Hàng trăm người thương vong trong Lễ hội té nước Myanmar
Có đến 11 người thiệt mạng và 134 người khác bị thương trong Lễ hội té nước Myanmar kéo dài bốn ngày ở Yangon.
Theo Tân Hoa Xã, có đến 11 người thiệt mạng và 134 người khác bị thương trong Lễ hội té nước Myanmar kéo dài bốn ngày ở Yangon.
Con số thương vong nói trên có liên quan đến 50 vụ tai nạn do xe chở quá tải, tiêu thụ ma túy, uống rượu vô tội vạ và lái xe quá với tốc độ quá cao.
Trong Lễ hội té nước Myanmar năm ngoái ở cố đô Yangon, có 15 người thiệt mạng và 178 người khác bị thương.
Các lực lượng cảnh sát và nhân viên an ninh đã được triển khai tại các gian hàng lớn để đảm bảo an toàn cho mọi người vui chơi trong Lễ hội té nước Thingyan năm nay, kéo dài từ ngày 13 đến ngày 16 Tháng Tư.
Video đang HOT
Lễ hội Thingyan là Tết té nước năm mới của người Myanmar, thường rơi vào giữa tháng Tư (theo lịch Myanmar cổ).
Lễ hội Thingyan là Tết té nước năm mới của Myanmar, thường rơi vào giữa tháng Tư (theo lịch Myanmar cổ). Theo truyền thống, thời điểm diễn ra Tết té nước được tính theo Âm lịch Myanmar nhưng ngày nay được ấn định từ ngày 13 đến ngày 16/4 Dương lịch, trùng vào dịp lễ Phục Sinh của các nước phương Tây. Tết Thingyan là một ngày lễ quan trọng nhất trong các kỳ nghỉ lễ ở Myanmar. Té nước là một phần đặc trưng nhất của lễ hội này và thường diễn ra trong 4 ngày lễ hội.
Minh Châu (Theo Tân Hoa Xã)
Theo_Kiến Thức
Tổng giám đốc IMF cảnh báo Hy Lạp về nợ
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Bộ trưởng Tài chính Đức vừa đồng cảnh báo Hy Lạp về vấn đề nợ. 'Chưa từng thấy một nền kinh tế tiên tiến nào đòi hỏi cho việc hoãn chi trả nợ', bà Christine Lagarde nói.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde - Ảnh: Reuters
Hãng tin Bloomberg và BBC ngày 16.4 dẫn lời Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết IMF sẽ không chấp thuận cho Hy Lạp hoãn hoặc không trả nợ cho các chủ nợ, đóng cửa hi vọng của Athens trong việc kéo dài thời gian hoàn nợ vì khó khăn tài chính.
"Chúng tôi chưa từng thấy một nền kinh tế tiên tiến nào thật sự đòi hỏi cho việc hoãn chi trả", bà Lagarde nói trong một cuộc phỏng vấn diễn ra ở Washington với kênh Bloomberg. "Tôi rất mong rằng Hy Lạp không vướng phải điều đó. Riêng tôi, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận", nữ tướng của IMF nói tiếp.
Bà Lagarde cũng cho biết IMF chưa từng chấp thuận cho nước nào hoãn chi trả nợ trong vòng 30 năm qua.
Trước đó, các quan chức Athens nói với các chủ nợ hồi đầu tháng này rằng họ có thể sẽ cạn kiệt tiền và không trả được nợ cho IMF, song cuối cùng họ cũng trả được nợ và mọi việc ổn thỏa.
Tháng tới, Athens phải trả được 1,06 tỉ USD cho IMF. Không trả được số tiền này, Hy Lạp sẽ đứng chung nhóm với các nước cũng đang nợ IMF bao gồm Zimbabwe, Somalia và Sudan.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cùng ngày cũng lên tiếng tại Washington, cho rằng Hy Lạp rất khó tìm được chủ nợ nào khác ngoài Liên minh châu Âu (EU) và IMF. Bắc Kinh hay Moscow có khả năng giúp đỡ Athens, nhưng điều này vẫn rất khó khăn.
Nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp là một trong những vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự về triển vọng nền kinh tế toàn cầu với sự tham gia của IMF và Ngân hàng thế giới (WB) diễn ra trong tuần này ở Washington (Mỹ).
Hôm 16.4, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis tiếp tục đưa ra cam kết rằng "cuộc đàm phán này (giữa Hy Lạp với chủ nợ - PV) sẽ thành công". Ông cũng cho biết Athens không "đùa giỡn" trước lối ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's vừa hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp xuống CCC hôm 15.4. Chi phí đi vay của nước này cũng vừa tăng 3,5 điểm phần trăm lên 27%.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nga sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản về tranh chấp lãnh thổ Theo Kyodo, ngày 16/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay ông sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Nhật Bản về tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ qua giữa hai nước theo Tuyên bố chung Nhật-Xô năm 1956. Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: TTXVN) Phát biểu với các phóng viên sau cuộc trả lời trực tuyến...