Hàng trăm viên sỏi trong túi mật của người phụ nữ
Sau 5 ngày sốt, đau tức vùng hạ sườn phải, người phụ nữ nhập viện và được bác sĩ phát hiện một túi mật đầy sỏi lớn nhỏ.
Bác sĩ Hà Quốc Toản, khoa Ngoại tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), cho biết vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt túi mật cho bệnh nhân nữ 54 tuổi, trú tại xã Minh Tân (Cẩm Khê, Phú Thọ). Túi mật được lấy ra có chứa hàng trăm viên sỏi lớn nhỏ màu vàng óng.
“Đây là ca phẫu thuật có số lượng sỏi nhiều nhất được thực hiện tại trung tâm”, bác sĩ Toản nói.
Theo lời kể của bệnh nhân, bà có tiền sử sỏi túi mật nhiều năm, điều trị viêm túi mật nhiều lần và có chỉ định cắt túi mật. Tuy nhiên, bệnh nhân chưa sắp xếp được thời gian để phẫu thuật. 5 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân sốt nóng, đau tức vùng hạ sườn phải nên nhập viện điều trị.
Lượng sỏi được lấy ra từ túi mật của bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Sau khi được các bác sĩ giải thích, phải tiến hành phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ nguyên nhân gây viêm, bệnh nhân đồng ý thực hiện phẫu thuật.
Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân tiến triển tốt và được xuất viện.
Sỏi túi mật là tình trạng lắng đọng sắc tố mật, hình thành nên bùn mật hoặc viên sỏi trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật. Đây là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất ở các nước nhiệt đới.
Bệnh nhân bị sỏi túi mật có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như viêm tụy cấp do sỏi, chảy máu đường mật, viêm mủ đường mật và áp xe gan mật, sốc nhiễm khuẩn đường mật. Khi gặp những biến chứng cấp tính này, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có khả năng tử vong rất cao.
Phẫu thuật lấy hơn 50 viên sỏi ở túi mật bệnh nhân
Bệnh nhân đến khám với triệu chứng đau bụng thượng vị, quanh rốn, mặc dù đã điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm.
Sau quá trình thăm khám và thực hiện siêu âm ổ bụng, các bác sĩ phát hiện trong túi mật chứa số lượng lớn sỏi.
Bệnh nhân Đ.A.N. (sinh năm 1996, ngụ Thủ Đức, Tp.HCM) đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark Đồng Nai với triệu chứng đau bụng thượng vị, quanh rốn, mặc dù đã điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm vì được chẩn đoán viêm dạ dày .
Sau quá trình thăm khám, và thực hiện siêu âm ổ bụng các bác sĩ phát hiện trong túi mật chứa số lượng lớn sỏi. Sau khi được tư vấn kỹ càng, người bệnh được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật.
BS CKI Lê Văn Cường, BS CKI Lâm Kim Ngân (chuyên khoa ngoại tổng quát) và ê-kíp thực hiện phẫu thuật lấy ra túi mật chứa hơn 50 viên sỏi.
Sau phẫu thuật sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện ngay trong ngày.
BS CKI Lê Văn Cường cho biết: Bệnh lý sỏi mật dễ bị nhầm với bệnh lý dạ dày vì vị trí đau gần giống nhau. Do vậy khi điều trị viêm dạ dày mà ko hiệu quả cần kiểm tra kĩ bệnh lý sỏi mật . Sỏi túi mật đơn thuần ko gây đau có thể theo dõi chưa cần can thiệp phẫu thuật.
Nhưng nếu sỏi túi mật gây đau hoặc sỏi túi mật có kèm theo Polype túi mật, túi mật 2 ngăn, u cơ tuyến túi mật,... thì có chỉ định can thiệp phẫu thuật cắt túi mật.
Trường hợp nếu để lâu có thể dẫn đến viêm túi mật cấp, viêm túi mật hoại tử, áp xe túi mật hoặc viêm phúc mạc mật có thể nguy hiểm đến tính mạng".
BS CKI Lâm Kim Ngân - Chuyên khoa Ngoại tổng quát, bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark chia sẻ: "Sự trẻ hóa của bệnh sỏi túi mật ngày càng tăng lên, do nhiều yếu tố liên quan đến lối sống và chế độ ăn uống. Tình trạng ăn uống không cân đối, đặc biệt là tiêu thụ quá nhiều chất béo và cholesterol, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sỏi. Ngoài ra, yếu tố di truyền và các vấn đề về rối loạn chuyển hóa cũng có thể dẫn đến sỏi túi mật ở những người trẻ tuổi.
Các rối loạn này làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, trong khi chế độ ăn thiếu chất xơ và rau xanh cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Việc sử dụng thuốc tránh thai cũng được ghi nhận là làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật ở phụ nữ trẻ".
Để phòng tránh các bệnh lý về túi mật và các bệnh về ổ bụng khác, mọi người nên: Khám sức khỏe định kỳ mỗi 4-6 tháng/lần, đặc biệt là siêu âm bụng để phát hiện sớm.
Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế chất béo và cholesterol. Vận động thường xuyên để giảm nguy cơ hình thành sỏi túi mật.
Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả, tránh được các biến chứng nghiêm trọng và giảm thiểu chi phí điều trị.
Dấu hiệu của viêm túi mật theo từng giai đoạn Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến thủng túi mật. Theo các nghiên cứu, nguyên nhân chính gây ra viêm túi mật là do sỏi mật bị kẹt trong ống dẫn từ túi mật đến ruột. Khi sỏi bị kẹt lại ở cổ túi mật, vi...