Hàng trăm tỷ USD có thể chảy khỏi các nhà băng Thụy Sỹ
Từng là thiên đường trú ẩn cho những khoản thu nhập mờ ám, các ngân hàng Thụy Sỹ nay sẽ buộc phải công bố thông tin với cơ quan chức năng để ngăn chặn nạn trốn thuế. Việc này khiến họ có nguy cơ bị khách hàng rút mất hàng trăm tỷ USD.
Từ nhiều năm qua, chính sách bảo mật thông tin khách hàng đã giúp các ngân hàng Thụy Sỹ trở thành địa chỉ gửi tiền tin cậy nhất của các “đại gia” khắp thế giới. Ước tính số tiền họ huy động được lên tới khoảng 2000 tỷ USD, trong đó UBS và Credit Suisse là hai ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất.
Các ngân hàng Thụy Sỹ không còn ưu thế tuyệt đối bí mật
Tuy nhiên những ngày hoàng kim ấy có lẽ sắp qua khi hàng loạt chính phủ khắp thế giới đang không ngừng gây áp lực, buộc Thụy Sỹ phải công bố thông tin tài khoản của các công dân nước mình nhằm ngăn chặn nạn trốn thuế. Mới đây nước này đã đạt được thỏa thuận với Đức, Anh và Áo để đánh thuế vào tài khoản của công dân những nước này và các thỏa thuận tương tự cũng đang được thương thảo với Italia và Hy Lạp.
Một khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn, các khách hàng sẽ rút tiền khỏi các ngân hàng Thụy Sỹ để tìm nơi ẩn náu mới. Và theo nhận định của ông Juerg Zeltner, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản của ngân hàng UBS, làn sóng này có thể khiến các ngân hàng nước này mất từ 12 – 30 tỷ franc Thụy Sỹ (tương đương từ 12,8 – 31,9 tỷ USD) từ riêng nhóm khách hàng châu Âu.
“Do sự tái cơ cấu của trung tâm tài chính và kế hoạch đánh thuế khấu lưu, chúng ta có thể dự báo rằng sẽ có hàng trăm tỷ franc bị rút ra khỏi Thụy Sỹ”, ông Zeltner phát biểu trên tạp chí Schweizer Bank hôm 17/9. “Đối với mảng dịch vụ khách hàng châu Âu, tôi cho rằng chúng ta sẽ phải sống chung với một xu hướng rút vốn đáng kể trong một thời gian khá dài”.
Video đang HOT
Theo ước tính của công ty tư vấn tài chính Zeb/Rolfes Schierenbeck Associates của Đức, đến năm 2016 các khách hàng châu Âu sẽ rút đi khoảng 200 tỷ franc trong tổng số 789 tỷ franc tài sản trốn thuế mà các ngân hàng Thụy Sỹ được cho là đang cất giữ cho nhóm khách hàng này.
Nhận định của ông Zeltner được đưa ra chỉ ít ngay sau khi ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ là Credit Suisse nhận định các khách hàng Tây Âu có thể rút đi 37 tỷ USD trong vài năm tới do áp lực từ vấn đề thuế thu nhập.
Bên cạnh đó Zeltner cũng tiết lộ rằng khoảng 200 tỷ franc đã bị rút đi khi khủng hoảng tài chính nổ ra, khiến UBS phải xin “giải cứu” từ chính phủ do các khoản thua lỗ dưới chuẩn khổng lồ. Tài sản của các khách hàng tại ngân hàng này cũng sụt giảm gấp đôi con số đó do biến động của thị trường và tỷ giá.
Zeltner hy vọng những bất đồng hiện tại với Đức có thể được giải quyết và khẳng định ông vẫn tin ngành ngân hàng Thụy Sỹ có tương lai tươi sáng dù không còn là thiên đường về thuế. “Có những lí do hoàn toàn hợp pháp để chuyển tiền ra khỏi quê nhà, ví dụ do mức độ tin cậy cao tại Thụy Sỹ hoặc sự ổn định về tiền tệ, chính trị. Đặc biệt đối với phân khúc khách hàng đặc biệt giàu, nhu cầu đa dạng hóa các trung tâm cất giữ tài sản là rất lớn. Điều này vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai”, Zeltner nói.
Theo Dantri
Tài sản của các tỷ phú Trung Quốc "bốc hơi" chóng mặt
Tình hình kinh tế ảm đạm đang khiến không chỉ chính phủ Trung Quốc mà giới nhà giàu nước này cũng đau đầu. Theo một nghiên cứu mới đây, chỉ trong một năm qua tài sản của các tỷ phú nước này đã "bốc hơi" mất gần một phần ba.
Đây là kết quả khảo sát do hãng nghiên cứu Wealth-X công bố hôm 17/9. Theo đó trong vòng một năm, tính từ 1/8/2011 đến 31/7/2012, tài sản của các tỷ phú Trung Quốc đã hao hụt gần một phần ba. Cùng lúc đó giới nhà giàu châu Á cũng bị "nghèo đi" nhanh chóng.
Tiền đang chảy khỏi túi của giới nhà giàu Trung Quốc
Cụ thể tổng tài sản của các triệu phú và tỷ phú Trung Quốc đã sụt giảm 160 tỷ USD, trong đó nguyên nhân chính là do sự lao dốc của thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn này chỉ số Shanghai Composite Index đã giảm tới 20%. "Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm tài sản nhìn chung là do thị trường vốn hiện đang đi xuống...", Mykolas Rambus CEO của Wealth-X khẳng định với kênh tài chính CNBC.
Tính tổng cộng, số lượng người siêu giàu tại Trung Quốc (được định nghĩa là những người sở hữu từ 30 triệu USD trở lên), đã giảm 2,3% trong năm qua. Trong khi đó tổng giá trị tài sản của nhóm người này giảm gần 7% xuống còn 1600 tỷ USD. Xu hướng này hoàn toàn trái ngược với đà phất lên của các "đại gia" Mỹ, những người hiện có khối lượng tải sản lên tới 8300 tỷ USD, tăng 3,3%.
Ông Rambus cho biết các cá nhân đổ tiền vào bất động sản và lĩnh vực sản xuất tại các tỉnh duyên hải của Trung Quốc là những người bị tác động lớn nhất do hoạt động sản xuất ngày càng có xu hướng dịch chuyển vào nội địa.
"Nếu khảo sát một vùng như Quảng Đông, tại đó vẫn có những người nắm giữ lượng lớn tài sản là nhà xưởng, đất đai, nguyên liệu thô. Họ chính là những người đang phải chứng kiến nhu cầu gần như biến mất và đôi khi các nhà xưởng hòan toàn trống rỗng", ông Rambus nói.
Đối với toàn khu vực châu Á, trong năm qua tổng tài sản của giới siêu giàu đã giảm gần 7%, xuống còn 6300 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do sự đi xuống của ba nền kinh tế lớn nhất trong khu vực là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Các nước này vốn chiếm tới 75% số lượng người siêu giàu của châu lục.
Trong đó, số lượng người giàu tại Ấn Độ có sự sụt giảm mạnh nhất, không chỉ trong khu vực mà trên cả thế giới, với 485 người bị loại khỏi nhóm siêu giàu. "Thị trường chứng khoán Ấn Độ, vốn có tác động lớn tới nhóm người siêu giàu nước này, đã giảm 8% trong giai đoạn khảo sát. Bên cạnh đó đồng rupee cũng mất giá tới 25%", bản báo cáo viết.
Dù vậy ông Rambus cũng lưu ý rằng bản báo cáo chưa chỉ ra số lượng cá nhân siêu giàu bị phá sản đã tăng lên. "Tương lai của họ đơn giản là không lối thoát và giá trị tài sản của họ đã bốc hơi do những gì đang diễn ra trên thị trường".
Nhật Bản, quốc gia có số lượng người siêu giàu lớn nhất châu Á với 12.830 người, cũng chứng kiến sự lao dốc mạnh nhất thế giới về tổng giá trị tài sản với 195 tỷ USD "biến mất". Các nguyên nhân chủ yếu đằng sau xu hướng này là do thị trường chứng khoán Nhật trồi sụt (đã giảm 16% trong giai đoạn khảo sát), nhóm ngành bất động sản và sản xuất phát triển yếu do hậu quả của sóng thần và khủng hoảng điện hạt nhân.
"Đó là những cú sốc liên tiếp với Nhật Bản và thành thực mà nói, ở một mức độ nào đó, nó khiến những chính sách đã tồn tại nhiều năm qua phải được tăng tốc sau những gì đã xảy ra trong 2 năm qua", CEO của Wealth-X nhận định. "Do vậy không ít người đang rút tiền khỏi Nhật Bản để tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các nước khác".
Mặc dù những số liệu mới nhất cho thấy sự thịnh vượng của châu Á đang đi xuống, ông Rambus tin tưởng rằng đây chỉ là xu hướng tạm thời. "Quỹ đạo trong dài hạn vẫn không đổi. Hiện vẫn có rất nhiều tài sản đang được tạo ra tại châu Á. Điều đó là không có gì phải nghi ngờ. Vấn đề chỉ là sự phân phối và sụt giảm tạm thời của thị trường", ông Rambus chốt lại.
Theo Dantri
Nhật kiên quyết mua đảo ở Senkaku/Điếu Ngư Chính phủ Nhật sẽ mua lại ba hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc, theo thông báo chính thức của Chánh văn phòng Nội các Osamu Fujimura vào hôm nay, 10.9. "Trong cuộc họp bộ trưởng vào hôm nay, chúng tôi nhất trí chúng tôi sẽ mua quyền sở hữu ba hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku càng...