Hàng trăm triệu máy tính Windows 10 dễ bị hack vì lỗi nhà sản xuất
Windows 10 đã quá đủ vấn đề cần xử lý, nhưng các đối tác của Microsoft lại khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Công ty bảo mật nổi tiếng SafeBreach Labs tại California vừa tiết lộ, nhiều máy tính Windows 10 có nguy cơ bị tin tặc tấn công do lỗi nhà sản xuất. Lỗ hổng nằm trên phần mềm phân tích hệ thống PC-Doctor Toolbox được cài sẵn trên nhiều thiết bị. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến hãng máy tính lớn nhất thế giới Dell, công ty con Alienware, Staples và Corsair.
Chỉ tính riêng Dell đã xuất xưởng gần 60 triệu máy tính vào năm ngoái. Hãng cho biết PC-Doctor Toolbox được tùy biến thành SupportAssist có mặt trên hầu hết sản phẩm bán ra.
Tin tặc có thể “tiêm” mã độc vào các tệp tin DLL. Ảnh: Safebreach.
Ngày 29/3, SafeBreach đã phát hiện lỗi nghiêm trọng cho phép tin tặc thay đổi tệp DLL để tiêm mã độc vào máy tính, từ đó kiểm soát hoàn toàn hệ thống. Dell sau đó lên tiếng xác nhận và tung ra bản vá vào cuối tháng trước.
SupportAssist là phần mềm chẩn đoán tình trạng sức khỏe phần cứng hệ thống. Vì thế, nó có khả năng truy cập vào bộ nhớ vật lý, PCI, SMBios và nhiều chi tiết nhạy cảm khác. Khi đã tiêm mã độc vào công cụ này, hacker rõ ràng có nhiều cơ hội để kiểm soát máy tính người dùng.
Video đang HOT
Module bị ảnh hưởng trên SupportAssist là một phiên bản của PC-Doctor Toolbox. Nó còn được tìm thấy trên thiết bị của nhiều nhà sản xuất khác như Corsair, Staples hay Tobii. Dù các bên đã tích cực tìm hướng giải quyết nhưng chưa thể xử lý dứt điểm vấn đề.
SafeBreach vừa phát hiện thêm nhiều trường hợp tương tự. Người dùng Windows 10 không hề biết mình đang gặp nguy hiểm vì tin dùng các phần mềm gốc của nhà sản xuất.
Máy tính Dell có nguy cơ nhiễm mã độc cao vì phần mềm cài đặt sẵn. Ảnh: Dell.
Forbes khuyến cáo khách hàng khi mua máy tính mới cần kiểm tra các chương trình chạy mặc định. Nếu không am hiểu về kỹ thuật, bạn có thể nhờ ai đó hỗ trợ, hoặc ra cửa hàng chuyên dụng để gỡ bỏ những phần mềm không cần thiết.
Microsoft không thể can thiệp vào quá trình cài đặt phần mềm gốc của nhà sản xuất. Điều này khiến Windows vốn đã tồn tại nhiều vấn đề lại trở nên thiếu an toàn hơn.
Gã khổng lồ Redmond vừa lên tiếng cam kết “kiểm soát, chất lượng và minh bạch” sau nhiều vụ lùm xùm, nhưng xem ra như vậy vẫn chưa đủ.
Mới đây, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) phát đi thông báo kêu gọi mọi người nâng cấp lên Windows 10 mới nhất để tránh lỗi bảo mật. Theo đó, phiên bản cũ như Windows 7, Vista, XP xuất hiện lỗ hổng nghiêm trọng Bluekeep trên dịch vụ Remote Destop Services.
Nó được so sánh với cuộc tấn công mã độc WannaCry năm 2017 khiến nhiều công ty trên thế giới tê liệt và gây tổn hại hàng tỷ USD.
Theo zing
Lần đầu tiên kể từ Vista, Microsoft tăng yêu cầu ổ cứng tối thiểu để cài Windows 10 1903 lên 32GB
Cuối cùng, Microsoft cũng nâng yêu cầu dung lượng ổ cứng tối thiểu để cài đặt bản cập nhật tháng 5 năm 2019 của Windows 10 lên mức 32 GB.
Microsoft đã tăng yêu cầu về dung lượng ổ cứng tối thiểu để cài đặt hệ điều hành Windows 10 phiên bản 1903 lên 32 GB, áp dụng với cả phiên bản Windows 10 32-bit và 64-bit.
Mức tối thiểu này đã tăng gấp đôi so với yêu cầu cũ là 16 GB đối với bản Windows 32-bit và 20 GB đối với bản Windows 64-bit, vốn bị nhiều người chỉ trích là "phi thực tế", bởi với mức dung lượng này, người dùng sau khi cài đặt Windows xong gần như chẳng thể làm được gì với chiếc máy tính của mình.
Mặc dù đa số người dùng ở thời điểm hiện tại đều sở hữu những chiếc máy tính có dung lượng lớn hơn rất nhiều mức này, song mức dung lượng ổ cứng tối thiểu trước đây cho phép các nhà sản xuất phần cứng tạo ra những chiếc máy tính xách tay cấp thấp sử dụng bộ nhớ eMMC có dung lượng 32 GB. Với dung lượng như vậy, người dùng gần như không thể cài đặt các bản cập nhật tính năng lớn của Windows 10 trong tương lai.
Yêu cầu mới về dung lượng ổ cứng này được phát hiện trên trang hỗ trợ mới được cập nhật của Microsoft, trong thời điểm Microsoft đang hoàn tất những bước thử nghiệm cuối cùng của Windows 10 phiên bản 1903. Phiên bản này nhiều khả năng sẽ được phát hành rộng rãi vào tháng 5 tới và được gọi là bản cập nhật Windows 10 tháng 5 năm 2019.
Công ty gần đây cũng đã cập nhật yêu cầu về bộ vi xử lý mới để cài đặt Windows 10 1903. Song, yêu cầu về bộ vi xử lý mới này không khác gì phiên bản 1809 được ra mắt hồi cuối năm ngoái.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao Microsoft lại nâng yêu cầu dung lượng ổ cứng tối thiểu để cài đặt Windows 10, nhưng có lẽ điều này là do tính năng "Reserved Storage" của phiên bản Windows mới, trong đó Microsoft sẽ "dự phòng" khoảng 7 GB dung lượng trống trên ổ cứng máy tính người dùng để giúp việc cài đặt các bản cập nhật Windows trong tương lai được thuận lợi.
Tính năng Reserved Storage sẽ được hỗ trợ bởi công cụ Storage Sense đã được tích hợp sẵn trong Windows 10 một vài năm nay. Storage Sense chịu trách nhiệm quản lý và xoá bỏ các tập tin tạm trên hệ thống. Người dùng sẽ được lựa chọn dung lượng ổ cứng sử dụng cho tính năng Reserved Storage.
Trước đây, khi phiên bản Windows 10 1809 ra mắt, Microsoft đã cảnh báo người dùng rằng công cụ Windows Update sẽ không kiểm tra liệu máy tính có còn đủ dung lượng ổ cứng để cài đặt bản cập nhật hay không và yêu cầu người dùng hãy xoá hoặc di chuyển các tập tin sang các thiết bị lưu trữ ngoài trước khi cập nhật.
Theo VN Review
Bản vá lỗi Windows 7 'gây khó' cho McAfee Bản vá lỗi thứ ba trong tháng 4.2019 của Microsoft - có tên mã là KB4493472, hiện gặp một số vấn đề với các chương trình chống virus. Ảnh: Reuters Theo Neowin, Microsoft có truyền thống tung các bản vá lỗi cho tất cả phiên bản hệ điều hành mà hãng đang hỗ trợ vào thứ ba của tuần thứ hai hằng tháng...