Hàng trăm nhân viên y tế Australia bị cách ly
Hơn 600 nhân viên y tế tại hai bệnh viện lớn ở Sydney phải cách ly vì tiếp xúc ca nhiễm nCoV, khiến hệ thống y tế “báo động đỏ”.
Hơn 500 nhân viên y tế bệnh viện Royal North Shore và hơn 120 nhân viên bệnh viện Fairfield ở Sydney, thành phố lớn nhất Australia, không thể tiếp tục làm việc vì phải cách ly gấp sau khi tiếp xúc gần với một thực tập sinh 24 tuổi, người làm việc tại hai bệnh viện từ ngày 24-28/6 sau khi nhiễm nCoV.
Những người phải cách ly bao gồm y tá, quản lý và nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe. Các trường hợp tiếp xúc gần với ca Covid-19 đã tăng nhanh kể từ ngày 30/6, thời điểm 100 nhân viên y tế phải cách ly gấp sau khi thực tập sinh có kết quả dương tính với nCoV.
Nhân viên y tế tại khu xét nghiệm Covid-19 ở bệnh viện Royal North Shore. Ảnh: News Corp Australia .
Tình hình ở bệnh viện Royal North Shore rất nghiêm trọng với 5 khoa bị ảnh hưởng, khiến giới chức phải huy động y tá từ các bệnh viện lân cận để khắc phục tình trạng thiếu nhân viên.
Brett Holmes, tổng thư ký Hiệp hội Y tá và Hộ sinh New South Wales (NSW), cho biết việc cách ly hàng trăm nhân viên y tế đã đặt gánh nặng lớn lên lực lượng “vốn đã rất căng thẳng”.
Các bệnh viện được đặt trong tình trạng báo động đỏ, giới hạn số người ra vào đáp ứng một số điều kiện nhất định như để điều trị y tế, chăm sóc cho người bệnh, gặp gỡ người nhà sắp qua đời hoặc hẹn tiêm vaccine.
Bốn thành phố lớn của Australia gồm Sydney, Darwin, Perth và Brisbane đều bị phong tỏa. Hơn 20 triệu người Australia, chiếm khoảng 80% dân số, đang sống chung với các biện pháp hạn chế, con số cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Indonesia "vỡ trận" Covid-19, gần 270 bệnh nhân chết tại nhà
Cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Indonesia càng tồi tệ hơn khi bệnh viện quá tải phải vật lộn với tình trạng cạn kiệt nguồn cung ôxy. Hàng trăm bệnh nhân được cho là đã chết tại nhà vì không được điều trị.
Video đang HOT
Indonesia là một trong những nước đang phải vật lộn với làn sóng Covid-19 mới do biến chủng Delta gây ra (Ảnh minh họa: Reuters).
Làn sóng Covid-19 mới
Indonesia đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân được cho là do hàng triệu người di chuyển giữa các địa phương sau tháng lễ Ramadan và một phần do sự xuất hiện của biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn các chủng khác của virus SARS-CoV-2.
Bộ Y tế Indonesia ngày 5/7 cho biết, trong vòng 24 giờ, nước này ghi nhận kỷ lục 29.745 ca mắc mới và 558 ca tử vong. Liên tục những ngày gần đây, mỗi ngày Indonesia đều có thêm hơn 20.000 ca mắc mới và hàng trăm ca tử vong. Đến nay, Indonesia ghi nhận tổng cộng hơn 2,3 triệu ca Covid-19, trong đó hơn 61.000 người đã tử vong.
Số ca nhiễm tăng nhanh khiến nhiều bệnh viện của Indonesia, đặc biệt ở khu vực Java và các thành phố vệ tinh, bị quá tải. Nhiều bệnh nhân Covid-19, đặc biệt những người có triệu chứng nhẹ, thường được khuyên tự cách ly tại nhà. Tuy nhiên, do hệ thống kiểm soát dịch ở địa phương còn hạn chế nên bệnh tình của nhiều người chuyển biến xấu rất nhanh và dẫn đến tử vong.
Chính phủ Indonesia buộc phải siết các biện pháp hạn chế đồng thời đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để ngăn đà lây lan của dịch.
Hàng trăm người chết khi cách ly tại nhà
Nhiều bệnh nhân Covid-19 tử vong khi cách ly tại nhà (Ảnh: Reuters).
Trả lời phỏng vấn Nikkei Asia , một người phụ nữ giấu tên ở Jakarta, Indonesia cho biết, một số đồng nghiệp và người mà cô quen biết đã qua đời gần đây vì không thể nhập viện.
"Một nam đồng nghiệp 35 tuổi của tôi vừa qua đời tuần trước sau khi gia đình đã đôn đáo đưa anh hết bệnh viện này đến bệnh viện kia và cuối cùng mới được nhập viện tại một bệnh viện ở thành phố khác. Đáng tiếc là, anh ấy qua đời không lâu sau đó", người phụ nữ ở ngoại ô Jakarta cho biết.
Cô cho biết thêm: "Một nữ đồng nghiệp 50 tuổi khác cũng qua đời tuần trước sau khi mắc Covid-19. Một tuần trước đó, một đồng nghiệp khác của tôi đã mất cả bố lẫn mẹ vì Covid-19. Giờ cô ấy phải cách ly và vẫn rất trầm cảm".
Truyền thông Pacitan, một thị trấn nhỏ tại tỉnh Đông Java, cũng đưa tin, một người đàn ông 52 tuổi đã tử vong khi đang cách ly tại nhà sau khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Cuối tuần qua, hai người trong một gia đình ở độ tuổi 40 và 50 cũng chết tại nhà riêng ở tỉnh Tây Java trong lúc đang cách ly sau khi họ và 4 thành viên khác trong gia đình mắc Covid-19. Những câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở một số khu vực khác của Indonesia trong vòng hai tuần trở lại đây trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 ở Indonesia liên tục lập kỷ lục.
LaporCovid-19, một cơ quan giám sát địa phương, cho biết đã thu thập thông tin của ít nhất 265 bệnh nhân Covid-19 tử vong khi đang cách ly tại nhà trong vòng một tháng trở lại đây. Trong đó, Tây Java, Yogyakarta và Banten ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất. Một số tỉnh ở đảo Sumatra cũng ghi nhận một số trường hợp như vậy.
"Phần nổi của tảng băng chìm"
Biến chủng Delta khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở Indonesia (Ảnh: Reuters).
Không chỉ bệnh nhân tự cách ly tử vong, nhiều bệnh nhân Covid-19 cũng tử vong sau khi được chuyển hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để được điều trị.
"Họ tử vong khi tìm bệnh viện, tử vong khi đang chờ bên ngoài các phòng điều trị tích cực. Hiện trạng này cho thấy sự thật là hệ thống chăm sóc y tế đang sụp đổ", báo cáo của LaporCovid-19 cho biết. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng: "Con số trên có thể chưa phản ánh tình trạng thực tế bởi không phải trường hợp tử vong nào cũng thông báo đến LaporCovid-19 hay đăng tải trên mạng xã hội hay được truyền thông đưa tin. Chúng tôi lo ngại, đây chỉ là phần nổi của tảng băng".
Số ca bệnh nặng tăng nhanh, khiến các khoa điều trị tích cực không còn giường trống, buộc các bệnh viện phải dựng các lều điều trị khẩn cấp trong những bãi đậu xe.
Để hạn chế tình trạng bệnh nhân tử vong khi cách ly tại nhà và giảm tải cho hệ thống bệnh viện, Bộ Y tế Indonesia hôm qua thông báo điều trị từ xa miễn phí cho những bệnh nhân nhẹ.
"Những bệnh nhân dương tính với Covid-19 có thể hưởng dịch vụ y tế kịp thời mà không phải xếp hàng chờ ở bệnh viện, do đó các bệnh viện có thể ưu tiên điều trị các bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng và nguy kịch", Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho hay.
Khủng hoảng ôxy
Người dân xếp hàng mua bình ôxy ở Jakarta (Ảnh: AP).
Ngoài ra, số ca bệnh nặng tăng đột biến khiến hệ thống y tế Indonesia cũng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nữa đó là thiếu nguồn cung ôxy y tế. Ở tỉnh Yogyakart, hơn 30 bệnh nhân tại một bệnh viện điều trị Covid-19 tử vong trong ngày cuối tuần sau khi bệnh viện cạn kiệt ôxy. Tại Bandung, thủ phủ tỉnh Tây Java, một bệnh viện ở đây thông báo sẽ không tiếp nhận thêm bệnh nhân đến ngày 7/7 vì không còn ôxy.
Trong khi đó, ở một số thành phố, trong đó có Jakarta, nhiều người được nhìn thấy xếp hàng dài bên ngoài các đại lý bán bình ôxy y tế với mức giá tăng đột biến. Nhiều đại lý thậm chí phải đóng cửa vì không thể nhập thêm hàng.
Chính phủ Indonesia trước đó khẳng định ngành sản xuất ôxy nội địa vẫn có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các bệnh viện. Tuy nhiên, một bộ trưởng Indonesia hôm qua thừa nhận đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng.
"Nhu cầu ôxy tăng gấp 3-4 lần so với bình thường, do vậy chúng ta đang gặp vấn đề về phân phối. Thực sự đang có tình trạng thiếu hụt ôxy", quan chức này nói, đồng thời cho biết chính phủ Indonesia đã đạt được thỏa thuận với 5 nhà sản xuất oxy, có thể giúp đất nước đáp ứng được nhu cầu trong thời gian tới.
Đông Nam Á quay cuồng dập dịch, số ca Covid-19 ở Hàn Quốc tăng đột biến Biến chủng Delta khiến một số nước Đông Nam Á quay cuồng với làn sóng Covid-19 mới trong khi số ca nhiễm ở Hàn Quốc cũng bắt đầu tăng đột biến. Biến chủng Delta khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở Indonesia (Ảnh: Reuters). Indonesia, Thái Lan quay cuồng với kỷ lục chết chóc Reuters dẫn số liệu của Bộ Y...