa hầu hết thông tin về môi trường ứng dụng của android) trên thiết bị di động để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Samsung sẽ thu thập "người dùng thuộc loại người như thế nào, họ sử dụng những ứng dụng gì, và những dữ liệu cảm biến điện thoại của họ nhận được". Tuy nhiên, chưa rõ ràng liệu một dịch vụ như vậy có được khởi động, khi mà nó rõ ràng đã bị trì hoãn bởi vấn đề mà theo The Verge gọi là "những bất đồng về việc liệu nó sẽ thực sự giúp Samsung bán được nhiều điện thoại thông minh hơn".
The Information cũng đã xác nhận một thông tin trước đó rằng, Google không hài lòng với các tùy biến trên Android hiện tại của Samsung, tiết lộ một chi tiết chưa biết về cuộc đàm phán của họ. Thực tế thì hai gã khổng lồ công nghệ đã gặp về vấn đề này một ngày trước khi thương vụ Motorola bị mua lại bởi Lenovo được chính thức thực hiện.
Chưa thể nói trước bối cảnh trong tương lai của Samsung sẽ ra sao, và liệu hãng sẽ có những động thái nào đối với quan hệ đối tác với Google. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên ngạc nhiên khi có thông tin rằng có một gã khổng lồ muốn biết thêm chi tiết về khách hàng của mình. Chỉ có điều, việc thu thập thông tin khách hàng thông qua Context của Samsung lại là một sự mâu thuẫn, khi mà mẫu Galaxy S5 đang được hãng phát triển được cho là sẽ cung cấp tính năng bảo mật tốt hơn.
Theo BGR
Mỹ vẫn do thám quan chức cấp cao Đức Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) vẫn tiếp tục hoạt động do thám các quan chức cấp cao chính phủ Đức mặc cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó ra lệnh cho NSA ngừng nghe lén điện thoại Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh minh họa NSA nghe lén điện thoại Thủ tướng Đức Angela Merkel - Ảnh: Reuters Cựu...